[VS] TÔI XEM ANIME VÌ ART! NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN BẰNG HÌNH ẢNH LÀ GÌ?
Trên các trang mạng thảo luận anime, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp 1 câu hỏi: “Bạn xem anime vì art hay là vì nội dung?” Một số người trả lời là vì art, phần lớn còn lại dĩ nhiên chú trọng nội dung hơn. Lúc đầu tôi cũng đồng ý với việc nội dung dĩ nhiên quan trọng hơn rồi. Nhưng mà khoan cái đã, tôi nhìn lại list những bộ anime yêu thích của mình và nhận ra, chẳng có bộ nào trong đó có art mà tôi cho là tệ cả. Và có trường hợp như chuyển thể Berserk, 1 số người bảo chuyển thể anime vẫn thể hiện nội dung của manga và nếu coi trọng phần nội dung thì bộ anime Berserk vẫn hay vậy, tại sao mọi người lại gọi là thảm họa, chỉ vì phần art tệ?
Thêm nữa những trang review như MAL, thường chia đánh giá 1 bộ anime ra thành 4 phần cốt truyện, nhân vật, phần hình ảnh và âm thanh. Cho điểm từng phần 1 và điểm của bộ anime là trung bình cộng của 4 điểm trên. Tôi đã từng thử áp dụng cách đánh giá trên nhưng không thể nào đánh giá được. Thế nào là cốt truyện 10 điểm, 9 điểm, 8 điểm,...? Thế nào là nhân vật 10 điểm, 9 điểm, 8 điểm,...? Tương tự cho phần hình ảnh và âm thanh. Thế rồi tôi liền trở về cách đánh giá toàn thể cả bộ mà không cần chia ra yếu tố gì cả.
Thế rồi sao đó tôi chợt nhận ra lý do mà mình không phù hợp với việc phân chia là do những người phân chia nội dung và art hay chia anime thành 4 phần riêng biệt như trên điều sai! Những sự phân chia như trên dễ làm người ta hiểu lầm rằng những phần trên là riêng biệt và không có liên quan với nhau do đó có thể đánh giá riêng.
Tuy nhiên tôi không đồng ý với điều đó. Ví dụ như cốt truyện và nhân vật có ảnh hưởng với nhau. Một cốt truyện hay nhiều hấp dẫn và cao trào cũng tạo điều kiện cho việc xây dựng nhân vật được đa chiều và nội tâm sâu sắc hơn, giúp bộc lộ nhiều hơn về nhân vật. Và ngược lại trong những bộ slice of life, tuy phần cốt truyện không có nhiều hấp dẫn nhưng nếu chú trọng xây dựng nhân vật tốt, tạo sự đồng cảm tốt với người xem thì phần cốt truyện bề ngoài nhìn có vẻ mờ nhạt lại trở nên giàu ý nghĩa và sâu sắc. Vẫn hoàn toàn có thể đánh giá là 1 tác phẩm xuất sắc.
Và cuối cùng sai lầm lớn nhất trong tất cả sai lầm trên đó là nghĩ rằng phần art và nội dung hoàn toàn riêng biệt với nhau và nghĩ rằng phần art chỉ đơn giàn là nhìn đẹp hay xấu. Đối với mình phần hình ảnh trong 1 bộ anime không chỉ là đẹp/xấu không thôi mà nhiều khi là cả 1 loại hình nghệ thuật đầy tinh tế, và tuyệt điệu giúp nâng cao phần nội dung và nhấn mạnh thông điệp của tác phẩm lên gấp nhiều lần. Đó là nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh (visual storytelling).
1. Nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh là gì?
Giống như tên gọi của nó nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh là việc sử dụng chỉ hình ảnh để kể 1 câu chuyện. Những loại hình nghệ thuật, giải trí có sử dụng hình ảnh như hội họa, nhiếp ảnh, phim ảnh, anime, hoạt hình, truyện tranh,… mục đích của chúng là gì, là dùng những hình ảnh, hình vẽ để truyền tải cảm xúc, truyền tải thông điệp và sau cùng là truyền tải 1 câu chuyện. Khác với việc các tác giả tiểu thuyết dùng chữ viết để kể chuyện, thì việc sử dụng hình ảnh nó không bị trở ngại bởi khác biệt ngôn ngữ, và nó đập thẳng vào mắt ta, truyền tải 1 cách trực tiếp hơn vào đối tượng khán giả.
Tóm lại visual storytelling là mục đích sau cùng của tất cả các loại hình nghệ thuật sử dụng hình ảnh và do đó nó là yếu tố tối quan trọng trong các loại hình trên. Tuy nhiên không phải khán giả nào cũng chú trọng đến yếu tố này. Nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh cần sự tinh tế chú trọng từng chi tiết và sự cân bằng hài hòa trong cách thể hiện. Để tạo ra 1 tác phẩm có nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh phát huy được hết công dụng của nó hoàn toàn không phải là 1 việc dễ dàng đối với tác giả và đối với người xem để mà có thể nhận ra hết và phân tích, giải thích ý nghĩa của từng hình ảnh truyền tải trong tác phẩm cũng chả phải xem 1 lần mà nhận ra ngay.
Tuy khó là vậy thì đối với mình nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh vẫn là yếu tố mà mình chú trọng nhiều nhất mỗi khi xem 1 bộ anime.
Thế tại sao mình lại yêu thích nghệ thuật visual storytelling trong anime? Well, đối với mình trong anime người ta vẫn có 1 sự đa dạng và tự do nhất định hơn trong cách kể chuyện bằng hình ảnh so với 1 số loại hình khác. Đối với phim ảnh bình thường thì để có phần hình ảnh tốt, người ta thường phải đầu tư rất nhiều thứ từ hậu trường, cảnh quay và hiệu ứng hình ảnh. Nếu chi phí làm ra 1 bộ phim quá cao thì lại có sự thu hẹp trong chủ đề truyền tải và sáng tạo nghệ thuật.
Điều mình thích ở phim hoạt hình đó là sự không ràng buộc vào những điều kiện vật lý ở trên. Tất cả chỉ phụ thuộc vào bàn tay và óc tưởng tượng của người họa sĩ. Có thể đưa ta đến với những ý tưởng điên rồ nhất, những thế giới lạ lùng nhất mà không cần chi phí quá lớn có thể ngăn chặn sáng tạo nghệ thuật lại.
Và hơn thế nữa nghệ thuật visual storytelling cũng có thể được khai thác nhiều hơn, triệt để hơn trong loại hình phim hoạt hình. Cách mà các nhà hoạt họa thiết kế nhân vật, vẽ về thế giới, pha màu chủ đạo và lên ý tưởng về từng sinh vật và công nghệ đều là từng khía cạnh khác nhau của kể chuyện bằng hình ảnh. Còn nữa anime cũng có thể sử dụng những kỹ thuật điện ảnh sẵn có của phim ảnh (cinemagratophy) để tăng cường cho visual storytelling của chính mình càng làm cho có nhiều không gian để các họa sĩ có thể tự do khám phá.
Trong anime, những biểu hiện nào của visual storytelling mà ta có thể nhận ra? Well, đầu tiên phải kể đến biểu cảm của nhân vật. Sử dụng biểu cảm nhân vật tốt giúp truyền tải trực tiếp cảm xúc đến cho khán giả khiến cho xây dựng nhân vật hiệu quả hơn.
Tiếp theo chính là việc xây dựng bầu không khí, nếu cần tìm hiểu chi tiết hơn, các bạn có thể tìm đọc lại bài viết của mình về chủ đề atmosphere: https://www.facebook.com/reviewerchan/posts/181697399116035/ .Theo mình thì phần hình ảnh đóng góp rất lớn vào việc xây dựng bầu không khí, nếu kết hợp hài hòa với phần âm thanh có thể tạo nên một tác phẩm đầy ấn tượng.
Thứ 3 đó là world building, mình cũng đã có trình bày chi tiết trong bài về world building (xây dựng thế giới): https://www.facebook.com/reviewerchan/posts/152772475341861/. Theo mình thì kể chuyện bằng hình ảnh là công cụ hiệu quả nhất để thực hiện world build, bởi vì nó có thể cung cấp nhiều thông tin đầy ấn tượng về thế giới mà không phải sử dụng info dumping khiến cho khán giả phải chán.
Biểu hiện thứ 4 đó là thiết kế nhân vật, vẻ ngoài nhân vật là thứ quan trọng khi lần đầu ta thấy nhân vật đó. Ấn tượng đầu tiên tốt về nhân vật có thể dễ dàng thu hút sự chú ý là làm cho xây dựng nhân vật thêm điểm nhấn.
Thứ 5 đó là cinemagratophy, như mình đã đề cập ở trên thì anime có khả năng sử dụng những kỹ thuật từ điện ảnh qua. Việc tạo ra 1 khung hình đẹp đẽ không những làm tăng tính nghệ thuật, mĩ thuật cho bộ anime mà còn góp phần thể hiện những ẩn ý và giá trị nội dung nữa. Và trong anime cũng có những bậc thầy về cinemagratophy, chuyển cảnh như Satoshi kon không thua kém gì điện ảnh đâu nhé.
Và cuối cùng là symbolism, nhiều khi những hình ảnh xuất hiện trong 1 bộ anime không phải là ngẫu nhiên mà đã có sự sắp xếp của tác giả theo 1 dụng ý nào đó. Việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng, đặc biệt trong những bộ anime có tính nghệ thuật cao, giúp mang tính đa chiều cho phần nội dung với hàng đống những ý nghĩa ẩn dụ thoải mái cho khán giả khám phá.
Như mình đã nêu trên, các bạn có thể thấy phần hình ảnh trong 1 bộ anime phức tạp hơn nhiều việc chỉ phán có nhìn đẹp hay không, có thể tác động lớn trong việc xây dựng nhân vật và trình bày cốt truyện.
Đến đây mình muốn các bạn phải phân biệt giữa artstyle nhìn đẹp/ không đẹp với visual storytelling tốt /không tốt. Bởi vì đối với mình sẽ có những trường hợp phần art style nhìn sơ qua là đẹp (nhân vật vẽ đẹp, nhiều hiệu ứng, màu mè), tuy nhiên lại không thể truyền tải vẻ đẹp đó qua visual storytelling, thì cũng trở nên vô dụng. (Mình sẽ đề cập chi tiết ở bài sau).
2. Tầm quan trọng của visual storytelling
Đến đây chúng ta hãy dẫn ra 1 ví dụ cụ thể để chứng minh tầm quan trọng của kể chuyện bằng hình ảnh, đồng thời trả lời cho vấn đề nêu ở đầu bài thông qua bộ tác phẩm Berserk. Berserk là một trong những bộ manga classic của thể loại seinen, được đánh giá cao ở cả phần nội dung và hình ảnh.
Mình đồng ý rằng Berserk có việc xây dựng nhân vật rất tốt, cả nhân vật chính Guts và nhân vật phản diện Griffith đều là 1 trong những nhân vật được xây dựng tốt nhất trong manga. Và phần cốt truyện cũng hay giàu ý nghĩa. Tuy nhiên mình không nghĩ rằng mình sẽ thích Beserk như hiện nay nếu phần art của Kentaro Miura không đẹp và chi tiết đến như vậy.
Phần art của Muira không những chỉ đẹp hay không mà nó còn tạo ra 1 bầu không khí hoàn hảo cho tác phẩm. Khi nhìn những hình vẽ của tác giả ta hoàn toàn có thể cảm nhận được sự đen tối, khốc liệt của thế giới và những con quái vật đầy hung hăng mạnh mẽ, không dung thứ. Ta càng cảm thấy phục nhân vật chính của chúng ta Guts, chỉ với thanh Dragonslayer lại có thể tiêu diệt hết những thứ đáng ghê tởm kia, một mình chống lại bóng đêm dằn vặt. Từ đó giúp khác họa đầy rõ nét hình tượng người chiến binh dũng mãnh thời trung cổ.
Khi bộ anime chuyển thể là phá hỏng đi phần art nó không chỉ tác động đến phần đó không thôi mà nó còn làm cho các cảnh hành động không ấn tượng như manga, làm phá hỏng bầu không khí, làm tính hình tượng của nhân vật Guts giảm đi và chung quy làm cho phần nội dung thiếu đi điểm nhấn.
Đây không chỉ đơn giản là phá hỏng phần art mà còn là phá hỏng cả 1 nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh mà tác giả bộ manga đã kỳ công xây dựng.
(Còn tiếp)
#Athes
Thêm nữa những trang review như MAL, thường chia đánh giá 1 bộ anime ra thành 4 phần cốt truyện, nhân vật, phần hình ảnh và âm thanh. Cho điểm từng phần 1 và điểm của bộ anime là trung bình cộng của 4 điểm trên. Tôi đã từng thử áp dụng cách đánh giá trên nhưng không thể nào đánh giá được. Thế nào là cốt truyện 10 điểm, 9 điểm, 8 điểm,...? Thế nào là nhân vật 10 điểm, 9 điểm, 8 điểm,...? Tương tự cho phần hình ảnh và âm thanh. Thế rồi tôi liền trở về cách đánh giá toàn thể cả bộ mà không cần chia ra yếu tố gì cả.
Thế rồi sao đó tôi chợt nhận ra lý do mà mình không phù hợp với việc phân chia là do những người phân chia nội dung và art hay chia anime thành 4 phần riêng biệt như trên điều sai! Những sự phân chia như trên dễ làm người ta hiểu lầm rằng những phần trên là riêng biệt và không có liên quan với nhau do đó có thể đánh giá riêng.
Tuy nhiên tôi không đồng ý với điều đó. Ví dụ như cốt truyện và nhân vật có ảnh hưởng với nhau. Một cốt truyện hay nhiều hấp dẫn và cao trào cũng tạo điều kiện cho việc xây dựng nhân vật được đa chiều và nội tâm sâu sắc hơn, giúp bộc lộ nhiều hơn về nhân vật. Và ngược lại trong những bộ slice of life, tuy phần cốt truyện không có nhiều hấp dẫn nhưng nếu chú trọng xây dựng nhân vật tốt, tạo sự đồng cảm tốt với người xem thì phần cốt truyện bề ngoài nhìn có vẻ mờ nhạt lại trở nên giàu ý nghĩa và sâu sắc. Vẫn hoàn toàn có thể đánh giá là 1 tác phẩm xuất sắc.
Và cuối cùng sai lầm lớn nhất trong tất cả sai lầm trên đó là nghĩ rằng phần art và nội dung hoàn toàn riêng biệt với nhau và nghĩ rằng phần art chỉ đơn giàn là nhìn đẹp hay xấu. Đối với mình phần hình ảnh trong 1 bộ anime không chỉ là đẹp/xấu không thôi mà nhiều khi là cả 1 loại hình nghệ thuật đầy tinh tế, và tuyệt điệu giúp nâng cao phần nội dung và nhấn mạnh thông điệp của tác phẩm lên gấp nhiều lần. Đó là nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh (visual storytelling).
1. Nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh là gì?
Giống như tên gọi của nó nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh là việc sử dụng chỉ hình ảnh để kể 1 câu chuyện. Những loại hình nghệ thuật, giải trí có sử dụng hình ảnh như hội họa, nhiếp ảnh, phim ảnh, anime, hoạt hình, truyện tranh,… mục đích của chúng là gì, là dùng những hình ảnh, hình vẽ để truyền tải cảm xúc, truyền tải thông điệp và sau cùng là truyền tải 1 câu chuyện. Khác với việc các tác giả tiểu thuyết dùng chữ viết để kể chuyện, thì việc sử dụng hình ảnh nó không bị trở ngại bởi khác biệt ngôn ngữ, và nó đập thẳng vào mắt ta, truyền tải 1 cách trực tiếp hơn vào đối tượng khán giả.
Tóm lại visual storytelling là mục đích sau cùng của tất cả các loại hình nghệ thuật sử dụng hình ảnh và do đó nó là yếu tố tối quan trọng trong các loại hình trên. Tuy nhiên không phải khán giả nào cũng chú trọng đến yếu tố này. Nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh cần sự tinh tế chú trọng từng chi tiết và sự cân bằng hài hòa trong cách thể hiện. Để tạo ra 1 tác phẩm có nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh phát huy được hết công dụng của nó hoàn toàn không phải là 1 việc dễ dàng đối với tác giả và đối với người xem để mà có thể nhận ra hết và phân tích, giải thích ý nghĩa của từng hình ảnh truyền tải trong tác phẩm cũng chả phải xem 1 lần mà nhận ra ngay.
Tuy khó là vậy thì đối với mình nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh vẫn là yếu tố mà mình chú trọng nhiều nhất mỗi khi xem 1 bộ anime.
Thế tại sao mình lại yêu thích nghệ thuật visual storytelling trong anime? Well, đối với mình trong anime người ta vẫn có 1 sự đa dạng và tự do nhất định hơn trong cách kể chuyện bằng hình ảnh so với 1 số loại hình khác. Đối với phim ảnh bình thường thì để có phần hình ảnh tốt, người ta thường phải đầu tư rất nhiều thứ từ hậu trường, cảnh quay và hiệu ứng hình ảnh. Nếu chi phí làm ra 1 bộ phim quá cao thì lại có sự thu hẹp trong chủ đề truyền tải và sáng tạo nghệ thuật.
Điều mình thích ở phim hoạt hình đó là sự không ràng buộc vào những điều kiện vật lý ở trên. Tất cả chỉ phụ thuộc vào bàn tay và óc tưởng tượng của người họa sĩ. Có thể đưa ta đến với những ý tưởng điên rồ nhất, những thế giới lạ lùng nhất mà không cần chi phí quá lớn có thể ngăn chặn sáng tạo nghệ thuật lại.
Và hơn thế nữa nghệ thuật visual storytelling cũng có thể được khai thác nhiều hơn, triệt để hơn trong loại hình phim hoạt hình. Cách mà các nhà hoạt họa thiết kế nhân vật, vẽ về thế giới, pha màu chủ đạo và lên ý tưởng về từng sinh vật và công nghệ đều là từng khía cạnh khác nhau của kể chuyện bằng hình ảnh. Còn nữa anime cũng có thể sử dụng những kỹ thuật điện ảnh sẵn có của phim ảnh (cinemagratophy) để tăng cường cho visual storytelling của chính mình càng làm cho có nhiều không gian để các họa sĩ có thể tự do khám phá.
Trong anime, những biểu hiện nào của visual storytelling mà ta có thể nhận ra? Well, đầu tiên phải kể đến biểu cảm của nhân vật. Sử dụng biểu cảm nhân vật tốt giúp truyền tải trực tiếp cảm xúc đến cho khán giả khiến cho xây dựng nhân vật hiệu quả hơn.
Tiếp theo chính là việc xây dựng bầu không khí, nếu cần tìm hiểu chi tiết hơn, các bạn có thể tìm đọc lại bài viết của mình về chủ đề atmosphere: https://www.facebook.com/reviewerchan/posts/181697399116035/ .Theo mình thì phần hình ảnh đóng góp rất lớn vào việc xây dựng bầu không khí, nếu kết hợp hài hòa với phần âm thanh có thể tạo nên một tác phẩm đầy ấn tượng.
Thứ 3 đó là world building, mình cũng đã có trình bày chi tiết trong bài về world building (xây dựng thế giới): https://www.facebook.com/reviewerchan/posts/152772475341861/. Theo mình thì kể chuyện bằng hình ảnh là công cụ hiệu quả nhất để thực hiện world build, bởi vì nó có thể cung cấp nhiều thông tin đầy ấn tượng về thế giới mà không phải sử dụng info dumping khiến cho khán giả phải chán.
Biểu hiện thứ 4 đó là thiết kế nhân vật, vẻ ngoài nhân vật là thứ quan trọng khi lần đầu ta thấy nhân vật đó. Ấn tượng đầu tiên tốt về nhân vật có thể dễ dàng thu hút sự chú ý là làm cho xây dựng nhân vật thêm điểm nhấn.
Thứ 5 đó là cinemagratophy, như mình đã đề cập ở trên thì anime có khả năng sử dụng những kỹ thuật từ điện ảnh qua. Việc tạo ra 1 khung hình đẹp đẽ không những làm tăng tính nghệ thuật, mĩ thuật cho bộ anime mà còn góp phần thể hiện những ẩn ý và giá trị nội dung nữa. Và trong anime cũng có những bậc thầy về cinemagratophy, chuyển cảnh như Satoshi kon không thua kém gì điện ảnh đâu nhé.
Và cuối cùng là symbolism, nhiều khi những hình ảnh xuất hiện trong 1 bộ anime không phải là ngẫu nhiên mà đã có sự sắp xếp của tác giả theo 1 dụng ý nào đó. Việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng, đặc biệt trong những bộ anime có tính nghệ thuật cao, giúp mang tính đa chiều cho phần nội dung với hàng đống những ý nghĩa ẩn dụ thoải mái cho khán giả khám phá.
Như mình đã nêu trên, các bạn có thể thấy phần hình ảnh trong 1 bộ anime phức tạp hơn nhiều việc chỉ phán có nhìn đẹp hay không, có thể tác động lớn trong việc xây dựng nhân vật và trình bày cốt truyện.
Đến đây mình muốn các bạn phải phân biệt giữa artstyle nhìn đẹp/ không đẹp với visual storytelling tốt /không tốt. Bởi vì đối với mình sẽ có những trường hợp phần art style nhìn sơ qua là đẹp (nhân vật vẽ đẹp, nhiều hiệu ứng, màu mè), tuy nhiên lại không thể truyền tải vẻ đẹp đó qua visual storytelling, thì cũng trở nên vô dụng. (Mình sẽ đề cập chi tiết ở bài sau).
2. Tầm quan trọng của visual storytelling
Đến đây chúng ta hãy dẫn ra 1 ví dụ cụ thể để chứng minh tầm quan trọng của kể chuyện bằng hình ảnh, đồng thời trả lời cho vấn đề nêu ở đầu bài thông qua bộ tác phẩm Berserk. Berserk là một trong những bộ manga classic của thể loại seinen, được đánh giá cao ở cả phần nội dung và hình ảnh.
Mình đồng ý rằng Berserk có việc xây dựng nhân vật rất tốt, cả nhân vật chính Guts và nhân vật phản diện Griffith đều là 1 trong những nhân vật được xây dựng tốt nhất trong manga. Và phần cốt truyện cũng hay giàu ý nghĩa. Tuy nhiên mình không nghĩ rằng mình sẽ thích Beserk như hiện nay nếu phần art của Kentaro Miura không đẹp và chi tiết đến như vậy.
Phần art của Muira không những chỉ đẹp hay không mà nó còn tạo ra 1 bầu không khí hoàn hảo cho tác phẩm. Khi nhìn những hình vẽ của tác giả ta hoàn toàn có thể cảm nhận được sự đen tối, khốc liệt của thế giới và những con quái vật đầy hung hăng mạnh mẽ, không dung thứ. Ta càng cảm thấy phục nhân vật chính của chúng ta Guts, chỉ với thanh Dragonslayer lại có thể tiêu diệt hết những thứ đáng ghê tởm kia, một mình chống lại bóng đêm dằn vặt. Từ đó giúp khác họa đầy rõ nét hình tượng người chiến binh dũng mãnh thời trung cổ.
Khi bộ anime chuyển thể là phá hỏng đi phần art nó không chỉ tác động đến phần đó không thôi mà nó còn làm cho các cảnh hành động không ấn tượng như manga, làm phá hỏng bầu không khí, làm tính hình tượng của nhân vật Guts giảm đi và chung quy làm cho phần nội dung thiếu đi điểm nhấn.
Đây không chỉ đơn giản là phá hỏng phần art mà còn là phá hỏng cả 1 nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh mà tác giả bộ manga đã kỳ công xây dựng.
(Còn tiếp)
#Athes
Nhận xét
Đăng nhận xét