BẢNG XẾP HẠNG ANIME MÙA ĐÔNG – 2018
Vậy là những bộ anime mùa đông 2018 đã trôi qua để chúng ta đón chào một mùa anime mới với nhiều tác phẩm đầy hứa hẹn như: Steins;gate 0, Boku no Hero S3, Golden Kamuy, Megalo box,... Tuy nhiên, có thể vẫn còn một số bạn trong chúng ta ,vì nhiều lý do khác nhau, đã bỏ qua những bộ anime xuất sắc của mùa trước. Nên với mong muốn được recommend cho các bạn những bộ anime mà mình yêu thích trong mùa đông, mình xin được lập ra bảng xếp hạng này.
Một vài lưu ý:
- Dĩ nhiên đây là bảng xếp hạng mang tính cá nhân nên nếu những bộ mà các bạn yêu thích không có trong đây hay các bạn không đồng ý với cách đánh giá, phân loại của mình thì cũng đừng nên quá bận tâm nhé.
- Phần review có SPOILERS.
PHẦN REVIEW
Đầu tiên, chúng ta hãy đến ngay với những bộ tuyệt vời nhất!
1. Sangatsu no Lion mùa 2 (10/10)
Và sau 2 mùa anime (mùa thu 2017 và đông 2018), Sangatsu no Lion đã cho chúng ta một bản chuyển thể và một phần tiếp theo không thể nào tốt hơn được nữa. Mặc dù mình đã yêu thích Sangatsu no Lion từ mùa 1 nhưng mà mùa này có thể nói đã chiếm trọn mọi cảm tình của mình, mình nghĩ về 3-gatsu mọi lúc mọi nơi. Và khi bộ anime kết thúc, nó mang đến cho mình một cảm giác tiếc nuối khôn nguôi.
Bộ anime không những đã giữ được trọn vẹn những điểm mạnh của phần trước đó như việc xây dựng nhân vật đa chiều và chân thực, việc chuyển đổi màu sắc từ drama buồn bã sang vui tươi, ấm áp, hạnh phúc, hay nghệ thuật diễn đạt nội tâm con người bằng hình ảnh liên tưởng đầy độc đáo,... mà còn phát huy, nhân rộng những giá trị nhân văn cao đẹp vô ngần.
Tại mùa 2 này chúng ta đến với arc truyện nói về vấn nạn bạo lực học đường cùng với sự phát triển nhân vật của chị em Hina, điều vẫn còn được bỏ ngỏ ở phần 1. Tiếp theo đó là cái nhìn chi tiết hơn vào những nhân vật phụ như Souya hay Yanagihara để giúp tạo nên một bức tranh đa chiều như một xã hội thu nhỏ. Riêng Bullying arc, có thể nói là một trong những arc truyện drama tuyệt vời nhất mình từng xem.
Vẻ đẹp của Sangatsu no Lion chính là vẻ đẹp của “tính hai mặt” (duality) của cuộc sống, bên cạnh những bi kịch, những thực trạng nhói lòng vẫn đang hằng ngày hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Thì song song đó, vẫn luôn luôn hiện diện mặt tích cực, sự ấm áp của tình người, sự sẻ chia, thông cảm và yêu thương đã được 3-gatsu đề cao triệt để. Do đó, bộ anime mang đến một thông điệp tích cực, nhân văn, cực kỳ ý nghĩa và có giá trị nhân bản, sâu rộng to lớn.
Sangatsu no Lion là một trong rất ít tác phẩm đem đến cảm giác hài lòng tuyệt đối cho mình. Khi xem xong bộ anime này mình chỉ biết nói rằng “Đó là toàn bộ những gì mà tôi muốn thấy ở một bộ anime!”. Không những tuyệt vời ở mặt nội dung, bộ anime còn có phần hình ảnh, âm thanh ngoài sức tưởng tượng.
Đây không phải là “siêu phẩm mì ăn liền” như mấy trang “otaku” mùa nào cũng ỉ ôi mà thực sự là một tác phẩm để đời. Mình xin được chân thành cảm ơn tác giả Chika Umino, đạo diễn Akiyuki Shinbou và dàn staff của studio Shaft đã mang đến cho mình một trong những trải nghiệm đáng giá nhất mà mình không thể nào quên.
2. Koi Wa Ameagari No You Ni (After the Rain) (9/10)
Bên cạnh Sangatsu thì mùa này cũng có một tác phẩm rất đáng chú ý đó là After the Rain. Kể về một chuyện tình không màng tuổi tác giữa một cô nàng nữ sinh trung học 17 tuổi tên Tachibana Akira và một chú quản lý nhà hàng đã 45 tuổi. Thoạt nhìn cái phần giới thiệu có thể sẽ khiến nhiều bạn không thoải mái vì sự chênh lệch của cặp đôi này. Nhưng mà yên tâm đi! Cái cách triển khai vấn đề của bộ anime này rất là dễ chịu và nhẹ nhàng.
Tác giả đã rất khéo léo khi khai thác chủ đề có thể gây tranh cãi này theo hướng đầy chính chắn và tôn trọng. Bộ anime đã khắc họa rõ ràng sự nhìn nhận khác biệt của hai nhân vật chính về tình yêu do yếu tố tuổi tác. Đối với cô nàng Tachibana thì đó là tình yêu đầy cảm tính chỉ do trái tim mình mách bảo và hòa quyện với sự đắm say, nhiệt huyết của tuổi trẻ. Còn đối với chú quản lý Kondo thì ở độ tuổi này, đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống nên cậu ta cũng có phần dày dặn hơn nhiều trong suy nghĩ và muốn đặt lý trí trên tình cảm hơn so với cô nàng Tachibana. Tuy nhiên, chú quản lý vẫn bị sự nồng nhiệt, tuổi trẻ của Tachibana lôi cuốn, và đôi lúc vẫn muốn mình đắm chìm vào nó mặc kệ sự đời. Đó là sự thú vị độc đáo của mối quan hệ này.
Bên cạnh đó, tác phẩm cũng có sự tiếp cận đối với thể loại tình cảm lãng mạn khá là đặc sắc. Trong khá nhiều những bộ tình cảm hiện nay (đặc biệt là mấy bộ tình cảm tuổi teen, học đường) chúng ta thường bắt gặp một “vòng lặp”: quen biết – có cảm tình – tỏ tình – hẹn hò – người thứ 3 xen vào, một vài chi tiết drama – nhưng mà cuối cùng cũng thành đôi. Khiến mình tự hỏi rằng, tạo sao chúng ta lại xem đi xem lại một vòng lặp như vậy, liệu rằng chúng ta xem qua hàng chục, hàng trăm chap truyện hay tập anime chỉ vì cái kết coi cặp chúng ta ship có thành đôi? Chờ đợi mỏi mòn chỉ vì khoảnh khắc đó? Do đó, bộ After the rain đã không tiếp cận theo hướng phát triển tăng dần của tình cảm mà đã chú trọng vào tác động của tình cảm đó đến cuộc sống của các nhân vật hơn. Cả hai nhân vật Tachibana và Kondo đều vì lý do khác nhau mà phải từ bỏ niềm đam mê của mình, nên mối quan hệ tình cảm giữa họ không những đã giúp họ đến gần nhau hơn mà còn giúp họ lấy lại động lực và sức sống. Đây là quan hệ hai chiều cho và nhận. Chú Kondo nhờ vào tuổi trẻ, sự nhiệt huyết của Tachibana mà tìm lại cảm hứng viết tiểu thuyết. Còn Tachibana nhờ vào sự ấm áp và những lời khuyên chân thành của chú quản lý nên đã vượt qua chấn thương tâm lý sau tai nạn. Điều này khiến cho tình cảm giữa 2 nhân vật chính trong tác phẩm này thực sự sâu sắc và giàu ý nghĩa.
Bên cạnh đó, bộ anime có sự tập trung rất tốt xoay quanh chủ đề “mưa” và “sau cơn mưa trời lại sáng”. Điều này thể hiện ở tất cả mọi yếu tố từ tên của bộ anime, cốt truyện, lời thoại của nhân vật, về mặt hình ảnh và đặc biệt những cảnh sau cùng của tập cuối đã nhấn mạnh rất rõ ràng chủ đề này.
3. Violet Evergarden (8/10)
Trong mùa đông thì chắc hẳn 1 trong những bộ anime phổ biến nhất là Violet Evergarden rồi, cho nên mình không cần phải giới thiệu nhiều. Bộ anime này trước khi công chiếu đã nhận được rất nhiều sự mong chờ của mọi người cùng lượng hype vô cùng lớn nhờ vào những trailer đầy hứa hẹn và rực rỡ.
Như vậy thì Violet Evergarden có xứng đáng thỏa mãn kỳ vọng của mọi người, trở thành một tuyệt tác nghệ thuật tuyệt đẹp hay không? Theo mình thì câu trả lời là cả có và không.
Có ở đây đó là về phần hình ảnh, Kyoani đã không phụ lòng người hâm mộ, tạo ra một trong những bộ anime đẹp đẽ nhất từng được sản xuất, mặc dù chỉ là TV seies chiếu trên truyền hình nhưng chất lượng artstyle, kỹ xảo ngang ngửa với một bộ movie chiếu rạp. Có thể nói Kyoani đã chăm chút kỹ lưỡng đến từng chi tiết một cho tác phẩm của mình, khiến cho họ là một trong những studio uy tín và đáng nể phục nhất trong nền công nghiệp anime.
Còn không ở đây là về yếu tố cốt truyện và nhân vật. Trong khoảng nửa đầu của bộ anime, cách sắp xếp nhịp phim (pacing) có một số vấn đề khiến mình khá thất vọng. Bộ anime đã thêm một số tập không có trong tác phẩm gốc (LN) khiến cho pacing bị kéo dài ra. Và những tập được thêm vào cảm giác khá là mờ nhạt nên hoàn toàn không có tác dụng đáng kể đến mạch truyện chính. Cái khiến mình bận tâm nhất đó là nhân vật chính Violet, trong suốt 7 tập liền, cư xử như một con rô bốt. Ở đây mình không nghĩ là Violet bị mất đi cảm xúc như nhiều người nói, mà ở đây là do cô cố tình áp đặt mình như vậy, cô cố tình cư xử như vậy để quên đi mình là con người, để quên đi những đau khổ mà cô phải chịu đựng. Do đó, mình hiểu lý do đằng sau việc cư xử như vậy và mình nghĩ là việc này là cần thiết cho việc phát tiển nhân vật của Violet. Thế nhưng vấn đề ở đây đó là sau mỗi tập, chúng ta những tưởng Violet sẽ học được điều mới và thay đổi cách cư xử của mình. Thế nhưng sang tập sau, mọi thứ gần như bị “reset” lại trong suốt 7 tập như vậy. Bên cạnh đó, quá khứ của Violet và thiếu tá đến tập 9,10 mới hé lộ hoàn toàn nhưng trong suốt những tập tước đó cảnh thiếu ta chết đã bị spoiled quá nhiều khiến cho đến lúc kể quá khứ thật sự mình cảm thấy chưa có cảm xúc nhiều lắm. Đáng lẽ nên kể quá khứ của Violet vào những tập đầu, mình nghĩ sẽ gây tác động mạnh hơn.
Nhưng mà ơn trời. Sau 7 tập phải chịu đựng đó, từ tập 8 trở đi, bộ anime đã hay hơn hẳn. Các câu chuyện từng tập đã trở nên quan trọng hơn đến mạch truyện chính, nhân vật Violet cuối cùng cũng từ bỏ cách cư xử của mình, biết biểu đạt cảm xúc và thể hiện những xung đột nội tâm một cách rõ ràng.
Còn một điều nữa, mình nhận thấy có một chi tiết rất quan trọng không được giải thích đó là nguyên do chính làm sao Violet lại cư xử như một rô bốt chỉ tuân theo mệnh lệnh như vậy. Lúc đầu mình tưởng là do chiến tranh, phải giết người liên tục nên cô dần mất cảm xúc. Nhưng thật ra có vẻ như cô đã cư xử như vậy từ rất nhỏ, trước khi gặp thiếu tá rồi. Do Violet là kết quả thí nghiệm nào đó của quân đội? Hay là do cô ta được huấn luyện vô cùng khắc nghiệt để gạt bỏ tính người? Hay là cô ta là một Psychopath, bẩm sinh đã vậy?
Có lẽ đối với một số bạn, những điều mình liệt kê trên đây không là vấn đề gì cả và Violet Evergarden là một tuyệt tác thực sự. Có lẽ là do mình đã quá mong chờ quá mức vào bộ này. Nhưng mà, có thể nói mình chưa được thỏa mãn hoàn toàn ở Violet Evergarden, bộ anime đã đến rất gần sự tuyệt hảo, nhưng vẫn còn thiếu một điểm nhấn gì đó, và vẫn còn một chút nuối tiếc nào đó.
Nhưng mà, nói gì thì nói, Violet Evergaden dĩ nhiên vẫn là một bộ anime hay và vẫn là một điểm sáng của mùa đông – 2018.
4. Devilman Crybaby (8/10)
Devilman Crybaby là một trong những bộ anime mở đầu cho trào lưu “hoài cổ” – remake những bộ kinh điển những năm 60s – 90s đang gây được nhiều sự chú ý trong năm nay. Chuyển thể từ một bộ manga đầy bạo lực thời những năm 70s của tác giả Go Nagai và đạo diễn kỳ cựu Masaaki Yuasa – người nổi tiếng với phong cách hoạt họa đầy khác người và kỳ dị. Bộ anime hứa hẹn sẽ đem lại một tác phẩm đầy điên loạn nhưng cũng không kém phần cuốn hút.
Với sự hậu thuẫn của dịch vụ streaming trực tuyến Netflix, thay vì chiếu trên truyền hình. Bộ anime đã đưa chúng ta về ngược lại thời đại “không che”, khi mà các cảnh máu me, tình dục được thể hiện thoải mái, không phải cứ hở tí là che như bây giờ. Nhờ vậy bộ anime đã đem lại một luồng gió mới đầy khác biệt so với những bộ anime hiện tại.
Bên cạnh đó, nhờ sự tài tình của đạo diễn Masaaki Yuasa đã có sự pha trộn đầy độc đáo giữa những nét cổ điển và hiện đại. Bên cạnh những kiểu xây dựng nhân vật và ý nghĩa triết lý đầy quen thuộc thì đạo diễn Yuasa đã có sự sáng tạo trong việc hòa hợp với bối cảnh hiện đại và văn hóa hiện đại. Được thể hiện khá rõ ràng trong phần âm nhạc đa dạng với các bản nhạc rap, EDM cùng với bản nhạc nền quen thuộc của toàn franchise.
Hay là cách mà đạo diễn này nhấn mạnh và các cảnh flashback của các nhân vật và thể hiện mạnh mẽ những khung cảnh quan trọng đã mang lại rất nhiều cảm xúc cho người xem. Mình thực sự đã xem liên tục hết 10 tập của bộ anime này chỉ trong 1 buổi chiều là minh chứng rõ ràng cho độ lôi cuốn và hấp dẫn của nó.
Về điểm trừ của bộ anime này thì chắc hẳn cũng khá là rõ ràng để nhận ra rồi, chỉ cần tóm gọn trong hai chữ thôi, đó là “QUÁ RUSH!”. Với thời lượng chỉ 10 tập thì cũng đủ hiểu rồi. Nhất là càng về những tập cuối thì mọi thứ càng trở nên quá vội vã khiến người xem nhiều khi không theo kịp. Pacing quá nhanh này cũng khiến cho nhiều chi tiết trở nên “hời hợt, nông cạn”. Ví dụ như: chi tiết khi mà tập trước mọi người xem một video trên mạng nói rằng quỷ dữ có tồn tại thì không thể y như rằng tập sau lại điên cuồng lao vào chém giết người khác như đúng rồi được, cần có giai đoạn phát triển tâm lý của xã hội khi ban đầu họ từ chối thực tại rồi từ từ sau đó mới chấp nhận thực tại được.
Hay là các chi tiết về mối quan hệ giữa con quỷ tên Silene hay mấy con quỷ khác với Amon (con quỷ bên trong nhân vật chính Akira) chưa được làm rõ. Với một bộ anime có đa dạng chủ đề về phản chiến tranh, về mặt tối của xã hội loài người, về nhân sinh quan, về thiên chúa giáo như Devilman Crybaby thì chỉ 10 tập khá là khó để truyền tải hết cũng là một điều khá đáng tiếc.
Ngoài ra thì cái kết của bộ anime ... Haizzz, mình không biết phải nói làm sao về cái kết này. Nhưng mà ít ra nhờ cái kết này mình mới biết là cái kết của Eva không phải tự nhiên mà nghĩ ra. Hồi lúc xem Eva mình tự hỏi, làm thế quái nào mà họ nghĩ ra cái kết vãi đạn thế kia. Nhờ vậy mới càng thấm thía câu nói của đại văn hào Mark Twain rằng không có thứ gọi là ý tưởng mới, nó chỉ là những sự kết hợp khác nhau của những ý tưởng cũ mà thôi.
5. Nanatsu No Taizai SS2 (7/10 – tạm thời)
Escanor! Ngạo sư! Praise the sun!!! Đó là phản ứng chung của các fan manga khi xem trailer của Nanatsu no Taizai phần 2. Mình tuy không đọc manga và không biết gì nhiều về nhân vật đại tội thứ 7 này nhưng mà thôi cũng hype chung cho vui vậy.
Đáng tiếc là sau một nửa của phần 2 (12 tập) thì chúng ta vẫn chưa được tận mắt chứng kiến cảnh ngạo sư lên anime. Hơi thất vọng một chút.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có nhiều điều thú vị ở nửa đầu phần 2 này. Việc thập giới hồi sinh đã đẩy tình tiết lên nhiều cao trào mới. Chúng ta cũng được biết hơn về quá khứ của các nhân vật Diana, Meliodas và Ban. 12 tập chủ yếu là xây dựng nhân vật (build-up) nhưng không phải là tệ. Chuyện tình của Meliodas và Elizabeth cũng đáng chú ý và đặc biệt là nhân vật Ban tiếp tục trở thành nhân vật mình thích nhất trong series này.
Chỉ có một điều mình không thích đó là sự giới thiệu của hệ thống “chỉ số sức mạnh”. Mình nghĩ rằng nó không cần thiết lắm. Như mọi người đã biết thì đây là một bộ shounen điển hình nên mặc dù có thể lúc đầu chỉ số thua kém hàng chục hàng trăm lần thì kiểu nào sau này cũng sẽ “mở khóa” sức mạnh tiềm ẩn hay luyện tập để đánh bại nhân vật phản diện. Nên cảm thấy mấy con số đó nó khá là vô nghĩa.
Cái mình thích ở Nanatsu no Taizai đó là bộ anime không quá tập trung vào các cliche: sức mạnh tình bạn hay sức mạnh tinh thần, (trong bộ này nhiều khi đồng đội vẫn lôi ra đánh nhau, dần nhau nhừ tử như thường ) mà tập trung nhiều hơn vào tính giải trí, tạo ra những trận đấu thú vị và hấp dẫn hơn.
Hy vọng nửa sau của phần 2 tiếp tục phát huy những điểm mạnh vốn có và anh Ngạo ca có một màn ra mắt thật ấn tượng.
6. RELIFE – Kanketsu-hen (7/10)
Sau một thời gian vắng bóng thì bộ anime Re:life đã trở lại với 4 tập OVA. Những tưởng 4 tập này chỉ là filler, fanservice để quản bá cho bộ anime – manga. Thì nhà sản xuất lại quyết định biến 4 tập này thành phần tiếp theo của bộ anime và “nhảy thẳng” luôn đến cái kết trong bộ manga chính.
Đây rõ ràng là một điều khá bất ngờ và gây thất vọng đối với những bạn đọc manga. Bởi vì số lượng chapter còn lại sau bộ TV series là hoàn toàn đủ để cho ta được thêm một season mới. Đằng này chỉ thu gọn lại còn 4 tập, quá ngắn và bỏ qua quá nhiều chi tiết trong manga.
Tuy nhiên, đối với mình, đây là một “món quà” có ý nghĩa. Bởi vì khi xem bộ anime season 1, điều mình mong muốn là được thấy nhiều hơn sự phát tiển tình cảm của cặp đôi nhân vật chính Kaizaki và Hishiro thay vì tập trung quá nhiều vào một cô nàng tsundere tóc đỏ. Bởi vậy tuy chỉ có 4 tập, nhưng cả 4 tập điều 100% về chuyện tình của Kaizaki – Hishiro làm mình cảm thấy hài lòng.
Có lẽ với nhiều bạn quan tâm đến những nhân vật phụ hay những câu chuyện tình bên lề sẽ cảm thấy thất vọng khi họ bị bỏ qua trong 4 tập OVA này thế nhưng đối với mình, một người chỉ quan tâm đến một mình nhân vật Hishiro, thì 4 tập OVA này, mình còn thấy thích hơn cả bộ anime season 1 nữa.
Một vài lưu ý:
- Dĩ nhiên đây là bảng xếp hạng mang tính cá nhân nên nếu những bộ mà các bạn yêu thích không có trong đây hay các bạn không đồng ý với cách đánh giá, phân loại của mình thì cũng đừng nên quá bận tâm nhé.
- Phần review có SPOILERS.
PHẦN REVIEW
Đầu tiên, chúng ta hãy đến ngay với những bộ tuyệt vời nhất!
1. Sangatsu no Lion mùa 2 (10/10)
Và sau 2 mùa anime (mùa thu 2017 và đông 2018), Sangatsu no Lion đã cho chúng ta một bản chuyển thể và một phần tiếp theo không thể nào tốt hơn được nữa. Mặc dù mình đã yêu thích Sangatsu no Lion từ mùa 1 nhưng mà mùa này có thể nói đã chiếm trọn mọi cảm tình của mình, mình nghĩ về 3-gatsu mọi lúc mọi nơi. Và khi bộ anime kết thúc, nó mang đến cho mình một cảm giác tiếc nuối khôn nguôi.
Bộ anime không những đã giữ được trọn vẹn những điểm mạnh của phần trước đó như việc xây dựng nhân vật đa chiều và chân thực, việc chuyển đổi màu sắc từ drama buồn bã sang vui tươi, ấm áp, hạnh phúc, hay nghệ thuật diễn đạt nội tâm con người bằng hình ảnh liên tưởng đầy độc đáo,... mà còn phát huy, nhân rộng những giá trị nhân văn cao đẹp vô ngần.
Tại mùa 2 này chúng ta đến với arc truyện nói về vấn nạn bạo lực học đường cùng với sự phát triển nhân vật của chị em Hina, điều vẫn còn được bỏ ngỏ ở phần 1. Tiếp theo đó là cái nhìn chi tiết hơn vào những nhân vật phụ như Souya hay Yanagihara để giúp tạo nên một bức tranh đa chiều như một xã hội thu nhỏ. Riêng Bullying arc, có thể nói là một trong những arc truyện drama tuyệt vời nhất mình từng xem.
Vẻ đẹp của Sangatsu no Lion chính là vẻ đẹp của “tính hai mặt” (duality) của cuộc sống, bên cạnh những bi kịch, những thực trạng nhói lòng vẫn đang hằng ngày hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Thì song song đó, vẫn luôn luôn hiện diện mặt tích cực, sự ấm áp của tình người, sự sẻ chia, thông cảm và yêu thương đã được 3-gatsu đề cao triệt để. Do đó, bộ anime mang đến một thông điệp tích cực, nhân văn, cực kỳ ý nghĩa và có giá trị nhân bản, sâu rộng to lớn.
Sangatsu no Lion là một trong rất ít tác phẩm đem đến cảm giác hài lòng tuyệt đối cho mình. Khi xem xong bộ anime này mình chỉ biết nói rằng “Đó là toàn bộ những gì mà tôi muốn thấy ở một bộ anime!”. Không những tuyệt vời ở mặt nội dung, bộ anime còn có phần hình ảnh, âm thanh ngoài sức tưởng tượng.
Đây không phải là “siêu phẩm mì ăn liền” như mấy trang “otaku” mùa nào cũng ỉ ôi mà thực sự là một tác phẩm để đời. Mình xin được chân thành cảm ơn tác giả Chika Umino, đạo diễn Akiyuki Shinbou và dàn staff của studio Shaft đã mang đến cho mình một trong những trải nghiệm đáng giá nhất mà mình không thể nào quên.
2. Koi Wa Ameagari No You Ni (After the Rain) (9/10)
Bên cạnh Sangatsu thì mùa này cũng có một tác phẩm rất đáng chú ý đó là After the Rain. Kể về một chuyện tình không màng tuổi tác giữa một cô nàng nữ sinh trung học 17 tuổi tên Tachibana Akira và một chú quản lý nhà hàng đã 45 tuổi. Thoạt nhìn cái phần giới thiệu có thể sẽ khiến nhiều bạn không thoải mái vì sự chênh lệch của cặp đôi này. Nhưng mà yên tâm đi! Cái cách triển khai vấn đề của bộ anime này rất là dễ chịu và nhẹ nhàng.
Tác giả đã rất khéo léo khi khai thác chủ đề có thể gây tranh cãi này theo hướng đầy chính chắn và tôn trọng. Bộ anime đã khắc họa rõ ràng sự nhìn nhận khác biệt của hai nhân vật chính về tình yêu do yếu tố tuổi tác. Đối với cô nàng Tachibana thì đó là tình yêu đầy cảm tính chỉ do trái tim mình mách bảo và hòa quyện với sự đắm say, nhiệt huyết của tuổi trẻ. Còn đối với chú quản lý Kondo thì ở độ tuổi này, đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống nên cậu ta cũng có phần dày dặn hơn nhiều trong suy nghĩ và muốn đặt lý trí trên tình cảm hơn so với cô nàng Tachibana. Tuy nhiên, chú quản lý vẫn bị sự nồng nhiệt, tuổi trẻ của Tachibana lôi cuốn, và đôi lúc vẫn muốn mình đắm chìm vào nó mặc kệ sự đời. Đó là sự thú vị độc đáo của mối quan hệ này.
Bên cạnh đó, tác phẩm cũng có sự tiếp cận đối với thể loại tình cảm lãng mạn khá là đặc sắc. Trong khá nhiều những bộ tình cảm hiện nay (đặc biệt là mấy bộ tình cảm tuổi teen, học đường) chúng ta thường bắt gặp một “vòng lặp”: quen biết – có cảm tình – tỏ tình – hẹn hò – người thứ 3 xen vào, một vài chi tiết drama – nhưng mà cuối cùng cũng thành đôi. Khiến mình tự hỏi rằng, tạo sao chúng ta lại xem đi xem lại một vòng lặp như vậy, liệu rằng chúng ta xem qua hàng chục, hàng trăm chap truyện hay tập anime chỉ vì cái kết coi cặp chúng ta ship có thành đôi? Chờ đợi mỏi mòn chỉ vì khoảnh khắc đó? Do đó, bộ After the rain đã không tiếp cận theo hướng phát triển tăng dần của tình cảm mà đã chú trọng vào tác động của tình cảm đó đến cuộc sống của các nhân vật hơn. Cả hai nhân vật Tachibana và Kondo đều vì lý do khác nhau mà phải từ bỏ niềm đam mê của mình, nên mối quan hệ tình cảm giữa họ không những đã giúp họ đến gần nhau hơn mà còn giúp họ lấy lại động lực và sức sống. Đây là quan hệ hai chiều cho và nhận. Chú Kondo nhờ vào tuổi trẻ, sự nhiệt huyết của Tachibana mà tìm lại cảm hứng viết tiểu thuyết. Còn Tachibana nhờ vào sự ấm áp và những lời khuyên chân thành của chú quản lý nên đã vượt qua chấn thương tâm lý sau tai nạn. Điều này khiến cho tình cảm giữa 2 nhân vật chính trong tác phẩm này thực sự sâu sắc và giàu ý nghĩa.
Bên cạnh đó, bộ anime có sự tập trung rất tốt xoay quanh chủ đề “mưa” và “sau cơn mưa trời lại sáng”. Điều này thể hiện ở tất cả mọi yếu tố từ tên của bộ anime, cốt truyện, lời thoại của nhân vật, về mặt hình ảnh và đặc biệt những cảnh sau cùng của tập cuối đã nhấn mạnh rất rõ ràng chủ đề này.
3. Violet Evergarden (8/10)
Trong mùa đông thì chắc hẳn 1 trong những bộ anime phổ biến nhất là Violet Evergarden rồi, cho nên mình không cần phải giới thiệu nhiều. Bộ anime này trước khi công chiếu đã nhận được rất nhiều sự mong chờ của mọi người cùng lượng hype vô cùng lớn nhờ vào những trailer đầy hứa hẹn và rực rỡ.
Như vậy thì Violet Evergarden có xứng đáng thỏa mãn kỳ vọng của mọi người, trở thành một tuyệt tác nghệ thuật tuyệt đẹp hay không? Theo mình thì câu trả lời là cả có và không.
Có ở đây đó là về phần hình ảnh, Kyoani đã không phụ lòng người hâm mộ, tạo ra một trong những bộ anime đẹp đẽ nhất từng được sản xuất, mặc dù chỉ là TV seies chiếu trên truyền hình nhưng chất lượng artstyle, kỹ xảo ngang ngửa với một bộ movie chiếu rạp. Có thể nói Kyoani đã chăm chút kỹ lưỡng đến từng chi tiết một cho tác phẩm của mình, khiến cho họ là một trong những studio uy tín và đáng nể phục nhất trong nền công nghiệp anime.
Còn không ở đây là về yếu tố cốt truyện và nhân vật. Trong khoảng nửa đầu của bộ anime, cách sắp xếp nhịp phim (pacing) có một số vấn đề khiến mình khá thất vọng. Bộ anime đã thêm một số tập không có trong tác phẩm gốc (LN) khiến cho pacing bị kéo dài ra. Và những tập được thêm vào cảm giác khá là mờ nhạt nên hoàn toàn không có tác dụng đáng kể đến mạch truyện chính. Cái khiến mình bận tâm nhất đó là nhân vật chính Violet, trong suốt 7 tập liền, cư xử như một con rô bốt. Ở đây mình không nghĩ là Violet bị mất đi cảm xúc như nhiều người nói, mà ở đây là do cô cố tình áp đặt mình như vậy, cô cố tình cư xử như vậy để quên đi mình là con người, để quên đi những đau khổ mà cô phải chịu đựng. Do đó, mình hiểu lý do đằng sau việc cư xử như vậy và mình nghĩ là việc này là cần thiết cho việc phát tiển nhân vật của Violet. Thế nhưng vấn đề ở đây đó là sau mỗi tập, chúng ta những tưởng Violet sẽ học được điều mới và thay đổi cách cư xử của mình. Thế nhưng sang tập sau, mọi thứ gần như bị “reset” lại trong suốt 7 tập như vậy. Bên cạnh đó, quá khứ của Violet và thiếu tá đến tập 9,10 mới hé lộ hoàn toàn nhưng trong suốt những tập tước đó cảnh thiếu ta chết đã bị spoiled quá nhiều khiến cho đến lúc kể quá khứ thật sự mình cảm thấy chưa có cảm xúc nhiều lắm. Đáng lẽ nên kể quá khứ của Violet vào những tập đầu, mình nghĩ sẽ gây tác động mạnh hơn.
Nhưng mà ơn trời. Sau 7 tập phải chịu đựng đó, từ tập 8 trở đi, bộ anime đã hay hơn hẳn. Các câu chuyện từng tập đã trở nên quan trọng hơn đến mạch truyện chính, nhân vật Violet cuối cùng cũng từ bỏ cách cư xử của mình, biết biểu đạt cảm xúc và thể hiện những xung đột nội tâm một cách rõ ràng.
Còn một điều nữa, mình nhận thấy có một chi tiết rất quan trọng không được giải thích đó là nguyên do chính làm sao Violet lại cư xử như một rô bốt chỉ tuân theo mệnh lệnh như vậy. Lúc đầu mình tưởng là do chiến tranh, phải giết người liên tục nên cô dần mất cảm xúc. Nhưng thật ra có vẻ như cô đã cư xử như vậy từ rất nhỏ, trước khi gặp thiếu tá rồi. Do Violet là kết quả thí nghiệm nào đó của quân đội? Hay là do cô ta được huấn luyện vô cùng khắc nghiệt để gạt bỏ tính người? Hay là cô ta là một Psychopath, bẩm sinh đã vậy?
Có lẽ đối với một số bạn, những điều mình liệt kê trên đây không là vấn đề gì cả và Violet Evergarden là một tuyệt tác thực sự. Có lẽ là do mình đã quá mong chờ quá mức vào bộ này. Nhưng mà, có thể nói mình chưa được thỏa mãn hoàn toàn ở Violet Evergarden, bộ anime đã đến rất gần sự tuyệt hảo, nhưng vẫn còn thiếu một điểm nhấn gì đó, và vẫn còn một chút nuối tiếc nào đó.
Nhưng mà, nói gì thì nói, Violet Evergaden dĩ nhiên vẫn là một bộ anime hay và vẫn là một điểm sáng của mùa đông – 2018.
4. Devilman Crybaby (8/10)
Devilman Crybaby là một trong những bộ anime mở đầu cho trào lưu “hoài cổ” – remake những bộ kinh điển những năm 60s – 90s đang gây được nhiều sự chú ý trong năm nay. Chuyển thể từ một bộ manga đầy bạo lực thời những năm 70s của tác giả Go Nagai và đạo diễn kỳ cựu Masaaki Yuasa – người nổi tiếng với phong cách hoạt họa đầy khác người và kỳ dị. Bộ anime hứa hẹn sẽ đem lại một tác phẩm đầy điên loạn nhưng cũng không kém phần cuốn hút.
Với sự hậu thuẫn của dịch vụ streaming trực tuyến Netflix, thay vì chiếu trên truyền hình. Bộ anime đã đưa chúng ta về ngược lại thời đại “không che”, khi mà các cảnh máu me, tình dục được thể hiện thoải mái, không phải cứ hở tí là che như bây giờ. Nhờ vậy bộ anime đã đem lại một luồng gió mới đầy khác biệt so với những bộ anime hiện tại.
Bên cạnh đó, nhờ sự tài tình của đạo diễn Masaaki Yuasa đã có sự pha trộn đầy độc đáo giữa những nét cổ điển và hiện đại. Bên cạnh những kiểu xây dựng nhân vật và ý nghĩa triết lý đầy quen thuộc thì đạo diễn Yuasa đã có sự sáng tạo trong việc hòa hợp với bối cảnh hiện đại và văn hóa hiện đại. Được thể hiện khá rõ ràng trong phần âm nhạc đa dạng với các bản nhạc rap, EDM cùng với bản nhạc nền quen thuộc của toàn franchise.
Hay là cách mà đạo diễn này nhấn mạnh và các cảnh flashback của các nhân vật và thể hiện mạnh mẽ những khung cảnh quan trọng đã mang lại rất nhiều cảm xúc cho người xem. Mình thực sự đã xem liên tục hết 10 tập của bộ anime này chỉ trong 1 buổi chiều là minh chứng rõ ràng cho độ lôi cuốn và hấp dẫn của nó.
Về điểm trừ của bộ anime này thì chắc hẳn cũng khá là rõ ràng để nhận ra rồi, chỉ cần tóm gọn trong hai chữ thôi, đó là “QUÁ RUSH!”. Với thời lượng chỉ 10 tập thì cũng đủ hiểu rồi. Nhất là càng về những tập cuối thì mọi thứ càng trở nên quá vội vã khiến người xem nhiều khi không theo kịp. Pacing quá nhanh này cũng khiến cho nhiều chi tiết trở nên “hời hợt, nông cạn”. Ví dụ như: chi tiết khi mà tập trước mọi người xem một video trên mạng nói rằng quỷ dữ có tồn tại thì không thể y như rằng tập sau lại điên cuồng lao vào chém giết người khác như đúng rồi được, cần có giai đoạn phát triển tâm lý của xã hội khi ban đầu họ từ chối thực tại rồi từ từ sau đó mới chấp nhận thực tại được.
Hay là các chi tiết về mối quan hệ giữa con quỷ tên Silene hay mấy con quỷ khác với Amon (con quỷ bên trong nhân vật chính Akira) chưa được làm rõ. Với một bộ anime có đa dạng chủ đề về phản chiến tranh, về mặt tối của xã hội loài người, về nhân sinh quan, về thiên chúa giáo như Devilman Crybaby thì chỉ 10 tập khá là khó để truyền tải hết cũng là một điều khá đáng tiếc.
Ngoài ra thì cái kết của bộ anime ... Haizzz, mình không biết phải nói làm sao về cái kết này. Nhưng mà ít ra nhờ cái kết này mình mới biết là cái kết của Eva không phải tự nhiên mà nghĩ ra. Hồi lúc xem Eva mình tự hỏi, làm thế quái nào mà họ nghĩ ra cái kết vãi đạn thế kia. Nhờ vậy mới càng thấm thía câu nói của đại văn hào Mark Twain rằng không có thứ gọi là ý tưởng mới, nó chỉ là những sự kết hợp khác nhau của những ý tưởng cũ mà thôi.
5. Nanatsu No Taizai SS2 (7/10 – tạm thời)
Escanor! Ngạo sư! Praise the sun!!! Đó là phản ứng chung của các fan manga khi xem trailer của Nanatsu no Taizai phần 2. Mình tuy không đọc manga và không biết gì nhiều về nhân vật đại tội thứ 7 này nhưng mà thôi cũng hype chung cho vui vậy.
Đáng tiếc là sau một nửa của phần 2 (12 tập) thì chúng ta vẫn chưa được tận mắt chứng kiến cảnh ngạo sư lên anime. Hơi thất vọng một chút.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có nhiều điều thú vị ở nửa đầu phần 2 này. Việc thập giới hồi sinh đã đẩy tình tiết lên nhiều cao trào mới. Chúng ta cũng được biết hơn về quá khứ của các nhân vật Diana, Meliodas và Ban. 12 tập chủ yếu là xây dựng nhân vật (build-up) nhưng không phải là tệ. Chuyện tình của Meliodas và Elizabeth cũng đáng chú ý và đặc biệt là nhân vật Ban tiếp tục trở thành nhân vật mình thích nhất trong series này.
Chỉ có một điều mình không thích đó là sự giới thiệu của hệ thống “chỉ số sức mạnh”. Mình nghĩ rằng nó không cần thiết lắm. Như mọi người đã biết thì đây là một bộ shounen điển hình nên mặc dù có thể lúc đầu chỉ số thua kém hàng chục hàng trăm lần thì kiểu nào sau này cũng sẽ “mở khóa” sức mạnh tiềm ẩn hay luyện tập để đánh bại nhân vật phản diện. Nên cảm thấy mấy con số đó nó khá là vô nghĩa.
Cái mình thích ở Nanatsu no Taizai đó là bộ anime không quá tập trung vào các cliche: sức mạnh tình bạn hay sức mạnh tinh thần, (trong bộ này nhiều khi đồng đội vẫn lôi ra đánh nhau, dần nhau nhừ tử như thường ) mà tập trung nhiều hơn vào tính giải trí, tạo ra những trận đấu thú vị và hấp dẫn hơn.
Hy vọng nửa sau của phần 2 tiếp tục phát huy những điểm mạnh vốn có và anh Ngạo ca có một màn ra mắt thật ấn tượng.
6. RELIFE – Kanketsu-hen (7/10)
Sau một thời gian vắng bóng thì bộ anime Re:life đã trở lại với 4 tập OVA. Những tưởng 4 tập này chỉ là filler, fanservice để quản bá cho bộ anime – manga. Thì nhà sản xuất lại quyết định biến 4 tập này thành phần tiếp theo của bộ anime và “nhảy thẳng” luôn đến cái kết trong bộ manga chính.
Đây rõ ràng là một điều khá bất ngờ và gây thất vọng đối với những bạn đọc manga. Bởi vì số lượng chapter còn lại sau bộ TV series là hoàn toàn đủ để cho ta được thêm một season mới. Đằng này chỉ thu gọn lại còn 4 tập, quá ngắn và bỏ qua quá nhiều chi tiết trong manga.
Tuy nhiên, đối với mình, đây là một “món quà” có ý nghĩa. Bởi vì khi xem bộ anime season 1, điều mình mong muốn là được thấy nhiều hơn sự phát tiển tình cảm của cặp đôi nhân vật chính Kaizaki và Hishiro thay vì tập trung quá nhiều vào một cô nàng tsundere tóc đỏ. Bởi vậy tuy chỉ có 4 tập, nhưng cả 4 tập điều 100% về chuyện tình của Kaizaki – Hishiro làm mình cảm thấy hài lòng.
Có lẽ với nhiều bạn quan tâm đến những nhân vật phụ hay những câu chuyện tình bên lề sẽ cảm thấy thất vọng khi họ bị bỏ qua trong 4 tập OVA này thế nhưng đối với mình, một người chỉ quan tâm đến một mình nhân vật Hishiro, thì 4 tập OVA này, mình còn thấy thích hơn cả bộ anime season 1 nữa.
7. Karakai Jozu no Takagi-san (6.5/10)
Nói chung bộ này chỉ có một chủ đề khá đơn giản thôi, là về thả thính và đớp thính ( đùa thôi, là về tình cảm trong sáng thời học trò). Đây vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu của bộ anime này. Điểm mạnh ở đây đó là bộ này rất đáng yêu và hồn nhiên, không có drama, tình tay ba tay bốn nhảm nhí gì hết, chỉ có tình cảm trong sáng thuần túy thôi nên đem đến sự dễ chịu cho khán giả. Tuy nhiên, điểm yếu đó chính là cấu trúc cốt truyện lặp đi lặp lại, cứ sau mỗi tập thì Takagi chọc ghẹo anh main, anh main đỏ mặt, những tưởng đến cuối tập sẽ có sự phát triển tình cảm của hai bên. Rốt cuộc thì sang tập mới, mọi thứ giống như được “reset” lại, và rốt cuộc sau khá nhiều tập, mối quan hệ giữa hai nhân vật chính cảm thấy chẳng có tiến tiển gì cả.
Điều này khiến người xem dần mất hứng thú. Thật sự, ở những tập đầu, bộ này là 1 trong những bộ mình thích nhất, hơn cả Violet Evergarden và tranh thủ đón xem từng tập ngay khi vừa mới “ra lò”. Nhưng càng về cuối thì mình thực sự khá là chậm chạp trong việc hoàn thành cho nốt bộ này.
Mà cái này hơi bên lề tí nhưng mà trước khi xem bộ anime này mình nghĩ kiểu như Takagi là cô bé thông minh, sẽ dùng đủ mọi chiêu trò để chọc ghẹo Nishikata. Thế nhưng khi xem rồi thì cái đó chỉ chiếm phần nhỏ thôi, phần lớn là cái cậu Nishikata này tự suy nghĩ quá lên rồi tự đưa mình vào rọ mà thôi, Takagi nhiều khi tỏ ra rất là dịu dàng nữa là đằng khác.
8. Darling in the Franxx (6/10 - tạm thời)
Bộ này thì đề cập quá nhiều trên mạng, mấy trang review rồi nên mình chỉ nêu nhận định ngắn gọn thôi đó là mình không thích lắm mấy chi tiết drama tuổi teen tình tay ba, cucked của bộ này. Cái thu hút của bộ này là ý tưởng về thế giới hậu tận thế và bí ẩn của những “người lớn”. Mình nghĩ bộ anime nên tập trung về xây dựng thế giới, cung cấp nhiều thông tin hơn về thế giới về những con quái vật đã tấn công các đồn điền.
Mình cảm thấy như bộ anime bị biến thành một show kiểu như tình yêu, tình bạn chiến thắng tất cả, power up sức mạnh tinh thần vậy. Trong khi mình mong muốn nó sẽ là trận chiến căng thẳng sống còn với quái vật và các nhân vật bị đấu tranh nội tâm dữ dội khi bí ẩn đằng sau đồn điền dần hé lộ (kiểu như vậy). Nhưng rốt cuộc lại biết thành romance ship cặp này cặp kia, chuyện tình lằng nhằng phức tạp à.
Nói chung do đây là một bộ original và là hàng của trigger nên mọi thứ vẫn đang còn ở phía trước và mọi plot twist lớn đều có thể xuất hiện một cách bất ngờ nên mình vẫn sẽ tiếp tục theo dõi và mong đợi vào nửa sau của bộ anime này.
9. Pop team epic (6/10)
Tôi vừa xem cái quái gì thế này! Chính là phản ứng chung của người xem ngay từ tập đầu của Pop team epic. Ngay cả đạo diễn cùng dàn staff sản xuất còn không hiểu mình vừa tạo ra cái quái gì nữa mà thì làm sao người xem hiểu được.
Mà việc không thể hiểu được là cũng dễ hiểu thôi, bởi vì bộ anime này đơn giản không có ý nghĩa, tất cả chỉ là những trò hài đầy ngẫu hứng và parody về những meme, những bộ phim, game nổi tiếng trên mạng tất cả chỉ nhằm mục đích tạo ra tiếng cười và sự mới lạ mà thôi.
Những trò hài của Pop team epic một phần do quá ngẫu nhiên, một phần do parody nhiều thứ của nền văn hóa hiện đại nhật bản, điều mà những khán giả nước ngoài như chúng ta nhiều khi không thể nắm bắt hết được. Nên dẫn đến những trò trên rất là “hit or miss”, nhiều người có thể cho là rất nhảm nhí và ghét bộ này.
Thế nhưng, đối với mình, đó là một điểm khá thú vị của bộ này. Một trong những vấn đề của mình đối với thể loại hài hước đó là những tình tiết gây cười hay lặp đi lặp lại. Thông thường ở 1,2 tập đầu xem rất vui, cười rất đã nhưng càng về sau càng chán dần. Có 1 số bộ lại sử dụng cả những cái cliche đã quá xưa cũ ví dụ như “tuyệt chiêu thánh ngã”, hay vào nhằm phòng tắm nữ,... Thử nghĩ xem, một người như mình, đã thấy mấy cảnh này lặp đi lặp lại hàng trăm lần rồi, có còn cảm thấy buồn cười nửa không?
Đối với Pop team epic, các chi tiết gây cười là rất đa dạng và không theo bất kỳ cliche, hình mẫu nào cả. Nó có thể là bất cứ thứ gì và nhiều khi là những thứ mà bạn khó thể tưởng tượng ra nổi. Do đó nó mới lạ, và do đó mình có thể hoàn thành bộ này, trong khi nhiều bộ comedy khác chỉ drop sau vài tập.
Ngoài ra, cũng phải khen ngợi sự kỳ công của dàn staff anime đã đầu tư rất nhiều dàn seiyuu cực khủng của bộ anime này, và sáng tạo bằng việc đưa cả người thực vào anime, kỹ thuật stop motion bằng hình nộm và đặc biệt là cái skit về Hellshake Yano, là một trong những kỷ thuật hoạt họa ấn tượng nhất mình từng biết.
Đúng là nó khá nhảm nhí, nhưng ít ra cũng là sự nhảm nhí có đầu tư và khác biệt nhỉ.
10. Kokkoku (5.5/10)
Về bộ Kokkoku này thì chỉ nhận xét thế này thôi, đối với mình đây là một bộ anime đúng nghĩa ở mức trung bình. Tức là chẳng có gì quá tệ hay làm mình ghét cả, nhưng cũng chẳng có gì nổi bật cả.
Bộ này cũng có một cái ý tưởng khá là thú vị, đó là về một thế giới song song nơi mọi thứ dừng lại gọi là Chỉ giới và đơn giản là cuộc chiến giữa một gia đình giữ hòn đá có thể mở cánh cổng vào chỉ giới và một tổ chức có âm mưu kiểm soát Chỉ giới nhằm mục đích riêng. Mục đích của bộ anime là tạo ra một bộ bí ẩn, thriller đầy kịch tính, thế nhưng lại không truyền tải sự kịch tính đó đến mình được. Do việc sử dụng “plot convenient” (những chi tiết có lợi mang tính đầy bất ngờ và may mắn đến với nhân vật chính trong các tình huống cấp thiết) đã khiến sự kịch tính giảm đi khá nhiều, ví dụ như việc các thành viên trong gia đình Yuri được ban năng lực mạnh mẽ khiến việc đánh bại kẻ địch dễ dàng hơn rất nhiều hay cái kết tự nhiên một nhân vật không xuất hiện trong những tập trước đột nhiên xuất hiện để cứu Yuri theo một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
Nhân vật phần lớn đều khá nhạt nhẽo, có một số nhân vật phần lớn thời gian khá là vô dụng như anh của Yuri, hay cha của Yuri chủ yếu là gây hài. Có lẻ thú vị nhất là nhân vật phản diện Sagawa, tỏ ra ngầu, mạnh mẽ và có lý tưởng to lớn của riêng mình. Nhưng đáng tiếc là nhân vật này lại bị đánh bại khá nhanh chóng và sau đó lại hồi sinh thành đứa con nít và thành con của Yuri (một chi tiết khá là chấm hỏi )
Tuy nhiên thì bộ anime lâu lâu cũng có một số tình tiết gây cấn và bí ẩn về chỉ giới cũng là một điều gây được sự tò mò nên cũng giúp mình hoàn thành hết 12 tập. Do đó, mình cũng không nghĩ bộ này dở tệ gì cả.
Có thể một số người sẽ đánh giá khác với mình về bộ anime nhưng mà chắc hẳn chúng ta nên đều đồng tình rằng cái Opening của bộ này là 10/10, best Opening mùa đông – 2018 rồi.
11. Overlord SS2 (5.5/10)
Sau một khoảng thời gian chờ đợi thì studio nổi tiếng ít ra phần tiếp theo là Madhouse đã cho ra thông báo về season 2 của bộ Overlord. Điều này gây nhiều sự mong chờ từ cộng đồng anime trên mạng. Thế nhưng, khi bộ anime công chiếu thì cỏ vẻ có khá nhiều người than vãn, cho rằng phần 2 của Overlord tệ và chán hơn hẳn so với phần 1. Than rằng nhân vật chính Ainz thiếu dất diễn và việc quá chú trọng vào nhân vật phụ là không cần thiết.
Mình thì lại nghĩ rằng việc cắt bớt đất diễn của Ainz và phát triển nhân vật phụ là cần thiết. Tuy nhiên, cái vấn đề ở đây đó là những nhân vật mà bộ này tập trung vào đó là những nhân vật theo chủ nghĩa anh hùng truyền thống: như lãnh đạo của mấy con thằn lằn (con cầm cây kiếm băng, tên dài quá nên khó nhớ ) và Climb. Điều này thì không sai nhưng nó lại không phù hợp với đối tượng khán giả của Overlord, họ xem bộ này là vì antihero chứ không phải vì hero. Và mấy nhân vật hero này quá theo khuôn mẫu nhạt nhẽo không có nét riêng gì hết nên dĩ nhiên là sẽ gây chán rồi.
Ngoài chuyện đó ra thì mình không thấy sự thay đổi nào khác của Overlord cả. Vẫn là một câu chuyện đời thường của anh chàng nhân vật chính chủ yếu để self-insert hằng ngày cố gắng đóng vai ma vương cùng dàn thuộc hạ kiêm harem luôn luôn nâng bi anh ta mọi lúc mọi nơi thôi.
Tuy không có gì nổi bật nhưng mà phần hai này cũng có những chi tiết hài hước khá vui nhộn như anh xương live-stream sex thú hay Shalchair,... Nghĩ lại chắc mình còn xem Overlord đến bây giờ chắc chỉ do yếu tố hài hước.
-Sơ lược về những bộ mình đã dropped:
+ Beatless: Chủ yếu vào xem thử bộ này vì cái ảnh bìa giống như Guilty Crown thôi. Nhưng dĩ nhiên mình đã đoán trước rằng bộ này chỉ được cái ảnh bìa thôi. Mọi thứ từ cốt truyện đến nhân vật đều không thể cliche và tầm thường hơn. Ít ra thì Guilty Crown mấy tập đầu cũng còn hấp dẫn và có artstyle, âm nhạc tuyệt vời. Inori cũng nhìn đẹp và phong cách hơn hẳn nữ chính trong bộ này.
+ Grancrest Senki: một bộ có nhịp phim (pacing) khá dị, một số tập thì rush như chưa từng được rush (như ngay tập đầu tiên) kiến mình không hiểu cái quái gì cả, một số tập lại khá chậm rãi. Ngoài ra yếu tố chính trị và chiến thuật trong bộ này khá là nửa mùa, giống như trò trẻ con vậy. Cái yếu tố hấp dẫn nhất chắc chỉ là nữ chính. Thế nhưng thôi, mình không coi hết 24 tập chỉ vì một nhân vật đâu.
+ Citrus: Bộ anime này mình đã đọc manga rồi. Chủ yếu đọc manga vì artstyle và mấy cảnh yuri nồng thắm ( ͡° ͜ʖ ͡°). Nhưng mà thú thật là yếu tố drama của bộ này rất là lằng nhằng, dễ gây bực và nhảm nhỉ giống mấy bộ tình cảm học đường thông thường. Cho nên khi lên anime, một là cái artstyle không đẹp bằng manga, hai là mấy cảnh yuri trong anime mình xem không có hứng thú nhiều nửa (có thể do đã đọc trước trong manga rồi) nên chẳng còn gì níu kéo mình nữa.
+ Fate/extra: Bộ này đã một lần lên group Vns rant rồi nên mình không muốn nhắc nhiều nữa. Chủ yếu là do mình thất vọng vì đã kỳ vọng sự kết hợp của Fate và studio Shaft có thể tạo ra một thứ hay ho, thú vị. Chắc cuối cùng thì Fate vẫn không thể rời xa khỏi Ufotable.
PHẦN RECOMMEND
Sau đây là những bộ mà mình muốn khuyên các bạn hãy xem:
Sangatsu no lion:
Tại sao bộ này lại không nổi tiếng trong khi lại tuyệt vời đến như vậy. Là do bộ này là slice of life, nhịp phim chậm? Hay là do chủ đề về shogi, khó tiếp cận? Mình không nghĩ vậy. Hãy nhìn vào những bộ drama nổi tiếng như Clannad, Shigatsu. Clannad phần 1 nhịp phim cũng chậm vãi loằn vậy. Và mình không nghĩ là mọi người quan tâm nhiều đến nhạc thính phòng.
Cái sự ảnh hưởng ở đây là do yếu tố cộng đồng mà thôi, Clannad và Shigatsu thường xuyên nằm trong mấy cái bảng xếp hạng “anime lấy nước mắt người xem” hay “anime xem trước khi chết” của mấy trang otatrym, có nhiều trang còn rất đam mê việc post ảnh 4-6 ô gì đó của bộ Shigatsu cơ mà. Do đó, mình nghĩ vấn đề ở đây là do chúng ta chưa tích cực quảng bá cho bộ này. Từ đó, mình mong mỗi người chúng ta nếu đã xem và yêu thích 3-gatsu thì hãy chia sẻ nó đến mọi người xung quanh hơn để có nhiều người hơn được biết tác phẩm đầy quý giá này.
After the Rain
Mọi người đừng nên bận tâm cái yếu tố chênh lệch tuổi tác lắm bởi vì đây là một bộ anime rất nhẹ nhàng, đời thường. Và bộ này cũng tập trung vào những vấn đề cuộc sống của các nhân vật chứ không phải chỉ nghĩ đến chuyện hẹn hò, hun hít như mấy bộ tình cảm tuổi teen. Ăn mặn? Chẳng có cái gì mặn ở đây hết, đây là một bộ hoàn toàn ngọt ngào và đáng yêu nên đừng có suốt ngày mở miệng ra là ăn mặn, ăn mặn...
Devilman Crybaby
Bộ này thì recommend nhưng với điều kiện là nhớ cảnh giác đàng hoàng kẻo phụ huynh gank. Nếu mình khẳng định là cứ vài phút là có cảnh lộ vú hay máu me thì là không phải nói chơi đâu.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.
#Athes
Nói chung bộ này chỉ có một chủ đề khá đơn giản thôi, là về thả thính và đớp thính ( đùa thôi, là về tình cảm trong sáng thời học trò). Đây vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu của bộ anime này. Điểm mạnh ở đây đó là bộ này rất đáng yêu và hồn nhiên, không có drama, tình tay ba tay bốn nhảm nhí gì hết, chỉ có tình cảm trong sáng thuần túy thôi nên đem đến sự dễ chịu cho khán giả. Tuy nhiên, điểm yếu đó chính là cấu trúc cốt truyện lặp đi lặp lại, cứ sau mỗi tập thì Takagi chọc ghẹo anh main, anh main đỏ mặt, những tưởng đến cuối tập sẽ có sự phát triển tình cảm của hai bên. Rốt cuộc thì sang tập mới, mọi thứ giống như được “reset” lại, và rốt cuộc sau khá nhiều tập, mối quan hệ giữa hai nhân vật chính cảm thấy chẳng có tiến tiển gì cả.
Điều này khiến người xem dần mất hứng thú. Thật sự, ở những tập đầu, bộ này là 1 trong những bộ mình thích nhất, hơn cả Violet Evergarden và tranh thủ đón xem từng tập ngay khi vừa mới “ra lò”. Nhưng càng về cuối thì mình thực sự khá là chậm chạp trong việc hoàn thành cho nốt bộ này.
Mà cái này hơi bên lề tí nhưng mà trước khi xem bộ anime này mình nghĩ kiểu như Takagi là cô bé thông minh, sẽ dùng đủ mọi chiêu trò để chọc ghẹo Nishikata. Thế nhưng khi xem rồi thì cái đó chỉ chiếm phần nhỏ thôi, phần lớn là cái cậu Nishikata này tự suy nghĩ quá lên rồi tự đưa mình vào rọ mà thôi, Takagi nhiều khi tỏ ra rất là dịu dàng nữa là đằng khác.
8. Darling in the Franxx (6/10 - tạm thời)
Bộ này thì đề cập quá nhiều trên mạng, mấy trang review rồi nên mình chỉ nêu nhận định ngắn gọn thôi đó là mình không thích lắm mấy chi tiết drama tuổi teen tình tay ba, cucked của bộ này. Cái thu hút của bộ này là ý tưởng về thế giới hậu tận thế và bí ẩn của những “người lớn”. Mình nghĩ bộ anime nên tập trung về xây dựng thế giới, cung cấp nhiều thông tin hơn về thế giới về những con quái vật đã tấn công các đồn điền.
Mình cảm thấy như bộ anime bị biến thành một show kiểu như tình yêu, tình bạn chiến thắng tất cả, power up sức mạnh tinh thần vậy. Trong khi mình mong muốn nó sẽ là trận chiến căng thẳng sống còn với quái vật và các nhân vật bị đấu tranh nội tâm dữ dội khi bí ẩn đằng sau đồn điền dần hé lộ (kiểu như vậy). Nhưng rốt cuộc lại biết thành romance ship cặp này cặp kia, chuyện tình lằng nhằng phức tạp à.
Nói chung do đây là một bộ original và là hàng của trigger nên mọi thứ vẫn đang còn ở phía trước và mọi plot twist lớn đều có thể xuất hiện một cách bất ngờ nên mình vẫn sẽ tiếp tục theo dõi và mong đợi vào nửa sau của bộ anime này.
9. Pop team epic (6/10)
Tôi vừa xem cái quái gì thế này! Chính là phản ứng chung của người xem ngay từ tập đầu của Pop team epic. Ngay cả đạo diễn cùng dàn staff sản xuất còn không hiểu mình vừa tạo ra cái quái gì nữa mà thì làm sao người xem hiểu được.
Mà việc không thể hiểu được là cũng dễ hiểu thôi, bởi vì bộ anime này đơn giản không có ý nghĩa, tất cả chỉ là những trò hài đầy ngẫu hứng và parody về những meme, những bộ phim, game nổi tiếng trên mạng tất cả chỉ nhằm mục đích tạo ra tiếng cười và sự mới lạ mà thôi.
Những trò hài của Pop team epic một phần do quá ngẫu nhiên, một phần do parody nhiều thứ của nền văn hóa hiện đại nhật bản, điều mà những khán giả nước ngoài như chúng ta nhiều khi không thể nắm bắt hết được. Nên dẫn đến những trò trên rất là “hit or miss”, nhiều người có thể cho là rất nhảm nhí và ghét bộ này.
Thế nhưng, đối với mình, đó là một điểm khá thú vị của bộ này. Một trong những vấn đề của mình đối với thể loại hài hước đó là những tình tiết gây cười hay lặp đi lặp lại. Thông thường ở 1,2 tập đầu xem rất vui, cười rất đã nhưng càng về sau càng chán dần. Có 1 số bộ lại sử dụng cả những cái cliche đã quá xưa cũ ví dụ như “tuyệt chiêu thánh ngã”, hay vào nhằm phòng tắm nữ,... Thử nghĩ xem, một người như mình, đã thấy mấy cảnh này lặp đi lặp lại hàng trăm lần rồi, có còn cảm thấy buồn cười nửa không?
Đối với Pop team epic, các chi tiết gây cười là rất đa dạng và không theo bất kỳ cliche, hình mẫu nào cả. Nó có thể là bất cứ thứ gì và nhiều khi là những thứ mà bạn khó thể tưởng tượng ra nổi. Do đó nó mới lạ, và do đó mình có thể hoàn thành bộ này, trong khi nhiều bộ comedy khác chỉ drop sau vài tập.
Ngoài ra, cũng phải khen ngợi sự kỳ công của dàn staff anime đã đầu tư rất nhiều dàn seiyuu cực khủng của bộ anime này, và sáng tạo bằng việc đưa cả người thực vào anime, kỹ thuật stop motion bằng hình nộm và đặc biệt là cái skit về Hellshake Yano, là một trong những kỷ thuật hoạt họa ấn tượng nhất mình từng biết.
Đúng là nó khá nhảm nhí, nhưng ít ra cũng là sự nhảm nhí có đầu tư và khác biệt nhỉ.
10. Kokkoku (5.5/10)
Về bộ Kokkoku này thì chỉ nhận xét thế này thôi, đối với mình đây là một bộ anime đúng nghĩa ở mức trung bình. Tức là chẳng có gì quá tệ hay làm mình ghét cả, nhưng cũng chẳng có gì nổi bật cả.
Bộ này cũng có một cái ý tưởng khá là thú vị, đó là về một thế giới song song nơi mọi thứ dừng lại gọi là Chỉ giới và đơn giản là cuộc chiến giữa một gia đình giữ hòn đá có thể mở cánh cổng vào chỉ giới và một tổ chức có âm mưu kiểm soát Chỉ giới nhằm mục đích riêng. Mục đích của bộ anime là tạo ra một bộ bí ẩn, thriller đầy kịch tính, thế nhưng lại không truyền tải sự kịch tính đó đến mình được. Do việc sử dụng “plot convenient” (những chi tiết có lợi mang tính đầy bất ngờ và may mắn đến với nhân vật chính trong các tình huống cấp thiết) đã khiến sự kịch tính giảm đi khá nhiều, ví dụ như việc các thành viên trong gia đình Yuri được ban năng lực mạnh mẽ khiến việc đánh bại kẻ địch dễ dàng hơn rất nhiều hay cái kết tự nhiên một nhân vật không xuất hiện trong những tập trước đột nhiên xuất hiện để cứu Yuri theo một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
Nhân vật phần lớn đều khá nhạt nhẽo, có một số nhân vật phần lớn thời gian khá là vô dụng như anh của Yuri, hay cha của Yuri chủ yếu là gây hài. Có lẻ thú vị nhất là nhân vật phản diện Sagawa, tỏ ra ngầu, mạnh mẽ và có lý tưởng to lớn của riêng mình. Nhưng đáng tiếc là nhân vật này lại bị đánh bại khá nhanh chóng và sau đó lại hồi sinh thành đứa con nít và thành con của Yuri (một chi tiết khá là chấm hỏi )
Tuy nhiên thì bộ anime lâu lâu cũng có một số tình tiết gây cấn và bí ẩn về chỉ giới cũng là một điều gây được sự tò mò nên cũng giúp mình hoàn thành hết 12 tập. Do đó, mình cũng không nghĩ bộ này dở tệ gì cả.
Có thể một số người sẽ đánh giá khác với mình về bộ anime nhưng mà chắc hẳn chúng ta nên đều đồng tình rằng cái Opening của bộ này là 10/10, best Opening mùa đông – 2018 rồi.
11. Overlord SS2 (5.5/10)
Sau một khoảng thời gian chờ đợi thì studio nổi tiếng ít ra phần tiếp theo là Madhouse đã cho ra thông báo về season 2 của bộ Overlord. Điều này gây nhiều sự mong chờ từ cộng đồng anime trên mạng. Thế nhưng, khi bộ anime công chiếu thì cỏ vẻ có khá nhiều người than vãn, cho rằng phần 2 của Overlord tệ và chán hơn hẳn so với phần 1. Than rằng nhân vật chính Ainz thiếu dất diễn và việc quá chú trọng vào nhân vật phụ là không cần thiết.
Mình thì lại nghĩ rằng việc cắt bớt đất diễn của Ainz và phát triển nhân vật phụ là cần thiết. Tuy nhiên, cái vấn đề ở đây đó là những nhân vật mà bộ này tập trung vào đó là những nhân vật theo chủ nghĩa anh hùng truyền thống: như lãnh đạo của mấy con thằn lằn (con cầm cây kiếm băng, tên dài quá nên khó nhớ ) và Climb. Điều này thì không sai nhưng nó lại không phù hợp với đối tượng khán giả của Overlord, họ xem bộ này là vì antihero chứ không phải vì hero. Và mấy nhân vật hero này quá theo khuôn mẫu nhạt nhẽo không có nét riêng gì hết nên dĩ nhiên là sẽ gây chán rồi.
Ngoài chuyện đó ra thì mình không thấy sự thay đổi nào khác của Overlord cả. Vẫn là một câu chuyện đời thường của anh chàng nhân vật chính chủ yếu để self-insert hằng ngày cố gắng đóng vai ma vương cùng dàn thuộc hạ kiêm harem luôn luôn nâng bi anh ta mọi lúc mọi nơi thôi.
Tuy không có gì nổi bật nhưng mà phần hai này cũng có những chi tiết hài hước khá vui nhộn như anh xương live-stream sex thú hay Shalchair,... Nghĩ lại chắc mình còn xem Overlord đến bây giờ chắc chỉ do yếu tố hài hước.
-Sơ lược về những bộ mình đã dropped:
+ Beatless: Chủ yếu vào xem thử bộ này vì cái ảnh bìa giống như Guilty Crown thôi. Nhưng dĩ nhiên mình đã đoán trước rằng bộ này chỉ được cái ảnh bìa thôi. Mọi thứ từ cốt truyện đến nhân vật đều không thể cliche và tầm thường hơn. Ít ra thì Guilty Crown mấy tập đầu cũng còn hấp dẫn và có artstyle, âm nhạc tuyệt vời. Inori cũng nhìn đẹp và phong cách hơn hẳn nữ chính trong bộ này.
+ Grancrest Senki: một bộ có nhịp phim (pacing) khá dị, một số tập thì rush như chưa từng được rush (như ngay tập đầu tiên) kiến mình không hiểu cái quái gì cả, một số tập lại khá chậm rãi. Ngoài ra yếu tố chính trị và chiến thuật trong bộ này khá là nửa mùa, giống như trò trẻ con vậy. Cái yếu tố hấp dẫn nhất chắc chỉ là nữ chính. Thế nhưng thôi, mình không coi hết 24 tập chỉ vì một nhân vật đâu.
+ Citrus: Bộ anime này mình đã đọc manga rồi. Chủ yếu đọc manga vì artstyle và mấy cảnh yuri nồng thắm ( ͡° ͜ʖ ͡°). Nhưng mà thú thật là yếu tố drama của bộ này rất là lằng nhằng, dễ gây bực và nhảm nhỉ giống mấy bộ tình cảm học đường thông thường. Cho nên khi lên anime, một là cái artstyle không đẹp bằng manga, hai là mấy cảnh yuri trong anime mình xem không có hứng thú nhiều nửa (có thể do đã đọc trước trong manga rồi) nên chẳng còn gì níu kéo mình nữa.
+ Fate/extra: Bộ này đã một lần lên group Vns rant rồi nên mình không muốn nhắc nhiều nữa. Chủ yếu là do mình thất vọng vì đã kỳ vọng sự kết hợp của Fate và studio Shaft có thể tạo ra một thứ hay ho, thú vị. Chắc cuối cùng thì Fate vẫn không thể rời xa khỏi Ufotable.
PHẦN RECOMMEND
Sau đây là những bộ mà mình muốn khuyên các bạn hãy xem:
Sangatsu no lion:
Tại sao bộ này lại không nổi tiếng trong khi lại tuyệt vời đến như vậy. Là do bộ này là slice of life, nhịp phim chậm? Hay là do chủ đề về shogi, khó tiếp cận? Mình không nghĩ vậy. Hãy nhìn vào những bộ drama nổi tiếng như Clannad, Shigatsu. Clannad phần 1 nhịp phim cũng chậm vãi loằn vậy. Và mình không nghĩ là mọi người quan tâm nhiều đến nhạc thính phòng.
Cái sự ảnh hưởng ở đây là do yếu tố cộng đồng mà thôi, Clannad và Shigatsu thường xuyên nằm trong mấy cái bảng xếp hạng “anime lấy nước mắt người xem” hay “anime xem trước khi chết” của mấy trang otatrym, có nhiều trang còn rất đam mê việc post ảnh 4-6 ô gì đó của bộ Shigatsu cơ mà. Do đó, mình nghĩ vấn đề ở đây là do chúng ta chưa tích cực quảng bá cho bộ này. Từ đó, mình mong mỗi người chúng ta nếu đã xem và yêu thích 3-gatsu thì hãy chia sẻ nó đến mọi người xung quanh hơn để có nhiều người hơn được biết tác phẩm đầy quý giá này.
After the Rain
Mọi người đừng nên bận tâm cái yếu tố chênh lệch tuổi tác lắm bởi vì đây là một bộ anime rất nhẹ nhàng, đời thường. Và bộ này cũng tập trung vào những vấn đề cuộc sống của các nhân vật chứ không phải chỉ nghĩ đến chuyện hẹn hò, hun hít như mấy bộ tình cảm tuổi teen. Ăn mặn? Chẳng có cái gì mặn ở đây hết, đây là một bộ hoàn toàn ngọt ngào và đáng yêu nên đừng có suốt ngày mở miệng ra là ăn mặn, ăn mặn...
Devilman Crybaby
Bộ này thì recommend nhưng với điều kiện là nhớ cảnh giác đàng hoàng kẻo phụ huynh gank. Nếu mình khẳng định là cứ vài phút là có cảnh lộ vú hay máu me thì là không phải nói chơi đâu.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.
#Athes
Nhận xét
Đăng nhận xét