[GIẢI ẢO] MỘT SỐ SAI LẦM VỀ VẤN ĐỀ LƯƠNG ANIMATOR
Khi đọc các trang tin anime hiện nay các bạn thường nghe nhiều sự than phiền về vấn đề lương animator ví dụ như các animator có mức thu nhập thấp trong khi phải làm việc quá giờ đến nỗi phải nhập viện. Nỗi lo sợ rằng tình trạng này càng nghiêm trọng sẽ khiến ngành công nghiệp anime bị sụp đổ đã trở thành một vấn đề nổi cộm trong cộng đồng anime với nhiều luồn ý kiến khác nhau.
Hiện nay có nhiều bạn đang có nhận thức sai lầm về vấn đề này do sự tuyên truyền của nhiều trang với cái nhìn phiến diện, không bao quát như trang vnsharing. Do đó mình viết bài viết này với mục đích là cung cấp cho các bạn một góc nhìn khách quan, xác thực hơn về vấn đề này.
Để dễ dàng cho các bạn có thông tin cụ thể nhất, mình sẽ trình bày đi thẳng vào trọng tâm, mỗi mục tương ứng với 1 quan niệm sai lầm và bên dưới là những luận điểm, luận cứ để phản biện lại những quan điểm đó.
1. Mức lương của cả ngành công nghiệp, của tất cả animator đều thấp như nhau? Không!
Sai lầm thứ nhất khi nhận định về vấn đề lương animator đó là nghĩ rằng do ngành công nghiệp làm ăn thua lỗ, không đủ lợi nhuận để trả lương cho các animator và nghĩ rằng người nào cũng lương thấp như nhau.
Thực tế theo số liệu chính thức của hiệp hội hoạt hình Nhật Bản năm 2018 (giống như trong bài “hoạt hình Trung Quốc thống trị anime của mình đã nêu). Thì toàn ngành công nghiệp đang tăng trưởng đều liên tục trong 7 năm qua, tăng đến 108%/năm. Tức là ngành công nghiệp vẫn đang đều đặn tạo ra lợi nhuận chứ không phải trong tình trạng thua lỗ như một số trang đưa thông tin sai lệch.
Thứ hai đó là trong ngành công nghiệp các animator người ta cũng phân chia theo nhiều cấp bậc chứ không phải ai ai cũng có mức lương như nhau. Đến đây thì các bạn phải biết rằng để làm ra một cảnh trong một bộ anime thì các animator thường phải vẽ khoảng 10 khung hình tương ứng với mỗi giây. Trong đó người ta chia ra làm hai loại khung hình, một đó là “key frames”- các khung hình chính, những khung hình này sẽ quyết định tính chất của chuyển động trong cảnh đó. Thứ hai đó là “in-between frames”, các khung hình phụ thêm vào cho đủ số lượng khung hình yêu cấu và cho chuyển động thêm chi tiết. Các bạn tưởng tượng cũng giống như việc người ta phác thảo vẽ sơ qua rồi, ta chỉ đồ lại và thêm chi tiết cho sống động hơn. Các khung “key frames” có vai trò quan trọng hơn nên thường được các animtor có kinh nghiệm và tài năng vẽ, còn các “in-between frames” chỉ được xem như công việc gia công nên có thể chỉ được những người mới vào nghề animator, những người làm part-time, hay những người đến từ các nước có nhân công rẻ như Philiphines đảm nhận.
Các bạn chắc hẳn đã từng thấy qua các bước hình chụp được khi pause một bộ anime sẽ thấy nhân vật được vẽ khá tệ. Ví dụ như:
https://i.kinja-img.com/gawker-media/image/upload/t_original/u7irs3wgynpwbl4zifpx.jpg
https://i.redd.it/vhhlk3jkzzr01.png
Đây là các “in-between frames” bị vẽ ẩu để nộp cho nhanh cho thấy rằng chất lượng của các “in-between animators” thay đổi rất thất thường so với các “key animators”. Và từ đó dẫn đến vấn đề lương bổng của 2 loại animator này khá là chênh lệch nhau.
Các animator mà “lương còn thua nhân viên bán gà KFC” thì cụ thể ở đây chính là các “in-between animators” và những người làm những việc gia công không quá quan trọng như vẽ cảnh nền, thêm màu, thêm thắt chi tiết,…. Còn đối với những người giữ vai trò càng lớn trong một dự án anime như các đạo diễn hình ảnh, hoạt họa, đạo diễn chính, producer thì tiền lương sẽ càng tăng tiến nhanh chóng.
Cụ thể thì mình có 1 hình minh họa về phân bậc tiền lương đi cùng với bài viết này. Trong đó những người được trả lương thấp nhất là các animator từ những nước nhân công rẻ như Philiphines với mức lương trung bình 8500$/năm tương ứng với 700$/tháng hay 16 triệu/tháng, một mức lương nghe khá hấp dẫn với người việt mình nhưng mà các bạn nhớ đây là nhật bản như thủ đô Tokyo với mức thuê nhà giá trên trời thì cũng khó khăn để xoay sở cuộc sống. Nếu có quốc tịch nhật, các animator thông thường sẽ có mức lương 20 triệu/tháng thì cũng chỉ đủ cho chi tiêu thiết yếu nhất thôi. Tuy nhiên khi đảm nhiệm những vai trò quan trọng, mức lương sẽ tăng lên chóng mặt, các đạo diễn từng tập sẽ có mức lương gần 48 triệu/tháng, gấp đôi so với các animator thông thường. Producer, người quản lý toàn bộ dự án anime, sẽ có mức lương lên đến 140 triệu/tháng. Còn những người có mức thu nhập khủng nhất toàn ngành công nghiệp chính là các seiyuu (diễn viên lồng tiếng) với mức lương cực khủng, có thể lên đến 1 tỷ 300 triệu/tháng! Bởi vì ở các seiyuu nổi tiếng có thể xem như tương tự như các idols hay diễn viên hạng A. Họ không những tham gia lồng tiếng cho anime mà họ còn tham gia các event quảng bá cho bộ anime đó là thậm chí là tổ chức show diễn ca nhạc của riêng mình nữa!
Do đó, trong bài viết này mình muốn nhấn mạnh với các bạn về vấn đề lương animator đó là, cốt lõi của vấn đề này không phải là lương thấp mà là SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG trong phân chia lương và phân chia lợi nhuận kiếm được của ngành công nghiệp. Phần lớn lợi nhuận thu được sẽ được chảy vào túi của những người có chức quyền, vai trò lớn trong ngành công nghiệp, còn các animator mới vào nghề, sẽ phải ngậm ngùi chịu đựng đồng lương chỉ đủ sống qua ngày. Nhiều trang chỉ đưa tin rằng lương của animator thấp mà không chỉ rõ ra sự bất bình đẳng này dẫn đến nhiều người hiểu rằng ngành công nghiệp anime rất là nghèo nàn. Thực tế các đạo diễn chính, producer nổi tiếng không những đủ sống mà có thể dư dã đến mức có thể đi du lịch, tham gia các hội chợ anime lớn trên thế giới như anime expo tại Mỹ để quảng bá cho những dự án anime của mình.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng animators làm việc quá sức có phải là do kĩ thuật sản xuất phim hoạt hình giới hạn? Không!
Sai lầm này cụ thể ở đây là trang vnsharing trong 1 bài viết của mình đã cho rằng những kỹ thuật sản xuất phim hoạt hình được Osamu Tezuka tạo ra đã khiến cả ngành công nghiệp xuất hiện vấn đề trên.
Bài viết trên cũng đã được bác Atom bash rồi nên mình sẽ không đi vào chi tiết. Ở đây mình chỉ muốn nhấn mạnh rằng các kỹ thuật hoạt họa hạn chế như cắt giảm số lượng khung hình, giảm thiểu chuyển động của các nhân vật khi không cần thiết hay việc chèn vào opening, ending,...vv... Cũng chỉ là những biện pháp phù hợp với điều kiện đầy khó khăn thời đó khi mà một studio chỉ được tạo nên từ tiền túi của một mangaka như vậy. Việc tạo ra một series dài tập mà bằng kỹ thuật “full animation” đơn giản là điều không thể, nên không thể bắt bác Tezuka-san làm điều mà căn bản là không thể được.
Các kỹ thuật hoạt họa hạn chế nêu trên còn được sử dụng đến ngày nay là vì tính hiệu quả của chúng với tính chất của các studio anime. Vì phần lớn các studio anime nhật thường nhỏ với chỉ khoảng vài chục animator làm việc cho 1 bộ anime, cho nên nếu đầu tư vào “full animation” sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức và nguy cơ thua lỗ lớn. Ngoài ra việc đổ thừa cho kỹ thuật sản xuất anime khiến số lượng anime sản xuất ra ngày càng nhiều khiến cho nhân công quá tải cũng không có căn cứ. Bởi vì theo như bản báo cáo của hiệp hội hoạt họa Nhật Bản thì số lượng và cả thời lượng anime được sản xuất ra trong 3 năm 2015-2017 đang có dấu hiệu chững lại, thể hiện rằng ngành công nghiệp đang ngưng việc sản xuất hàng loạt anime với số lượng lớn mà đang đầu tư vào chất lượng hoạt họa nhiều hơn.
Vậy thì nguyên nhân nằm ở đâu? Tại sao các animators thông thường không những bị trả lương thấp mà còn làm việc quá giờ và tại sao họ không dám lên tiếng chống lại thực trạng trên? Mình nghĩ nguyên nhân của vấn đề này là tổ hợp của những đặc điểm vắn hóa xã hội đặc trưng của Nhật Bản và của ngành công nghiệp hoạt hình.
Thứ nhất phải kể đến đó là văn hóa làm việc của người Nhật. Văn hóa làm việc của người Nhật, phải nói rằng là khá khắc nghiệt. Gần đây mình có xem được một video khá bổ ích của một anh có kinh nghiệm đã từng làm trong công ty Nhật, đã nêu ra những vấn đề quan trọng trong văn hóa làm việc của họ, các bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì hãy theo link sau:
https://youtu.be/8nQi1WbqDbg
Theo anh này thì một đặc điểm cơ bản của người Nhật đó là họ đôi khi quá cầu toàn và tỉ mỉ trong công việc, việc này có thể đem lại nhiều điều phiền phức và khiến tiến độ công việc bị trì trệ. Trong công đoạn sản xuất anime sẽ có đạo diễn hoạt họa là người giám sát, kiểm tra các khung hình sao cho chuyển động nhân vật được tự nhiên và nhân vật không bị “off-model” tức là không bị biến dạng hay quá khác biệt với thiết kế ban đầu. Nếu như có những khung hình mà đạo diễn hoạt họa nghĩ rằng chưa đạt yêu cầu thì bắt buộc các animators phải vẽ lại khung hình đó.
Trong video tài liệu kể lại quá trình sản xuất bộ anime “Little Witch Academia”, ở đoạn bắt đầu từ 6:11 như đường link sau: https://youtu.be/Ba55wWnEn3s?t=371 Thì ta thấy rõ producer của bộ anime lo lắng rằng dự án sẽ không kịp tiến độ là vì tính cầu toàn của đạo diễn Yoh Yoshinari, khi mà ông liên tục loại ra những khung hình mà ông cho rằng không đạt yêu cầu, các animators phải liên tục vẽ lại khiến cho toàn bộ dự án bị trì trệ. Và khi thời hạn deadline gần kề dĩ nhiên mọi người đều phải làm tăng ca, quá giờ để chạy đua với thời gian. Do đó, cụ thể trong trường hợp này ta thấy rằng nguyên nhân khiến các animators phải làm quá giờ hoàn toàn không phải vì kỹ thuật sản xuất phim hoạt hình hay là gì hết mà đơn giản là vì sự kỹ tình quá mức của ông đạo diễn mà thôi.
Trong một cuộc phỏng vấn của một đạo diễn người Trung Quốc trong quá trình hợp tác làm việc với studio anime Nhật. (https://www.reddit.com/r/anime/comments/5uxa2y/chinese_anime_director_wang_xin_critiques_the/). Thì ông cũng chỉ ra vấn đề lớn nhất của các studio anime đó là cách thức làm việc quá máy móc, không linh hoạt của họ. Ban đầu họ thường kỹ tính quá mức khiến cho công việc bị trì trệ, đến khi gần về cuối thì họ lại phải chạy đua với thời gian. Khiến cho một số bộ anime, những tập đầu có chất lượng rất tốt, nhưng càng về sau thì chất lượng animation càng drop thậm tệ, là do không có thời gian để mà vẽ được chỉnh chu. Một việc nữa đó là phải tuận theo quy trình, làm anime theo thứ tự các bước, các khâu xác định. Do đó khi 1 công đoạn bị chậm tiến độ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các công đoạn ngay sau đó là ảnh hưởng rất lớn đến dự án anime.
Phần lớn các trường hợp phải làm tăng ca, quá giờ đều đến từ việc dự án bị chậm tiến độ do sự không linh hoạt trong khâu sản xuất và do sự cầu toàn, kỹ tính quá mức, chứ mình nghĩ nếu hoàn thành bộ anime trước thời gian dự định thì cũng chẳng ai phải ép bạn làm việc thêm giờ làm gì.
Vậy thì tại sao các animators họ bị các studio bóc lột sức lao động mà không đấu tranh chống lại việc đó mà lại để thực trạng này cứ kéo dài mãi?
Đến đây, ta phải nhắc đến đặc điểm thứ 2 trong văn hóa làm việc của người Nhật đó là việc họ quan niệm rằng người có bản lĩnh thì phải chịu đựng hết mọi khó khăn, áp lực. Người Nhật họ rất trong danh dự, sĩ diện, nếu như có áp lực trong công việc, cuộc sống mà bạn hay đi than phiền, thì họ sẽ nghĩ bạn là kẻ không có ý chí, nghị lực. Cho nên nếu như có những bất công hay áp lực trong công việc, thay vì đấu tranh phanh phui nó ra, người Nhật lại chọn việc chỉ im lặng mà chịu đựng. Việc này chỉ dừng lại khi mà các áp lực đó ảnh hưởng nghiệm trọng lên sức khỏe đến nổi phải đi nhập viện hoặc chịu dựng không nổi dẫn đến con đường tự sát thì mới được người ta biết đến thôi. Đặc biệt ở đây là thủ đô Tokyo, ngay cả đối với người Nhật ở các thành phố khác như Osaka và Kyoto thì những người ở Tokyo vẫn là cái gì đó rất khác biệt. Họ ví những người Tokyo như là những con robot suốt ngày chỉ biết cặm cụi vào công việc không ngừng nghĩ. Và số liệu cho thấy 90% các studio anime đều nằm ở Tokyo, đã cho thấy văn hóa làm việc đầy áp lực và khắc nghiệt của người Nhật đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp anime như thế nào.
Cũng phải nói thêm một điều rằng đó là công việc animators hoàn toàn là công việc do sự đam mê mà theo đuổi cho nên một họa sĩ có thể chịu đựng ngồi vẽ nhiều giờ liền để cho tác phẩm mình tạo ra được hoàn thiện nhất. Cho nên dù có làm việc quá sức hay mức lương ít ỏi, nhiều người vẫn không chịu bỏ việc mà vẫn theo con đường mà mình đã chọn.
3. Tình trạng “lương animator” có gây sụp đổ ngành công nghiệp? Không!
Bởi vì đơn giản là nếu chỉ vấn đề này mà khiến ngành công nghiệp anime sụp đổ thì nó đã sụp đổ từ lâu rồi, không đợi đến bây giờ đâu. Thực tế là vấn đề này đã tồn tại xuyên suốt hết lịch sử của cả ngành công nghiệp anime, tồn tại trong cả thời kỳ khởi nguyên trước Osamu Tezuka, lúc mà Toei Studio, studio anime lâu đời nhất Nhật Bản mới hoạt động.
Nhiều bạn do các thông tin về các animators của Madhouse làm quá giờ đến nỗi phải nhập viện hay animators tha phiền ở trên mạng rằng không được trả lương gần đây mà nghĩ rằng tình trạng này mới xuất hiện hay ngày càng nghiêm trọng. Nhưng thực tế là đã có nhiều vụ xảy ra suốt các thời kỳ của ngành công nghiệp. Ngay cả “cha đẻ” của anime Osamu Tezuka cũng phải vì làm việc không ngừng nghĩ, quá sức mà dẫn đến bệnh ung thư dạ dày mà qua đời. Ngay cả studio nổi tiếng nhất, danh giá nhất trong ngành công nghiệp như là studio Ghibli cũng từng phải dính phốt khi mà điều kiện làm việc khắc nghiệt đã khiến animator Kondou Yoshifumi qua đời vì làm việc quá sức. Producer huyền thoại Masao Maruyama kể rằng quá trình sản xuất những bộ anime dài tập đầu tiên tại studio Mushi production được thành lập từ tiền túi của Tezuka-san là vô cùng khó khăn, và ông lúc đó là 1 sinh viên mới ra trường còn chẳng hiểu rõ về công việc mà mình làm nữa kìa. Thế như nhờ lòng đam mê, nhiệt huyết mà Tezuka-san truyền cho mà ông vẫn theo Mushi production cho đến khi studio này tan rã vào năm 1972 và sau đó vẫn tiếp tục cống hiến cho ngành công nghiệp anime cho đến ngày nay sau hơn 50 năm.
Mặc cho những vụ việc trên, ngành công nghiệp vẫn tồn tại và đang phát triển sau hơn 50 năm. Do đó, khẳng định rằng chỉ vấn đề này sẽ gây sụp đổ ngành công nghiệp là hoàn toàn không có căn cứ.
4. Việc ủng hộ anime bản quyền, mua đĩa bluray,… sẽ giúp giải quyết tình trạng “lương animator? Không!
Như mình đã có nhấn mạnh ở mục 1, cốt lõi của vấn đề lương animtor không phải là vì ngành công nghiệp nghèo nàn, không có lợi nhuận thực sự là tình trạng không công bằng, chênh lệch mức lương quá lớn giữa các vị trí. Cho nên nếu ta cứ nghĩ rằng mua càng nhiều anime, manga càng tốt để ủng hộ thì cũng chẳng giải quyết được nhiều đâu. Bởi vì cho dù doanh thu, lợi nhuận của ngành công nghiệp có tăng lên thì phần lớn lợi nhuận đó cũng sẽ chỉ chảy về túi của những giám đốc các công ty phân phối, những người có chức vụ vai trò lớn trong dự án anime, chứ các animators thông thường hưởng lợi từ lợi nhuận trên sẽ rất ít.
Với suy nghĩ mua anime, manga chỉ vì tội nghiệp cho các animators, như kiểu làm từ thiện kia thì mình nghĩ là không đúng lắm. Ta mua một tác phẩm anime, manga thì nên là vì ta yêu thích tác phẩm đó, muốn công nhận giá trị của nó nên ta bỏ tiền ra vì nó thôi. Chứ không cần phải vì tội nghiệp cho ai cả.
Vấn đề “lương animators” để được giải quyết tốt thì thực sự hoàn toàn phải phụ thuộc vào những người trong ngành và chính quyền Nhật, chứ về mặt khán giả của chúng ta đáng tiếc là không thể làm gì được đâu. Hiện tại một số studio đã nhận thức ra những hệ quả của vấn đề này bời vì nếu cứ giữ đồng lương vẫn cứ ít ỏi thì ngành công nghiệp sẽ không thu hút được nhân công dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, không phải chỉ 1 mà nhiều studio đang có những bước đi nhằm cải thiện điều kiện làm việc của các animators, mới có thể khiến họ cống hiến lâu dài cho ngành công nghiệp này được. Ngoài ra hiện nay vấn đề này cũng được nhiều phương tiện truyền thông chính của nhật bản chú ý đến được lên cả đài truyền hình NHK và các tờ báo lớn. Chính phủ Nhật Bản vẫn rất chú trọng đến sự phát triển của ngành công nghiệp anime như là một phương tiện chính để giới thiệu văn hóa nước nhật thời hiện đại và thu hút du lịch, nên ta hy vọng rằng sẽ có những chính sách thiết thực giúp cải thiện đáng kể thực trạng này trong tương lai.
Bài viết của mình đến đây là hết, cảm ơn các bạn đã đọc.
#Athes
P/S: nguồn của hình trong bài: https://www.reddit.com/r/anime/comments/5aun0c/anime_industry_salaries_updated/?utm_source=share&utm_medium=web2x
Hiện nay có nhiều bạn đang có nhận thức sai lầm về vấn đề này do sự tuyên truyền của nhiều trang với cái nhìn phiến diện, không bao quát như trang vnsharing. Do đó mình viết bài viết này với mục đích là cung cấp cho các bạn một góc nhìn khách quan, xác thực hơn về vấn đề này.
Để dễ dàng cho các bạn có thông tin cụ thể nhất, mình sẽ trình bày đi thẳng vào trọng tâm, mỗi mục tương ứng với 1 quan niệm sai lầm và bên dưới là những luận điểm, luận cứ để phản biện lại những quan điểm đó.
1. Mức lương của cả ngành công nghiệp, của tất cả animator đều thấp như nhau? Không!
Sai lầm thứ nhất khi nhận định về vấn đề lương animator đó là nghĩ rằng do ngành công nghiệp làm ăn thua lỗ, không đủ lợi nhuận để trả lương cho các animator và nghĩ rằng người nào cũng lương thấp như nhau.
Thực tế theo số liệu chính thức của hiệp hội hoạt hình Nhật Bản năm 2018 (giống như trong bài “hoạt hình Trung Quốc thống trị anime của mình đã nêu). Thì toàn ngành công nghiệp đang tăng trưởng đều liên tục trong 7 năm qua, tăng đến 108%/năm. Tức là ngành công nghiệp vẫn đang đều đặn tạo ra lợi nhuận chứ không phải trong tình trạng thua lỗ như một số trang đưa thông tin sai lệch.
Thứ hai đó là trong ngành công nghiệp các animator người ta cũng phân chia theo nhiều cấp bậc chứ không phải ai ai cũng có mức lương như nhau. Đến đây thì các bạn phải biết rằng để làm ra một cảnh trong một bộ anime thì các animator thường phải vẽ khoảng 10 khung hình tương ứng với mỗi giây. Trong đó người ta chia ra làm hai loại khung hình, một đó là “key frames”- các khung hình chính, những khung hình này sẽ quyết định tính chất của chuyển động trong cảnh đó. Thứ hai đó là “in-between frames”, các khung hình phụ thêm vào cho đủ số lượng khung hình yêu cấu và cho chuyển động thêm chi tiết. Các bạn tưởng tượng cũng giống như việc người ta phác thảo vẽ sơ qua rồi, ta chỉ đồ lại và thêm chi tiết cho sống động hơn. Các khung “key frames” có vai trò quan trọng hơn nên thường được các animtor có kinh nghiệm và tài năng vẽ, còn các “in-between frames” chỉ được xem như công việc gia công nên có thể chỉ được những người mới vào nghề animator, những người làm part-time, hay những người đến từ các nước có nhân công rẻ như Philiphines đảm nhận.
Các bạn chắc hẳn đã từng thấy qua các bước hình chụp được khi pause một bộ anime sẽ thấy nhân vật được vẽ khá tệ. Ví dụ như:
https://i.kinja-img.com/gawker-media/image/upload/t_original/u7irs3wgynpwbl4zifpx.jpg
https://i.redd.it/vhhlk3jkzzr01.png
Đây là các “in-between frames” bị vẽ ẩu để nộp cho nhanh cho thấy rằng chất lượng của các “in-between animators” thay đổi rất thất thường so với các “key animators”. Và từ đó dẫn đến vấn đề lương bổng của 2 loại animator này khá là chênh lệch nhau.
Các animator mà “lương còn thua nhân viên bán gà KFC” thì cụ thể ở đây chính là các “in-between animators” và những người làm những việc gia công không quá quan trọng như vẽ cảnh nền, thêm màu, thêm thắt chi tiết,…. Còn đối với những người giữ vai trò càng lớn trong một dự án anime như các đạo diễn hình ảnh, hoạt họa, đạo diễn chính, producer thì tiền lương sẽ càng tăng tiến nhanh chóng.
Cụ thể thì mình có 1 hình minh họa về phân bậc tiền lương đi cùng với bài viết này. Trong đó những người được trả lương thấp nhất là các animator từ những nước nhân công rẻ như Philiphines với mức lương trung bình 8500$/năm tương ứng với 700$/tháng hay 16 triệu/tháng, một mức lương nghe khá hấp dẫn với người việt mình nhưng mà các bạn nhớ đây là nhật bản như thủ đô Tokyo với mức thuê nhà giá trên trời thì cũng khó khăn để xoay sở cuộc sống. Nếu có quốc tịch nhật, các animator thông thường sẽ có mức lương 20 triệu/tháng thì cũng chỉ đủ cho chi tiêu thiết yếu nhất thôi. Tuy nhiên khi đảm nhiệm những vai trò quan trọng, mức lương sẽ tăng lên chóng mặt, các đạo diễn từng tập sẽ có mức lương gần 48 triệu/tháng, gấp đôi so với các animator thông thường. Producer, người quản lý toàn bộ dự án anime, sẽ có mức lương lên đến 140 triệu/tháng. Còn những người có mức thu nhập khủng nhất toàn ngành công nghiệp chính là các seiyuu (diễn viên lồng tiếng) với mức lương cực khủng, có thể lên đến 1 tỷ 300 triệu/tháng! Bởi vì ở các seiyuu nổi tiếng có thể xem như tương tự như các idols hay diễn viên hạng A. Họ không những tham gia lồng tiếng cho anime mà họ còn tham gia các event quảng bá cho bộ anime đó là thậm chí là tổ chức show diễn ca nhạc của riêng mình nữa!
Do đó, trong bài viết này mình muốn nhấn mạnh với các bạn về vấn đề lương animator đó là, cốt lõi của vấn đề này không phải là lương thấp mà là SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG trong phân chia lương và phân chia lợi nhuận kiếm được của ngành công nghiệp. Phần lớn lợi nhuận thu được sẽ được chảy vào túi của những người có chức quyền, vai trò lớn trong ngành công nghiệp, còn các animator mới vào nghề, sẽ phải ngậm ngùi chịu đựng đồng lương chỉ đủ sống qua ngày. Nhiều trang chỉ đưa tin rằng lương của animator thấp mà không chỉ rõ ra sự bất bình đẳng này dẫn đến nhiều người hiểu rằng ngành công nghiệp anime rất là nghèo nàn. Thực tế các đạo diễn chính, producer nổi tiếng không những đủ sống mà có thể dư dã đến mức có thể đi du lịch, tham gia các hội chợ anime lớn trên thế giới như anime expo tại Mỹ để quảng bá cho những dự án anime của mình.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng animators làm việc quá sức có phải là do kĩ thuật sản xuất phim hoạt hình giới hạn? Không!
Sai lầm này cụ thể ở đây là trang vnsharing trong 1 bài viết của mình đã cho rằng những kỹ thuật sản xuất phim hoạt hình được Osamu Tezuka tạo ra đã khiến cả ngành công nghiệp xuất hiện vấn đề trên.
Bài viết trên cũng đã được bác Atom bash rồi nên mình sẽ không đi vào chi tiết. Ở đây mình chỉ muốn nhấn mạnh rằng các kỹ thuật hoạt họa hạn chế như cắt giảm số lượng khung hình, giảm thiểu chuyển động của các nhân vật khi không cần thiết hay việc chèn vào opening, ending,...vv... Cũng chỉ là những biện pháp phù hợp với điều kiện đầy khó khăn thời đó khi mà một studio chỉ được tạo nên từ tiền túi của một mangaka như vậy. Việc tạo ra một series dài tập mà bằng kỹ thuật “full animation” đơn giản là điều không thể, nên không thể bắt bác Tezuka-san làm điều mà căn bản là không thể được.
Các kỹ thuật hoạt họa hạn chế nêu trên còn được sử dụng đến ngày nay là vì tính hiệu quả của chúng với tính chất của các studio anime. Vì phần lớn các studio anime nhật thường nhỏ với chỉ khoảng vài chục animator làm việc cho 1 bộ anime, cho nên nếu đầu tư vào “full animation” sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức và nguy cơ thua lỗ lớn. Ngoài ra việc đổ thừa cho kỹ thuật sản xuất anime khiến số lượng anime sản xuất ra ngày càng nhiều khiến cho nhân công quá tải cũng không có căn cứ. Bởi vì theo như bản báo cáo của hiệp hội hoạt họa Nhật Bản thì số lượng và cả thời lượng anime được sản xuất ra trong 3 năm 2015-2017 đang có dấu hiệu chững lại, thể hiện rằng ngành công nghiệp đang ngưng việc sản xuất hàng loạt anime với số lượng lớn mà đang đầu tư vào chất lượng hoạt họa nhiều hơn.
Vậy thì nguyên nhân nằm ở đâu? Tại sao các animators thông thường không những bị trả lương thấp mà còn làm việc quá giờ và tại sao họ không dám lên tiếng chống lại thực trạng trên? Mình nghĩ nguyên nhân của vấn đề này là tổ hợp của những đặc điểm vắn hóa xã hội đặc trưng của Nhật Bản và của ngành công nghiệp hoạt hình.
Thứ nhất phải kể đến đó là văn hóa làm việc của người Nhật. Văn hóa làm việc của người Nhật, phải nói rằng là khá khắc nghiệt. Gần đây mình có xem được một video khá bổ ích của một anh có kinh nghiệm đã từng làm trong công ty Nhật, đã nêu ra những vấn đề quan trọng trong văn hóa làm việc của họ, các bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì hãy theo link sau:
https://youtu.be/8nQi1WbqDbg
Theo anh này thì một đặc điểm cơ bản của người Nhật đó là họ đôi khi quá cầu toàn và tỉ mỉ trong công việc, việc này có thể đem lại nhiều điều phiền phức và khiến tiến độ công việc bị trì trệ. Trong công đoạn sản xuất anime sẽ có đạo diễn hoạt họa là người giám sát, kiểm tra các khung hình sao cho chuyển động nhân vật được tự nhiên và nhân vật không bị “off-model” tức là không bị biến dạng hay quá khác biệt với thiết kế ban đầu. Nếu như có những khung hình mà đạo diễn hoạt họa nghĩ rằng chưa đạt yêu cầu thì bắt buộc các animators phải vẽ lại khung hình đó.
Trong video tài liệu kể lại quá trình sản xuất bộ anime “Little Witch Academia”, ở đoạn bắt đầu từ 6:11 như đường link sau: https://youtu.be/Ba55wWnEn3s?t=371 Thì ta thấy rõ producer của bộ anime lo lắng rằng dự án sẽ không kịp tiến độ là vì tính cầu toàn của đạo diễn Yoh Yoshinari, khi mà ông liên tục loại ra những khung hình mà ông cho rằng không đạt yêu cầu, các animators phải liên tục vẽ lại khiến cho toàn bộ dự án bị trì trệ. Và khi thời hạn deadline gần kề dĩ nhiên mọi người đều phải làm tăng ca, quá giờ để chạy đua với thời gian. Do đó, cụ thể trong trường hợp này ta thấy rằng nguyên nhân khiến các animators phải làm quá giờ hoàn toàn không phải vì kỹ thuật sản xuất phim hoạt hình hay là gì hết mà đơn giản là vì sự kỹ tình quá mức của ông đạo diễn mà thôi.
Trong một cuộc phỏng vấn của một đạo diễn người Trung Quốc trong quá trình hợp tác làm việc với studio anime Nhật. (https://www.reddit.com/r/anime/comments/5uxa2y/chinese_anime_director_wang_xin_critiques_the/). Thì ông cũng chỉ ra vấn đề lớn nhất của các studio anime đó là cách thức làm việc quá máy móc, không linh hoạt của họ. Ban đầu họ thường kỹ tính quá mức khiến cho công việc bị trì trệ, đến khi gần về cuối thì họ lại phải chạy đua với thời gian. Khiến cho một số bộ anime, những tập đầu có chất lượng rất tốt, nhưng càng về sau thì chất lượng animation càng drop thậm tệ, là do không có thời gian để mà vẽ được chỉnh chu. Một việc nữa đó là phải tuận theo quy trình, làm anime theo thứ tự các bước, các khâu xác định. Do đó khi 1 công đoạn bị chậm tiến độ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các công đoạn ngay sau đó là ảnh hưởng rất lớn đến dự án anime.
Phần lớn các trường hợp phải làm tăng ca, quá giờ đều đến từ việc dự án bị chậm tiến độ do sự không linh hoạt trong khâu sản xuất và do sự cầu toàn, kỹ tính quá mức, chứ mình nghĩ nếu hoàn thành bộ anime trước thời gian dự định thì cũng chẳng ai phải ép bạn làm việc thêm giờ làm gì.
Vậy thì tại sao các animators họ bị các studio bóc lột sức lao động mà không đấu tranh chống lại việc đó mà lại để thực trạng này cứ kéo dài mãi?
Đến đây, ta phải nhắc đến đặc điểm thứ 2 trong văn hóa làm việc của người Nhật đó là việc họ quan niệm rằng người có bản lĩnh thì phải chịu đựng hết mọi khó khăn, áp lực. Người Nhật họ rất trong danh dự, sĩ diện, nếu như có áp lực trong công việc, cuộc sống mà bạn hay đi than phiền, thì họ sẽ nghĩ bạn là kẻ không có ý chí, nghị lực. Cho nên nếu như có những bất công hay áp lực trong công việc, thay vì đấu tranh phanh phui nó ra, người Nhật lại chọn việc chỉ im lặng mà chịu đựng. Việc này chỉ dừng lại khi mà các áp lực đó ảnh hưởng nghiệm trọng lên sức khỏe đến nổi phải đi nhập viện hoặc chịu dựng không nổi dẫn đến con đường tự sát thì mới được người ta biết đến thôi. Đặc biệt ở đây là thủ đô Tokyo, ngay cả đối với người Nhật ở các thành phố khác như Osaka và Kyoto thì những người ở Tokyo vẫn là cái gì đó rất khác biệt. Họ ví những người Tokyo như là những con robot suốt ngày chỉ biết cặm cụi vào công việc không ngừng nghĩ. Và số liệu cho thấy 90% các studio anime đều nằm ở Tokyo, đã cho thấy văn hóa làm việc đầy áp lực và khắc nghiệt của người Nhật đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp anime như thế nào.
Cũng phải nói thêm một điều rằng đó là công việc animators hoàn toàn là công việc do sự đam mê mà theo đuổi cho nên một họa sĩ có thể chịu đựng ngồi vẽ nhiều giờ liền để cho tác phẩm mình tạo ra được hoàn thiện nhất. Cho nên dù có làm việc quá sức hay mức lương ít ỏi, nhiều người vẫn không chịu bỏ việc mà vẫn theo con đường mà mình đã chọn.
3. Tình trạng “lương animator” có gây sụp đổ ngành công nghiệp? Không!
Bởi vì đơn giản là nếu chỉ vấn đề này mà khiến ngành công nghiệp anime sụp đổ thì nó đã sụp đổ từ lâu rồi, không đợi đến bây giờ đâu. Thực tế là vấn đề này đã tồn tại xuyên suốt hết lịch sử của cả ngành công nghiệp anime, tồn tại trong cả thời kỳ khởi nguyên trước Osamu Tezuka, lúc mà Toei Studio, studio anime lâu đời nhất Nhật Bản mới hoạt động.
Nhiều bạn do các thông tin về các animators của Madhouse làm quá giờ đến nỗi phải nhập viện hay animators tha phiền ở trên mạng rằng không được trả lương gần đây mà nghĩ rằng tình trạng này mới xuất hiện hay ngày càng nghiêm trọng. Nhưng thực tế là đã có nhiều vụ xảy ra suốt các thời kỳ của ngành công nghiệp. Ngay cả “cha đẻ” của anime Osamu Tezuka cũng phải vì làm việc không ngừng nghĩ, quá sức mà dẫn đến bệnh ung thư dạ dày mà qua đời. Ngay cả studio nổi tiếng nhất, danh giá nhất trong ngành công nghiệp như là studio Ghibli cũng từng phải dính phốt khi mà điều kiện làm việc khắc nghiệt đã khiến animator Kondou Yoshifumi qua đời vì làm việc quá sức. Producer huyền thoại Masao Maruyama kể rằng quá trình sản xuất những bộ anime dài tập đầu tiên tại studio Mushi production được thành lập từ tiền túi của Tezuka-san là vô cùng khó khăn, và ông lúc đó là 1 sinh viên mới ra trường còn chẳng hiểu rõ về công việc mà mình làm nữa kìa. Thế như nhờ lòng đam mê, nhiệt huyết mà Tezuka-san truyền cho mà ông vẫn theo Mushi production cho đến khi studio này tan rã vào năm 1972 và sau đó vẫn tiếp tục cống hiến cho ngành công nghiệp anime cho đến ngày nay sau hơn 50 năm.
Mặc cho những vụ việc trên, ngành công nghiệp vẫn tồn tại và đang phát triển sau hơn 50 năm. Do đó, khẳng định rằng chỉ vấn đề này sẽ gây sụp đổ ngành công nghiệp là hoàn toàn không có căn cứ.
4. Việc ủng hộ anime bản quyền, mua đĩa bluray,… sẽ giúp giải quyết tình trạng “lương animator? Không!
Như mình đã có nhấn mạnh ở mục 1, cốt lõi của vấn đề lương animtor không phải là vì ngành công nghiệp nghèo nàn, không có lợi nhuận thực sự là tình trạng không công bằng, chênh lệch mức lương quá lớn giữa các vị trí. Cho nên nếu ta cứ nghĩ rằng mua càng nhiều anime, manga càng tốt để ủng hộ thì cũng chẳng giải quyết được nhiều đâu. Bởi vì cho dù doanh thu, lợi nhuận của ngành công nghiệp có tăng lên thì phần lớn lợi nhuận đó cũng sẽ chỉ chảy về túi của những giám đốc các công ty phân phối, những người có chức vụ vai trò lớn trong dự án anime, chứ các animators thông thường hưởng lợi từ lợi nhuận trên sẽ rất ít.
Với suy nghĩ mua anime, manga chỉ vì tội nghiệp cho các animators, như kiểu làm từ thiện kia thì mình nghĩ là không đúng lắm. Ta mua một tác phẩm anime, manga thì nên là vì ta yêu thích tác phẩm đó, muốn công nhận giá trị của nó nên ta bỏ tiền ra vì nó thôi. Chứ không cần phải vì tội nghiệp cho ai cả.
Vấn đề “lương animators” để được giải quyết tốt thì thực sự hoàn toàn phải phụ thuộc vào những người trong ngành và chính quyền Nhật, chứ về mặt khán giả của chúng ta đáng tiếc là không thể làm gì được đâu. Hiện tại một số studio đã nhận thức ra những hệ quả của vấn đề này bời vì nếu cứ giữ đồng lương vẫn cứ ít ỏi thì ngành công nghiệp sẽ không thu hút được nhân công dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, không phải chỉ 1 mà nhiều studio đang có những bước đi nhằm cải thiện điều kiện làm việc của các animators, mới có thể khiến họ cống hiến lâu dài cho ngành công nghiệp này được. Ngoài ra hiện nay vấn đề này cũng được nhiều phương tiện truyền thông chính của nhật bản chú ý đến được lên cả đài truyền hình NHK và các tờ báo lớn. Chính phủ Nhật Bản vẫn rất chú trọng đến sự phát triển của ngành công nghiệp anime như là một phương tiện chính để giới thiệu văn hóa nước nhật thời hiện đại và thu hút du lịch, nên ta hy vọng rằng sẽ có những chính sách thiết thực giúp cải thiện đáng kể thực trạng này trong tương lai.
Bài viết của mình đến đây là hết, cảm ơn các bạn đã đọc.
#Athes
P/S: nguồn của hình trong bài: https://www.reddit.com/r/anime/comments/5aun0c/anime_industry_salaries_updated/?utm_source=share&utm_medium=web2x
Nhận xét
Đăng nhận xét