[SHAME OF ANIME] DRAGON BALL SUPER: Sự điên cuồng tạo nên lịch sử.



Việc đầu tiên mà tui muốn nhắc đó là tiêu đề click bait, bài viết dài và người viết là Opticalbattle. 
Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Nội dung chính tóm tắt bài viết hôm nay bao gồm các phần sau:
Q1: Trả lời câu hỏi: Liệu Bảy viên ngọc rồng siêu cấp được làm một cách rẻ mạt hay không ? /Không.
Q2: Tại sao Bảy viên ngọc rồng lại trông xấu đến như vây ? /Vì studio không có lịch trình làm việc tốt.
Q3: Bạn có cần biết điều này không ? Tại sao ? /Có cần. Bởi vì trân trọng nghệ thuật cũng là một phần của quá trình xem phim. Kiến thức của bạn gia tăng mỗi ngày bởi vì những gì bạn tiếp thu, thêm với việc hiểu được giá trị của đồng tiền thay đổi thế nào tới hoạt họa mà bạn đang xem sẽ có ích nếu như bạn muốn đánh giá nó như một người xem thông minh.
Còn một câu hỏi nữa ! Nếu bạn là người đọc mới của trang, thấy bài viết dài, ngại đọc thì tui có phương pháp quan trọng nhất để đọc nhanh hơn, cải thiện khả năng tập trung của bản thân, đọc từ khóa đầu, hay cuối của các đoạn văn mà tôi đã chia, nếu bạn thấy hứng thú về phần nào có thể nán lại để đọc hiểu còn không bỏ qua. Thế thôi cám ơn~
Bắt đầu bài viết ở đây
1. “Dragon ball super là một series xấu òm được làm một cách qua loa và không hề có kinh phí”.
Nhận xét này thuộc phần nhỏ những người xem Dragon ball đã vốn quen thuộc với phong cách chói lóa của những bộ anime chất lượng đứng đầu mùa bình thường. Bởi vì sự bối rối này, họ thường bắt đầu tìm cách để đổ lỗi vì cảm nhận không mong muốn của họ với chương trình mà mình yêu thích. Vì thế, kinh phí thường là nơi đầu tiên mà những nhân vật này muốn động tới bởi ảnh hưởng sai lầm của nhiều nguồn thông tin không đáng tin cậy với những bài viết giật gân gây ra.
Tuy nhiên, vấn đề của Dragon ball super lại hoàn toàn ngược lại so với vấn đề của sự thiếu kinh phí. Tiền rõ ràng không phải vấn đề đối với một con quái vật như Toei Animation gặp phải, điều đáng chú ý là vấn đề về tài nguyên con người. 
Đối với một số người chưa hiểu rõ về cách một studio sử dụng kinh phí vào đâu để sản xuất ra một bộ anime thì nó có thể được giải thích thiếu chính xác nhưng ngắn gọn như sau:
- Công cụ để sản xuất anime bao gồm bảng vẽ máy tính.
- Người sản xuất anime bao gồm: Nhà sản xuất, Đạo diễn, Giám sát hoạt họa, Key animator (họa sĩ vẽ chính), between frame animator (họa sĩ thêm giữa).
Có thể tưởng tượng, một studio giống như một nhà hàng, lương họ được trả dựa trên chức vụ mà họ nắm.
- Quảng cáo có sản phẩm bao gồm: Băng rôn, Tv, trailer, các dịch vụ và event có liên quan,..
Trung bình ước lượng giá một tập phim của DBS tốn từ 180.000$ – 200.000$, nếu chỉ tính giá nhân lực. Khác với đánh giá của những người xem khi cho rằng những thứ đẹp mà họ nhìn thấy trên màn ảnh hoàn toàn tiền, DBS chứng minh rằng, anime đẹp không phải chỉ đơn giản là tiền ép ra được mà hoàn toàn do bàn tay tài năng của những người nghệ sĩ làm việc cho chương trình đó.
2. DBS là một nỗi xấu hổ của anime ?
Đọc hết đoạn trên, cho rằng Toei Animation thuê không đủ nhân viên cộng thêm người làm thiếu kinh nghiệm để thực hiện DBS ? 
Đáp án: Không. 
Tôi nói thật, lên MAL, tra về dàn nhân viên hoạt họa của DBS vốn đã nhiều hơn bất cứ anime tuần bình thường này vẫn hoàn toàn không đầy đủ. Toei animation trong khoảng thời gian 3 năm với hơn 100 tập phim còn outsource rất nhiều từ các studio ở Châu Á. Tôi đã cố gắng tra cứu sâu hơn nhưng không tìm được tên rõ ràng, sơ qua có 6 studio không tên ngoài studio 9live animation của Philipines.
Thấy nhân lực đông vẫn chưa giải quyết được vấn đề, Toei đổ thêm tiền để có nhiều nhân viên là giám sát hoạt họa chính của DBZ ngày trước tham gia. Số lượng giám sát hoạt họa có thể nhân tới 3, 4, làm việc với nhiều tập phim cùng lúc.
(Bởi vì lý do ngắn gọn của bài viết, link bài viết tổng hợp với tên và đóng góp của các họa sĩ tài năng có tham gia ở vị trí cao trong quá trình làm việc sản xuất DBS sẽ ở bên dưới phần bình luận).
Khối lượng nhân viên lớn hoạt động trong thời gian vô cùng ngắn mà anime tuần cho phép họ thực hiện, điều này giống như việc không cho phép cơm chín đã đem ra ăn, các giám sát hoạt họa chính hoàn toàn không có đủ thời gian để chỉnh sửa các tấm vẽ được sản xuất với tốc độ cao từ các key animatior chứ chưa nói đến between frame. Việc lên kế hoạch cho hoạt động của một đội ngũ animator mà Toei sở hữu dẫn đến mớ hổ lốn mà chúng ta đã được chứng kiến, trực tiếp hay qua meme trên mạng.
Câu hỏi: Tại sao Toei không dừng lại quá trình sản xuất để nhân viên có thời gian để chỉnh đốn đội ngũ ? 
Trả lời: Vì tiền, mặc cho hoạt họa tệ hại được sản xuất vội vàng, DBS mặc cho những nhận xét vẫn là một con ngỗng đẻ chứng vàng cho Toei. Việc hoãn một chương trình TV tuần tức là tạo ra một khoảng trống trong lịch chiếu trụ cột mà Toei phải tìm ra chương trình khác để thay thế tức còn tốn nhiều thời gian và nhân lực hơn nữa mà họ vẫn mất tiền. Không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục đẩy chương trình đi tiếp với hi vọng mọi thứ sẽ ổn định.
Yêu cầu của người xem hoàn toàn khác với yêu cầu của một doanh nghiệp khi đầu tư vào một sản phẩm đấy là lý thuyết. Nhưng nếu như so sánh thực tế, việc hoạt họa của DBS đổ đốn lại hoàn toàn không hề ảnh hưởng đến sự thành công cũng như gây dựng được một thế hệ fandom mới của DB bởi sự nhất quán của nó trong 3 năm công chiếu mỗi tuần. Chẳng phải việc chê trách bộ phim này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang chê tránh chính việc xem phim mỗi tuần trên tivi hàng ngày bởi vì nó không hay ? 
Sự thật vẫn là điều dễ hiểu nhất, một sản phẩm được tạo ra phải nhắm đến người sử dụng, anime cũng trở thành một thứ gì đó như vậy, nhiều người cũng giống như Toei cho rằng cứ nhét tiền vào thì mọi thứ có thể được giải quyết nhưng phim là một thể loại nghệ thuật và nghệ thuật cần thời gian. Nhưng tôi có một cỗ máy thời gian để quay trở lại thời điểm cách đây 10 năm trước khi anime vẫn còn các đỉnh cao rồi bắt bạn chờ 2 năm để có 24 tập phim mà bạn ưa thích rồi đợi 2 năm nữa với hi vọng studio thầu bộ truyện bạn đang theo dõi không phá sản và làm việc tốc độ để có mùa 2. Chắc chắn đối với những bạn xem lâu năm sẽ nhớ lại đến những bộ anime không bao giờ có kết, hay những studio phim yêu quý biến mất.
Anime không còn chỉ là một nhóm nhỏ những kẻ kì cục chơi với nhau nữa, nó là cả một thế hệ của đại quân Wibu mới. Chính vì thế, chấp nhận sự tầm thường cho số lượng là thứ chúng ta phải làm.
Mặc dù nói vậy nhưng, tôi hoàn toàn không tin vào điều đó.
3. “Nhân viên hoạt họa bị bóc lột với lương không bằng một anh bán gà chiên”
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng việc xem anime là một tội ác hay chưa ? Mỗi giây phút bạn xem phim nghĩa là bạn đang cổ vũ một hành vi tra tấn, hành hạ người khác, biến cuộc sống của họ thành một địa ngục.
Trích “ Trong ngành, nó khá là bình thường khi phải làm việc 12 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần. Cộng thêm với lịch làm việc ngắn, deadline luôn sát mông, nhiều hôm còn phải làm xuyên đêm để kịp. Nhiều Studio còn có cả phòng trọ để nhân viên có thể chợp mắt trong giờ. 
Lương lậu khi bắt đầu vào làm cũng không cao. Thông thường chỉ bằng lương cơ bản, thứ mà có thể được cộng thêm dựa vào số lượng dự án mà bạn đang làm. Đôi khi, trong một số dự án thử việc, học việc trước khi làm chính thức, sẽ hoàn toàn không có tý nào. Vì ti tỉ thứ lý do, làm việc trong ngành hoạt họa lại có một trong những tỉ lệ đổi việc vô cùng cao.
Thậm trí khi vượt qua được những nỗi đau cơ bản của công việc, sự tôn trọng của bạn lại không đến từ số năm kinh nghiệm mà bạn có mà là từ việc cái sản phẩm bạn làm ra có chất lượng hay không ?”
(Taiwan Guanghua Magazine January 2019 Issue Chinese and English Version: Take Off‧Original Animation Dream)
Trích: “So sánh với công việc hoạt ở ở bên phương Tây, hoạt họa tại Nhật Bản có một khối lượng công việc kiệt quệ người làm và lương cũng ít hơn nhiều. Đối với nhiều người ở lại ngành hoàn toàn là vì tình yêu đối với anime. Thế nên hoàn toàn có thể nói rằng, tình yêu anime là động lực để đội ngũ hoạt họa làm ra nó.”
(Exclusive interview with 9lives Animation Studio outsourcing for Anime!_FAR)
Để nói rằng tiêu thụ phim hoạt hình đồng nghĩa với tội ác của anh họa sĩ người Đức Hít le là nhảm nhí thì quá đúng. Nhưng tôi cho rằng việc tiêu thụ sản phẩm thông minh hoàn toàn là điều cần thiết, đồng thời, nếu như bạn muốn tỏ lòng yêu quý với những chương trình mình yêu thích, những nhân viên đã làm ra sản phẩm bạn muốn tiêu thụ thì hãy bỏ công sức ra để khen ngợi nó dù cho đó là một bài viết ngắn, một câu nói, hay thậm trí là share một bài viết. Tất cả, dù khen hay chê vẫn là một cách để ủng hộ những sản phẩm tuyệt vời của những con người yêu anime này.
Tuy nhiên tôi vẫn tin vào tương lai mà những người sản xuất loại hình nghệ thuật này có cơm ăn áo mặc và quan trọng nhất đó là ngủ đủ. Có những tổ chức chiến đấu để bảo vệ quyền cho các hoạt họa viên được xây dựng lên như JAnicA, (Japanese animation creators association) nhưng họ hoàn toàn không có kinh phí bởi vì tổ chức từ thiện cũng như tầm ảnh hưởng như các kênh anime nổi tiếng. 
Hay nhiều studio anime được làm gương bởi tiền đề được tạo ra như câu truyện về Tezuka ngày trước hi sinh tiền túi của mình chấp nhận thua lỗ chỉ để có thể có cơ hội chiếu Astro Boy và phải giả vờ rằng họ thành công rực rỡ trước khi thu lại được vốn từ hàng hóa sau đó. Mặc cái giá phải trả, với những ngày không thức, đêm không ngủ, đội ngũ thực hiện công việc của mình vẫn tự hào với những gì họ làm được vì cái tên nghệ thuật.
Những gì mà chúng ta thấy ở ngành anime hiện tại nó được kể dưới góc nhìn của “Keep your hand off Eizouken” thật ngây thơ và tuyệt vời trước khi vào ngành công nghiệp thực sự với tài năng cùng sức sáng tạo bị bào mòn đúng là thơ mộng, hãy là một người xem thông minh, nói ra những điều mình yêu thích và cả ghét nữa đến thứ bạn quan tâm. Hi vọng mọi người vẫn nhớ được cái chết luôn đến gần, quan trọng là khi sống bạn đã làm được gì. 
“Memento mori”

Nhận xét

Bài đăng phổ biến