SỬ HỘ VƯƠNG XỨNG ĐÁNG BỊ GẠCH ĐÁ. THẾ NHƯNG KHÔNG PHẢI VÌ THUẦN PHONG MĨ TỤC



Như các bạn cũng đã biết thì có game gọi là Sử Hộ Vương hiện nay đang gây ra nhiều sự tranh cãi gay gắt trong cộng đồng và khiến cho đơn vị phát hành game phải nhận khá nhiều gạch đá. Thật ra vụ này đã nổi mấy tháng trước rồi chìm xuống 1 thời gian cho đến nhà phát hành game tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư trên chương trình “Shark tank” làm vụ này lại được đào lên 1 lần nữa. Cá nhân mình ban đầu không quan tâm đến vụ này lắm thế nhưng mà nhờ bài bash Disney của lão Atom, mình mới nhận ra 1 điều. Page này trước giờ vốn là một page chuyên về anime-manga, nhưng mà chỉ cần một bài về Disney thôi là tự nhiên đâu lũ lượt 1 đống người tự xưng là fan chuột 20 năm xuất hiện liền. Đó là sức mạnh của drama! Baby! :v Do đó mình viết bài này để hít hà drama cho kịp trước khi nó nguội lạnh. :v
Thôi thì ta vào nội dung chính. Mình là người thích vào thẳng vấn đề nên mình sẽ nêu luận điểm ngay từ đầu luôn là game sử hộ vương xứng đáng bị nhận gạch đá, nhưng không phải là vì “thuần phong mĩ tục” hay là “nét vẽ thuần việt” gì hết mà đơn giản là vì chất lượng game và thái độ của nhà sản xuất mà thôi.
Cụm từ thuần phong mĩ tục là cụm từ mà báo chí rất hay dùng để tấn công vào loại hình anime manga cho nên mình đã cảm thấy chán ngấy với cụm từ này rồi. Mình thấy việc một số bạn ra sức bảo vệ cho anime-manga và ném đá những đài truyền hình như THVL bây giờ lại đứng về báo chí và ném đá game Sử Hộ Vương có 1 chút “tiêu chuẩn kép” chăng?. Văn hóa phẩm bạo lực hay tình dục không phải là văn hóa phẩm độc hại, nó cũng chỉ phản ánh đời sống. Bạo lực là một phần của đời sống và tình dục cũng là 1 phần của đời sống thôi. Những thứ đó chẳng có gì mà dơ bẩn hay độc hại. Một tác phẩm thể hiện được mặt tốt của đời sống thì cũng phải có một tác phẩm thể hiện được mặt tối. Vấn đề ở đây đó là những dạng văn hóa trên chỉ nên được người trưởng thành trải nghiệm, nên trách nhiệm ở đây thuộc về cha mẹ và các đơn vị quản lý hướng dẫn cho trẻ con thật kỹ càng khi tiếp cận những loại hình này. Còn người nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm đó thì không có lỗi gì cả. Nên cá nhân mình éo quan tâm đến cái gọi là thuần phong mỹ tục cho lắm.
Còn về nét vẽ thuần việt? Thì mình xin hỏi các bạn có ai biết định nghĩa chính xác nét vẽ thuần việt là thế nào không? Những phong cách mỹ thuật thời phong kiến của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng của Trung Quốc đó thôi. Mỗi nền văn hóa suốt sự tồn tại của mình đều phải chịu sự giao thoa và ảnh hưởng của những nền văn hóa lớn khác. Nếu mà tạm cho là thuần Việt nhất có thể thì là những họa tiết trên trống đồng thời Văn lang, nhưng mà chỉ dựa vào những họa tiết đó có thể tạo ra những quy chuẩn để xác định “nét vẽ thuần việt” được không? Văn hóa không bao giờ là “thuần” và “chính gốc” mà luôn có sự pha trộn với những văn hóa khác nhau để từ đó tạo ra cái mới.
Như Mark Twain đã từng viết: “There is no such thing as a new idea. It is impossible. We simply take a lot of old ideas and put them into a sort of mental kaleidoscope. We give them a turn and they make new and curious combinations. We keep on turning and making new combinations indefinitely; but they are the same old pieces of colored glass that have been in use through all the ages.”
Cho nên mình cũng éo quan tâm đến dăm ba cái “nét vẽ thuần việt” cho lắm và càng không cho nó là vấn đề với game này.
Thế thì vấn đề nằm ở đâu, mình cho rằng có 2 vấn đề lớn sau
1. Sử hộ vương như shit đơn giản là vì nó không có chất lượng?
Yeah nó tệ là vì nó tệ? Mình nghĩ sử hộ vương không phải vì hở hang, không phải vì “nét vẽ không thuần việt” mà đơn giản là vì thiết kế nhân vật fail vl ra thôi.
Ta hãy thử phân tích một vài char design gây tranh cãi của game này nhé. (Các bạn lưu ý là mình không phải là dân chuyên về mỹ thuật và thiết kế nhân vật nên dưới đây chỉ là những ý kiến cá nhân, mang một chút chăm biếm (satire) thôi chỉ không phải là những phê bình mang tính nghiêm túc hay chuyên nghiệp gì cả).
- Đầu tiên là Lạc Long Quân:



+ Thiết kế ban đầu của Lạc Long Quân: Nội mình nhìn thiết kế của Lạc Long Quân thôi là đã nghĩ tới chữ thảm họa. Đập vào mắt là nguyên cặp chân nhìn như cặp chân gà, bộ Lạc Long Quân ăn quá nhiều gà KFC à. :v Trong truyền thuyết đúng là có nói Lạc Long Quân thuộc Long tộc nhưng mà ổng cũng là Vua Hùng của người việt và ổng sinh ra dân Việt – là con người. Trong những bức ảnh lịch sử đều vẽ ổng là con người nhưng có năng lực đi lại dưới nước thôi, chứ không phải kiểu dị dạng người lai chân gà như vậy. :v Ngoài ra là còn có quá nhiều hình ảnh về rồng chỉ để nhấn mạnh 1 đặc điểm của ổng: cặp chân rồng, tay mang móng vuốt rồng, hình xăm rồng, phía sau có luôn hình con rồng to tổ chảng luôn. Wow mình không biết rằng Lạc Long Quân có liên quan đến loài rồng đó, cảm ơn đã chỉ ra nhé Captain Obivious! Có một thứ giúp cho thiết kế của bạn đẹp hơn đó là tính “subtle” một chi tiết nhỏ tạo điểm nhấn thôi ví dụ như 1 cái hình xăm thôi là người ta cũng nhận ra rồi không nên lôi ra quá nhiều chi tiết chỉ để chỉ về một đặc điểm như vậy.
Với trên tay ổng sao lại nắm mấy đốm lửa xanh kỳ lạ? Ổng thuộc hệ nước mà ta? Team mystic đó. LMFAO



+ Có vẻ sau khi bị phản hồi nhiều quá nhà sản xuất đã đổi lại thiết kế của Lạc Long Quân nhìn đỡ hơn 1 chút. Ít ra có một vài chi tiết hoa văn thời Văn lang, nhưng mà chủ yếu cũng chỉ mặc cho thêm cái áo vô thôi. Mà mình nghĩ Lạc Long Quân là người nên cởi trần? Hình minh họa lịch sử toàn vẽ ổng cởi trần và thực tế là người Văn lang cũng luôn cởi trần. Mình thấy cái áo không có ý nghĩa gì lắm. Lại đây mình có ý tưởng này hay hơn này, tại sao không vẽ Lạc Long Quân cứ như là 1 người bình thường đi, không cần mấy cặp chân dị dạng đó. Nhà sản xuất: Ở đây chúng tôi đéo làm thế. :v



- Kinh dương vương: Nhìn vào thiết kế của Kinh dương vương mình chỉ có thể sốc mà thốt lên: “WTF? Kinh dương vương là 1 con quỷ?!”. Cha của Lạc Long Quân, ông nội của người Việt là 1 con quỷ? Chắc người thiết kế dựa vào tên niên hiệu của ông ta là “Xích Quỷ”. Nhưng mà chẳng phải xích là đỏ à. Quỷ đỏ chứ đâu phải là quỷ màu tím có đuối bò cạp và có bộ xương con rết đầu lâu quanh mình đâu? LMFAO .Mà cha là quỷ tím mà sao con lại là sinh vật lai chân gà thế kia. Đột biến gen à. :v
Một lần nữa, tính “subtle”, tên người ta có là Nguyễn Văn C* cũng không nhất thiết bạn phải vẽ nguyên con c* vào. Với trong thiết kế nhân vật, tạo hình nhân vật có thể ảnh hưởng cách khán giả nhìn nhận nhân vật đó. Mình không hiểu tạo hình Kinh dương vương thành 1 con quỷ để làm gì? Trong khi quỷ tượng trưng những điều tà ác, bóng tối, không tốt lành. Ông Kinh dương vương cũng chỉ là 1 vị vua bình thường có năng lực đi lại dưới nước thôi mà!



- Nguyễn Huệ: Dạng thiết kế kinh điển chổ cần giáp (như phần ngực bụng) thì lại hở hang còn chỗ không cần giáp lắm thì lại đầy giáp mà ta thường thấy trong animu. :v Một khi nhắc tới Nguyễn Huệ người ta thường nhắc đến vị anh hùng “áo vải cờ đào”. Thế nhưng trong thiết kế này chẳng thấy đâu “áo vải cờ đào” mà thay vào đó là một con rắn đen quấn quanh người Nguyễn Huệ? Khi được hỏi thì nhà sản xuất game cho rằng đó là do 1 điển tích. Thế nhưng rằng chỉ 1 điển tích có thể quan trọng hơn “áo vải cờ đào” mà mỗi khi người ta nghĩ về Nguyễn Huệ đều phải liên tưởng đến hình ảnh đó. Thứ 2, chúng ta đều biết Nguyễn Huệ là một vị vua, một nhà cầm quân, chiến thuật đầy tài ba. Thế nhưng khi nhìn vào thiết kế này. Chúng ta đều thấy tỏ ra khí chất của một võ tướng chỉ có mỗi sự dũng mãnh, không thấy toát lên một sự thông minh quyết đoán hay phong thái của 1 vị vua gì cả. Do đó, ở đây thiết kế cần có những “đặc điểm nổi bật” (important traits) của 1 nhân vật, ta cần phải chọn những đặc điểm nổi bật nhất, dễ nhận ra nhất của 1 nhân vật để thể hiện chứ không phải là vẽ Nguyễn Huệ mà người ta không thể nhìn ra được đó là ông Nguyễn Huệ.


- Bà Triệu: Cuối cùng là thiết kế Bà Triệu, thiết kế này có thể nói là đẹp nhất và đỡ nhất so với những thiết kế bên trên. Thế nhưng có một vấn đề đó là việc thêm vào một đôi giày quá cao nhìn cầu kỳ lại có thiết kế đế độn giống như giầy phụ nữ thời mãn thanh trung quốc đã gây nhiều sự tranh cãi. Mình thực sự không hiểu nổi tại sao phải vẽ một đôi giày nhìn cồng kềnh đến như vậy trong khi có thể chỉ cần vẽ một đôi guốc mộc đơn giản. Vừa thể hiện tình dân tộc vừa thể hiện rằng Bà Triệu một người phụ nữ Việt Nam bình thường dám đứng lên chống giặc ngoại xâm. Bây giờ thử hỏi mọi người xem có nên thay một đôi giày nhìn cầu kỳ, xa lạ với guốc mộc thì mình chắc chắn phần lớn đều sẽ đồng ý. Do đó mình nghĩ rằng thiết kế không cần thiết phải quá cầu kỳ nhìn vô người ta còn dễ rối mắt không ấn tượng, cần có sự đơn giản mà hiệu quả vẫn toát lên được vẻ đẹp. Tại sao ngồi tốn công vẽ cho quá lên rồi vẫn bị người ta chửi?
Do đó, mình nghĩ rằng thiết kế trong game sử hộ vương không hề có ấn tượng tốt gì với mình, nhìn như mấy bức fanart ngôn tình tầm thường hay những thiết kế nhan nhản trong mấy mobile game, web game của bọn khựa.
Ngoài phần thiết kế nhân vật thì phần nội dung, cốt truyện game cũng bị người ta phàn nàn khá nhiều. Phần script lời thoại câu cú lủng củng lòng vòng, pha thêm mấy từ wibu như senpai, và meme wibu trong hoàn cảnh không hề thích hợp. Rồi biến đổi tính cách nhân vật như Hồ Xuân Hương thì lại trở thành hủ nữ đi sịp trai. :v
Nói chung game này là 1 đống bùi nhùi, hổn độn có vẻ không đáng tốn tiền của bạn để mua và thời gian để chơi đâu. Bây giờ board game, card game người ta có hàng tá franchise lớn mạnh nên mình nghĩ rằng Sử Hộ Vương không đủ để cạnh tranh lại đâu. Có thể làm gacha shit thì hay hơn? Mình nghĩ nếu game này mà là gacha shit trên mobile thì rất có thể mình sẽ tải game này về chơi và review chi tiết cho các bác. Còn bây giờ thì ai mà rãnh nợ đến mức tồn tiền mua cái này về chơi. Lại còn phải có bạn bè mới chơi được nữa chứ. Joke on you. I don’t have any friends. 😅
2. Thái độ của nhà sản xuất
Một lý do nữa mà mình nghĩ là lý do chính luôn để game này bị ném đá đó chính là thái độ đầy mập mờ của nhà sản xuất game. Ban đầu khi họ kêu gọi donate từ cộng đồng thì họ đều quảng cáo rằng game dạy lịch sử, mang tính giáo dục cao. Thế nhưng khi nhìn thấy thiết kế nhân vật hở hang, khác xa so với lịch sử, cộng đồng đã phản ứng dữ dội khiến nhà sản xuất đổi lại phần giới thiệu là game fantasy chỉ là lấy ý tưởng từ những nhân vật lịch sử thôi. Thế nhưng khi giải thích về game trong chương trình gọi vốn Shark tank thì họ lại bảo rằng có đưa vào chính sử và nhiều điển tích khác nhau vào cốt truyện của các nhân vật, trên đó lại là “sáng tạo cá nhân”? Vậy làm sao có thể phân định rõ phần nào là chính sử, phần nào là điển tích, phần nào là cái gọi là “sáng tạo cá nhân”. Liệu rằng khi tìm hiểu nhân vật Hồ Xuân Hương người chơi có bị nhầm tưởng về tính cách của bà và cho rằng ba2t a là 1 hủ nữ trong đời thực không? Liệu rằng quan hệ thù địch giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, sau khi chơi game này người ta có bị người ta lầm tưởng về một mối quan hệ “bị bẻ cong” của 2 nhân vật này. :v
Việc truyền tải các yếu tố lịch sử là 1 việc nhạy cảm cần phải được cân nhắc kỹ. Nhiều bạn biện hộ cho game Sử Hộ Vương lôi ra những bộ anime như Oda Nobuna và franchise Fate cho rằng họ cứ bẻ cong lịch sử theo ý họ thoải mái. Thế nhưng hãy chú ý rằng trong bộ anime trên tên nhân vật là Oda Nobuna chứ không phải là tên thật của nhân vật lịch sử là Oda Nobunaga. Còn trong Fate franchise các nhân vật đuề dựa trên câu chuyện của những nhân vật từ lịch sử hay truyền thuyết như Artoria Pendragon, Alexander Magnus, Nero Caesar,... thế nhưng điều quan trọng là trong game hay trong anime họ không hề gọi nhau bằng tên của những nhân vật lịch sử kia mà họ gọi nhau bằng các class nhân vật như Saber, Lancer, Berserker, Caster, Rider, Archer. Việc dùng tên gọi thay thế này giúp người ta không bị nhầm lẫn giữa những tình tiết trong game, anime với điển tích đời thật. Tên gọi là một thứ rất quan trọng với các nhân vật lịch sử, khi nghe đến Nguyễn Huệ thì ta chỉ có thể nghĩ về 1 Nguyễn Huệ duy nhất mà thôi. Không phải cứ nói rằng đây không phải Nguyễn Huệ thật mà là 1 Nguyễn Huệ trong một thế giới tưởng tượng thôi là đã xong mọi chuyện. Nếu nhà sản xuất muốn đề cao cái gọi là “sáng tạo cá nhân” đến như vậy sao không đổi tên nhân vật đi ví dụ Nguyễn Huệ đổi thành Nguyễn Nhuệ rồi muốn sáng tạo chế thêm đủ thứ sao cũng được, mình nghĩ là cộng đồng người ta sẽ dễ dàng chấp nhận và ít gạch xây nhà hơn. :v
Một cái đầy bức xúc nữa là thái độ của nhà sản xuất khi tham dự chương trình shark tank, làm game lịch sử mà không hề tôn trọng lịch sử. Họ bảo rằng do không thấy tận mắt tên muốn sáng tạo thêm sao cũng được. Lịch sử là thứ mà mình muốn tự xào nấu sao cũng được à?! Tuy không thấy tận mắt ông Nguyễn Huệ nhưng mà người ta cũng có những ghi chép lịch sử từ những nhà sử học đáng tin cậy về dung mạo của ổng mà. Nếu như lịch sử là thứ mà bạn có thể tự chế biến thêm thắt vào theo ý của mình thì nó đã không thể tồn tại xuyên suốt các thời đại của đất nước chúng ta. Nói kiểu vậy là hoàn toàn chối bỏ giá trị của lịch sử, chối bỏ công sức của những nhà nghiên cứu sử học trên toàn thế giới.
Vậy mình nghĩ rằng việc ném đá game sử hộ vương có là quá đáng không? Không, thậm chí mình còn thấy nhẹ tay nữa kìa. Hãy nhớ về thứ được gọi là nỗi thất vọng lớn nhất trong ngành công nghiệp gaming “No man’s sky”, một tựa game được ra mắt vào năm 2016, đã bị cộng động gamer ném đá, vùi dập đến mức được cho rằng là tựa game gây thất vọng nhất mọi thời đại. Tất cả chỉ bắt đầu bằng một sự mập mờ, lừa dối về tính năng multiplayer của game thật ra là không có. Từ đó nhiều nhà phát hành trên toàn thế giới đã có bài học kinh nghiệm quý giá. Nhà phát hành Riot khi cho ra mắt chế độ chơi TFT (Đấu trường chân lý) chỉ có thông báo là các nhân viên Riot rất thích thể loại auto chess nên game này chạy theo xu hướng trên, giúp đem đến trải nghiệm auto chess cho các tướng liên minh mà bạn quen thuộc.
Bầy đặt quảng cáo học sử mang tính giáo dục cao làm gì. Nói mẹ là game sưu tầm waifu, husbando đi. Nếu quảng cáo thành thật kiểu như “Bạn có muốn Hồ Xương Hương làm waifu, ship Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh với cái love-hate relationship đầy kích thích và muốn gọi Lạc Long Quân là daddy thực sự thì hãy chơi game Sử Hộ Vương này nhé!” Thì có thể sẽ khiến mình có cái nhìn thiện cảm hơn đó. :v

Nhận xét

Bài đăng phổ biến