CẢM NHẬN VỀ ANIME MÙA ĐÔNG 2019
Vậy là đã qua năm 2018, chúng ta bước vào năm mới 2019 với nhiều tác phẩm, dự án anime đầy hấp dẫn đáng để mong chờ. Chào mừng các bạn đến với chuyên mục quen thuộc gần như chỉ có 1 người trong page thực hiện.
Khởi đầu năm 2019, chúng ta có một mùa anime đầy sôi động với những tác phẩm mà mình yêu thích và rất mong chờ và bên cạnh đó cũng có những bộ đầy hứa hẹn, đáng để xem. Vậy thì xin được chia sẻ cảm nhận của mình đối với một số bộ anime nổi bật trong mùa này cũng như là một bài recommendation cho các bạn nào còn đang phân vân, không biết nên xem gì trong mùa này.
Trước khi đến với từng bộ anime, mình xin giải thích một chút về sự phân loại các bộ anime mà các bạn đã thấy trong hình minh họa:
- Khung màu vàng (AOTS) Bộ anime mình thích nhất, là bộ mà mình cho rằng đáng xem nhất trong mùa.
- Khung màu xanh dương (Honorable Mentions): Những bộ có khởi đầu tốt, đáng để xem.
- Khung màu xanh lá (Not sure): Những bộ có khởi đầu tương đối. Tuy nhiên cần phải xem thêm hướng phát triển của tác phẩm.
- Khung màu cam (Guilty Pleasure): Những bộ không có nhiều đặc sắc về nội dung nhưng vẫn có thể xem vì tính giải trí.
- Không có trong hình: Những bộ buồn chán/Đã drop/Không quan tâm.
Rồi thì bây giờ chúng ta hãy đến với từng tác phẩm luôn nhé, thứ tự dựa theo độ nổi tiếng trên trang MAL. Như thường lệ, sẽ có một chút spoilers ở những tập đầu của mỗi bộ anime.
1. Mob Psycho 100 S2 (Đã xem 2 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37510/Mob_Psycho_100_II
Ngay khởi đầu là ta đã đến ngay bộ AOTS luồn rồi! Mình biết rằng bộ này cũng khá nổi nhưng mình lại không ngờ lại phổ biến nhất trên MAL đối với mùa này.
Với phần đầu chuyển thể bộ manga của ONE cực kỳ thành công, sự kỳ vọng của cộng đồng đặt vào phần 2 này là rất cao ngay từ khi thông tin tiết lộ phần tiếp theo được công bố. Và studio BONES với dàn staff không có nhiều sự thay đổi đã không những không làm chúng ta thất vọng mà theo mình còn phát huy hơn nữa những điểm mạnh vốn có của tác phẩm này ngày một tốt hơn nữa. Đặc biết phần này còn có Yoshimichi Kameda, là một trong những animator tài năng nhất hiện tại (mình cho rằng là một cái tên rất nổi bật bên cạnh những “huyền thoại” như Yutaka Nakamura) đảm nhiệm vai trò đạo điễn animation. Với những con người đầy tài năng đã thực hiện dự án này, chắc chắn sẽ một lần nữa đem đến cho chúng ta một màn trình diễn sakuga đầy hoành tráng, làm nức lòng người hâm mộ.
Bên cạnh nghệ thuật sakuga tuyệt vời thì phần 2 của MP100, mình cho rằng đã có sự đầu tư về nội dung đầy kỹ lưỡng. Tập đầu tiên tuy không có những cảnh hành động đã mắt nhưng đã cho ta những khía cạnh xây dựng nhân vật đầy tinh tế thông qua nhân vật chính – Mob. Vẫn với chủ đề cũ về việc chú trọng vẻ đẹp thực chất bên trong của con người so với những thứ sức mạnh, năng lực bên ngoài. Chỉ trong một tập mà đã khắc họa cho ta vẻ đẹp của nhân vật Mob, cậu ta tuy hiền lành, không có nhiều tự tin cũng như có năng lực giao tiếp nhưng mà chúng ta đã thấy cậu ta là một người tốt bụng, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh và luôn trân trọng những giá trị riêng của họ. Điều đó khiến Mob thực sự là một nhân vật đầy dễ mến và đáng quý. Ngoài ra mình cũng mong chờ sự thể hiện của “best boy” Reigen, để xem cậu ta có được cơ hội tỏa sáng giống như ở cuối phần 1 không.
Nhìn chung chỉ với 2 tập đầu thôi nhưng MP100 phần 2 đã gợi cho ta một cảm nhận tuyệt vời và khiến cho một người yêu thích tác phẩm này như mình hoàn toàn hài lòng với bản chuyển thể lần này. Chắc chắn mình sẽ đón xem bộ này đến hết và chờ xem những điều thú vị gì MP100 sẽ đem đến trong những tập tiếp theo.
2. Tate no Yuusha no Nariagari (2 tập đầu)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/35790/Tate_no_Yuusha_no_Nariagari
Lại một bộ Isekai trong mùa mới và lại đứng đầu danh sách về độ phổ biến. Why am I not surprised?
Thực sự ban đầu mình không muốn xem bộ này cho lắm, không phải vì nó trash hay mình “kỳ thị” Isekai gì. Nhưng mà là do mình đã đọc manga được khoảng mười mấy - hai mươi mấy chap và mình biết hướng đi của tác phẩm này.
Công bằng và nói hai tập đầu của bộ anime này không hề tệ, mình thậm chí có thể nói là khá triển vọng. Ban đầu, khác với những bộ isekai khác khi mà nhân vật chính mới “vào game” là được max luck ban tặng những sức mạnh bá đạo thì anh main ở đây lại rất nhọ khi mà không những được cho vũ khí “phế nhất” mà còn bị lừa dối, phản bội. Điểm thu hút nhất của tác phẩm này đối với mình đó là vai trò đặc biệt của anh main. Anh main ở đây chỉ có năng lực đỡ đòn hay chữa thương, tóm lại là support. Và đây là một điều khá là mới lạ trong thể loại isekai, mình chưa từng thấy một nhân vật chính isekai nào chỉ đẳm nhiệm vai trò support như vậy.
Tác phẩm đã có thể thu hút mình nếu tiếp tục trung thành với ý tưởng trên, thế nhưng đáng tiếc là… nó đã không làm như vậy. Kể từ khi nhân vật chính có được sức mạnh tấn công cuồng nộ bá đạo của cái khiên thì mình đã giảm ngay sự hứng thú. Nếu cái khiên có sức mạnh bá đạo như vậy thì việc liên tục nhấn mạnh nó là vũ khí “phế” nhất ngay từ ban đầu là để làm gì? Tại sao không đí theo hướng nhân vật chính dùng đầu óc chiến thuật của mình để chứng tỏ rằng nó không phải là thứ vô dụng và việc support đỡ đòn, chữa thương cũng không quan trọng kém gì việc tấn công chiến đấu?
Bộ này theo mình là cũng giống như bộ Goblin Slayer, ở những tập đầu cố tỏ ra khác biệt với những bộ fantasy thông thường nhưng rồi sau đó lại đi theo vết xe đỗ, vẫn là cuộc hành trình farm quái và thu thập harem như những bộ khác. Chưa có sự đầu tư về chiều sâu thực sự.
Cho nên mặc dù hai tập đầu không hề tệ, mình vẫn không thể cho rằng đây là một tác phẩm hứa hẹn hay, hấp dẫn và khác bọt so với những bộ Isekai thông thường được.
3. Yakusoku no Neverland (2 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37779/Yakusoku_no_Neverland
Bộ The Promised Neverland (mình xin gọi tắt là Neverland) cũng là một bộ mà mình khá là mong chờ trong mùa này. Mình tuy là chưa đọc manga nhưng mà cũng thấy các bạn đã đọc manga khen ngợi về bộ này khá nhiều trên các diễn đàn về A-M. Một lý do nữa rất quan trọng cho sự kỳ vọng của mình đó là việc nhiều người so sánh bộ này có nhiều điểm giống với Made In Abyss, mà như các bạn đã biết MiA là một trong những bộ fantasy mà mình thích nhất. Do đó mình mong chờ tác phẩm này, không nhất thiết phải dark và fuck up như Made In Abyss nhưng mà ít nhất cũng phải có một world-building tốt, sáng tạo khác với những bộ fantasy thông thường là được rồi.
Sau khi xem hai tập đầu của Neverland thì yếu tố phiêu lưu, khám phá, world-building mình thấy chưa có cơ hội thể hiện nhưng mà vẫn có yếu tố kinh dị, thriller được bộ anime thể hiện tốt. Ngay từ tập đầu, trong cảnh khi mà 2 nhân vật chính phát hiện sự thật về nơi mình đang sống thì đã được đạo diễn rất tốt, cho ta cảm giác như đang xem một bộ phim suspense thriller điển hình. Tận dụng những thủ thuật quen thuộc như việc đột ngột kéo dãn pacing, tắt đi mọi tiếng nhạc nền, chỉ tập trung vào tiếng bước chân của nhân vật, tiếng nước nhỏ giọt cho ta một sự tĩnh lặng đáng sợ. Đồng thời với đó là việc di chuyển chầm chậm khung cảnh, đổi các góc nhìn khác nhau một cách khác thường khiến cho cả mình cũng phải hồi hộp dõi theo.
Bộ anime sau 2 tập đầu cũng có sự giới thiệu từng nhân vật rất tốt, chúng ta nắm được rõ ràng từng đặc điểm năng lực và tính cách của bộ 3 nhân vật chính là Emma, Norman và Ray cũng như mối quan hệ giữa các bé.
Hy vọng bên cạnh yếu tố thriller đã được bộ anime làm tốt như vậy, chúng ta cũng sẽ có được một tác phẩm có world-building tốt, giúp chúng ta thoát được một rừng những bộ fantasy nữa mùa như hiện nay.
4. Dororo (3 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37520/Dororo
Mình cũng khá bất ngờ về độ nổi tiếng của bộ này. Thông thường mấy bộ anime remake ,“đào mộ” mấy bộ cũ từ thời 70s – 90s ít khi gây được sự chú ý. Còn đây là một bộ manga từ tận thời 60s, tuy là của Osamu Tezuka nhưng lại là không phải là tác phẩm nổi bật như những Black Jack, Astro Boy, hay Phoenix. Nên sự tăng vọt về độ nổi tiếng của bộ anime remake lần này ngay từ những tập không những ở cộng đồng quốc tế mà ở cả Việt Nam cũng có khá nhiều lượt xem thực sự là cơ hội hiếm có. Hy vọng qua tác phẩm này, nhiều người sẽ biết đến “cha đẻ của A-M” Osamu Tezuka nhiều hơn.
Có thể mọi người cho rằng mình khó tính nhưng mà cảm nhận của mình sau khi xem 3 tập đầu của Dororo đó là…khá là phân vân. Một mặt đó là mình rất thích ý tưởng của bộ anime: đầy độc đáo và thú vị.
Việc sáng tạo ra những ý tưởng mới là một trong những nét đặc sắc nhất của truyện Osamu Tezuka, ông luôn biết cách tìm tòi những ý tưởng mới, dám khám phá những chủ đề, những lĩnh vực mà trước đó ngành công nghiệp chưa từng khai phá. Điều đó giúp cho ông luôn là một nghệ sĩ tiên phong đích thực, là người truyền cảm ứng cho hàng dài thế hệ những người nghệ sĩ sau này.
Tuy nhiên, mình cũng chưa thấy sự ấn tượng, chưa thấy được “cái chất” của Osamu Tezuka được thể hiện rõ ràng qua tác phẩm lần này. Bộ anime tuy đã làm khá tốt việc thể hiện quá khứ đầy bi kịch của nhân vật Hyakkimaru (ví dụ như tập 3) nhưng mà mấy sự kiện còn lại như việc Hyakkimaru săn quỷ, thì thấy vẫn chưa thoát khỏi cái format quen thuộc “monster of the week”. Ví dụ như ở tập 2, các các tình tiết khá là đơn giản và nhạt. Khác với khi mình đọc truyện của Osamu Tezuka, mình nhận thấy luôn có sự uyển chuyển trong nhịp điệu, các tình tiết diễn ra khá nhanh, nhưng luôn có sự sâu sắc ẩn chứa. Đặc biệt là những triết lý, nhân sinh quan đặc trưng của ông hoàn toàn chưa được thể hiện nổi bật.
Mình chỉ mong rằng tác phẩm lần này nên đầu tư chiều sâu nhiều hơn và cần thể hiện được đây là một tác phẩm bắt nguồn từ Osamu Tezuka. Do đó, đúng là mình nghĩ bộ này vẫn đáng xem, nhưng mà cần phải xem thêm một vài tập nữa để xác định xem bản chuyển thể lần này là một thành công hay thất bại.
5. Kakegurui×× (Phần 2) (2 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37086/Kakegurui%C3%97%C3%97
Kakegurui thực sự không phải là một bộ anime hay. Lấy chủ đề về đánh bạc, sử dụng các mánh khóe để chiến thắng đối thủ. Chúng ta nghĩ rằng bộ anime sẽ đề cao mặt chiến thuật, cùng với màn đấu trí căng thẳng. Nhưng mà thực tế thì… Nếu các bạn đã từng xem qua những bộ đấu trí hack não thực sự ví dụ như Lair Game, thì mấy trò trong Kakegurui sẽ cảm thấy khá là “trẻ con” và đơn giản. Cùng với đó là một nhân vật nữ chính được xây dựng đến mức thần thánh, cho dù đối thủ có gài bẫy hay tính toán đến cỡ nào, cô ta vẫn tìm được cách để “mind break” họ. Việc xây dựng một nhân vật chính quá sức “chịu chơi” và không sợ bất cứ thứ gì vô hình chung lại giảm đi tính kịch tính, hấp dẫn bởi vì một trong những sự điểm thú vị nhất của thể loại này đó là được chứng kiến sự xung dột nội tâm, sự lo lắng sợ sệt cũng như những suy nghĩ đấu tranh của nhân vật chính nhằm phát hiện ra mánh khoé và tìm đường chiến thắng, đôi khi là những thất bại nặng nề có thể là cơ sở cho sự phát triển nhân vật quan trọng sau này.
Thế nên mình nghĩ Kakegurui mặc dù có những ý tưởng khá thú vị vẫn chỉ ở mức độ trung bình so với những bộ khác cùng thể loại. Thế tại sao mình lại tiếp tục xem bộ anime này đến tận season 2. Well, Kakegurui có thể nói chính là một “Guilty Pleasure” đối với mình. Yếu tố hấp dẫn chính của bộ anime này đối với mình đó là những gương mặt biểu cảm “over the top”, chắc hẳn mọi người khi xem bộ này đều ấn tượng với những biểu cảm hơi quá này. Nhưng mà khác với những người cho rằng các biểu cảm này là phản cảm, xấu xí hay quá edgy, thì mình lại thấy nó khá là buồn cười. Vì thế nếu xem Kakegurui là một bộ hài hước thì nó khá là hiệu quả, sau khi xem 2 tập đầu của phần 2 mình đã nhiều lần phá lên cười và tính giải trí của nó vẫn không hề thua kém phần 1.
Ngoài ra, nhân vật chính Yumeko cũng là một dạng nhân vật nữ khá lý tưởng đối với mình: có mái tóc đen huyền lộ vẻ bí ẩn, thân hình nóng bỏng cùng với chất giọng quyến rũ (*cough và hơi dâm dâm cough*)
Nên nói chung mặc dù nội dung chưa thực sự xuất sắc nhưng Kakegurui vẫn có tính giải trí cao, khá là đáng xem nếu mà bạn cũng là một “man of culture”.
6. Kaguya-sama: Love is War (2 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37999/Kaguya-sama_wa_Kokurasetai__Tensai-tachi_no_Renai_Zunousen
Thứ làm mình khá là quan tâm đến bộ này đó là trước khi nó phát sóng, mình đã nghe nhiều người hype bộ này lên, ví von nó như là một “Death note” của thể loại romcom. Death note thì liên quan gì đến thể loại romcom? Sau khi đọc phần giới thiệu mình đã tưởng tượng ra rằng nhân vật nam chính và nữ chính đấu trí với nhau, tìm ra những mánh khóe, thủ đoạn phức tạp thậm chí là những chiến thuật để khiến cho đối phương phải tỏ tình.
Thế nhưng sau khi xem 2 tập đầu thì mình hơi bị thất vọng vì thực sự nội dung của bộ anime khá là đơn giản, không có chiêu trò gì phức tạp cả, phần lớn chỉ là hai nhân vật suy nghĩ quá mức rồi làm mọi chuyện quá lên thôi. Bù lại thì mình vẫn thích sự dễ thương của nhân vật nữ chính, có thể nói đa dạng những biểu cảm của nhân vật Kaguya là điểm thu hút chính của bộ anime này.
Mình cũng thích cái khuôn mặt “How cute” được xuất hiện nhiều lần trong bộ anime. Nói chung bộ anime sau 2 tập đầu vẫn đầy vui nhộn và dễ thương. Do là một bộ dạng “one joke” chỉ là một ý tưởng về cuộc chiến tỏ tình lập đi lập lại nên mình không biết sự hứng thú của mình ở các tập sau có bị giảm dần không. Thế nhưng có thể nói sau hai tập đầu mình khá là thích cặp nhân vật chính và mối tương tác giữa họ, cũng như mong muốn được xem nhiều hơn. Do đó, vẫn là một khởi đầu tốt so với những bộ romcom điển hình khác.
7. Boogiepop wa Warawanai (2 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37451/Boogiepop_wa_Warawanai
Đây là một tác phẩm anime chuyển thể từ một Light novel từ rất xưa “Boogiepop Series” (1998), nhân dịp 20 năm cho ra mắt LNs. Boogiepop là một LN được ít người biết đến nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp LNs. Đây được xem là tác phẩm khởi đầu cho trào lưu LNs có cốt truyện phi tuyến tính, kể về các bí ẩn, truyền thuyết đô thị nổi lên từ đầu những năm 2000s (khác với trào lưu isekai hiện nay nhé). Các bạn có thể tìm thấy sự ảnh hưởng rõ ràng của Boogiepop đối với các series như Monogatari Series, Kara no Kyoukai, hay là Baccano!, Durarara,….
Trong bản chuyển thể lần này nhà sản xuất, dạo diễn Shingo Natsume, vẫn muốn trung thành với lối kể chuyện phi tuyến tính trong LN, đồng thời giảm lại độ phức tạp của các tình tiết khiến cho độ “hack não” giảm đi rất nhiều so với bản chuyển thể năm 2000. Tuy nhiên vẫn không tránh được nhiều bạn trên mạng than phiền rằng khó hiểu. Mình nghĩ rằng bộ anime lần này hoàn toàn không khó hiểu, ví dụ như tập 1, ta đã được cung cấp khá nhiều thông tin về nhân vật Boogiepop. Chỉ là việc kể chuyện theo lối phi tuyến tính khiến nhiều bạn không tập trung khi xem dễ bị rối thôi. Bộ anime này giống như nhiều mảnh ghép nằm rải rác vậy nên đòi hỏi người xem cần phải có chút sự chú ý để liên kết các sự kiện lại với nhau mà thôi.
Đó cũng là lý do mình nghĩ bộ này không nên xem theo kiểu hàng tuần mà nên chừa lại để marathon một lượt giúp cho ta có sự tập trung chú ý và ghi nhớ các sự kiện tốt hơn.
Sau 2 tập đầu có thể nói điều làm mình ấn tượng nhất đối với bộ anime này đó là phong cách đạo diễn của người từng là đạo diễn của One Punch Man. Với một bộ đậm tính bí ẩn như là Boogiepop, đạo diễn Shingo Natsume đã thực hiện tốt công việc của mình với nhiều lần cắt cảnh thông minh, có những góc quay độc đáo, đồng thời kết hợp với âm nhạc để tạo bầu không khí bí ẩn cho tác phẩm. Tuy nhiên, do pacing khá nhanh và chỉ tập trung khá nhiều vào các chi tiết bí ẩn, nên khâu xây dựng nhân vật khá là thiếu thốn, hầu hết nhân vật (ngoại trừ nhân vật Boogiepop khá là thú vị) còn lại thì đều nhạt nhẽo, không ấn tượng.
Do đó, mặc dù mình thích cách đạo diễn của bộ anime này, mình vẫn còn điều chưa chắc chắn về mặt nhân vật và sự phát triển của cốt truyện. Vì vậy nên chờ các tập sau để xem sẽ có điều gì thú vị hơn không.
8. Domestic na Kanojo (3 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37982/Domestic_na_Kanojo
Bộ anime này có khởi đầu kiểu như “ta đã xem quá nhiều hentai để biết chuyện gì sẽ xảy ra”. Đại khái là anh main số hưởng điển hình, tự nhiên được một cô gái cho chịch, đơn giản vì cô ta buồn chán (WTF?). Sau đó ví một tình huống “trời cho” nào đó lại được sống chung nhà như là anh chị em với cô ta và với cả cô giáo mà anh main thầm thương trộm nhớ.
Mình nghĩ bộ này đáng lẽ là hentai thì đúng hơn. Nhưng mà rốt cuộc nó lại thành một bộ drama, tình cảm. Sau khi 2 tập đầu cảm nghĩ đầu tiên đó là thằng main mặt ngu ngu, ngẩn ngơ, như kiểu nhân vật chính harem điển hình. Nói chung với thằng main như vậy thì mình đã không hi vọng gì nhiều rồi. Ngoài ra mình còn nghe nói bộ này về sau khá là “trash drama” các kiểu, cộng với thằng main nhìn ẻo lả vậy mình đoán là mình càng về sau sẽ càng ghét bộ này.
Hiện tại mình vẫn còn khá thích cô nàng Rui trầm tính dễ thương nên vẫn xem tiếp xem sao nhưng mà đến khi không “hít hà” nổi drama thì chắc cũng phải drop thôi. Do đó, mặc dù những tập đầu không đến nổi nào mình vẫn không recommend bộ này chỉ tạm xem nó như là một bộ “Guilty Pleasure” mà thôi.
9. Gotoubun no Hanayome (2 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/38101/Gotoubun_no_Hanayome
Thực sự ban đầu mình cũng chả muốn xem bộ này đâu bởi vì nhìn sơ qua cũng chỉ thấy một bộ romcom harem điển hình. Nhưng mà thấy mấy záo sư bên page X nâng bi dữ quá, phân tích đến từng chap nên mình cũng tò mò không biết thực hư như thế nào.
Sau khi xem hai tập đầu thì nó vẫn đúng với cảm nhận ban đầu của mình. Rõ ràng bộ này vẫn chỉ là một bộ harem, học đường, hài hước đầy buồn chán như bao bộ khác và chẳng có gì nổi bật cả.
Anh main nhà ta vẫn là kẻ có số hưởng khi được nhận làm gia sư của cả 5 chị em xinh đẹp. Rồi thế là cuộc hành trình dạy học, sẵn tiện thu nạp harem bắt đầu. Kể cả nhân vật chính và dàn gái mình đều thấy có những những nét tính cách khá là “cơ bản”, theo khuôn mẫu. Một tsundere, một kuudere, một deredere, một onee-chan điển hình và dĩ nhiên anh main phải có em gái để thu hút mấy thằng lolicon cho đầy đủ đối tượng khán giả.
Đúng là người ta muốn thích và phân tích bộ nào tùy người ta nhưng mà mình thật là “nể” mấy záo sư bên page X có thể phân tích từng tập bộ này trong khi mình chẳng biết ghi nổi một câu để chỉ ra điểm gì hay ho hay là việc mình thấy 1 tập của mấy bộ như 3-gatsu hay Mushishi còn đáng để phân tích hơn gấp nhiều lần cả bộ này.
Thôi nói chung là không thấy có gì hay và xin drop.
10. Revisions (3 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37436/Revisions
Mình không thích bộ này nên xin nhận xét ngắn gọn thôi. Đây là một bộ mecha, scifi khá là điển hình kể về việc trường học của anh main và một phần thành phố bị dịch chuyển đến tương lai, nơi tràn đầy những con quái vật và anh main có nhiệm vụ lái mecha để cứu mọi người. Có một điều ở đây đó là main trong bộ này được lấy từ hình mẫu của nhân vật Shinji trong Eva, với khuôn mặt nhìn y như Shinji nhưng cá tính hoàn toàn khác biệt.
Và cá tính của nhân vật chính là thứ mà mình ghét nhất trong bộ anime này, thằng main có thể nói là rất “trẻ trâu”, suốt ngày cứ đinh ninh cái lý tưởng anh hùng và rất ồn ào khó chịu. Vì thế mà mình không muốn xem tiếp nữa. Có lẽ như ý tưởng của nhà sản xuất là muốn đảo ngược nhân vật như Shinji, nhưng mà thôi, bản thân Shinji đã là một đảo ngược rồi vậy còn đảo lại làm chi nữa?
Thôi thì không recommend bộ này nếu bạn cũng ghét kiểu nhân vật “trẻ trâu” như vậy, mắc công xem lại ức chế nữa.
11. Doukyonin wa Hiza, Tokidoki, Atama no Ue. (2 tập)
Link MAL:
https://myanimelist.net/anime/38145/Doukyonin_wa_Hiza_Tokidoki_Atama_no_Ue
Một bộ anime cực kỳ dễ thương, kể về cuộc sống thường ngày của Subaru-kun, một tiểu thuyết gia trẻ tuổi và Haru - một con mèo mà cậu nhận nuôi.
Điểm nổi bật của bộ anime này đó là nó kết hợp giữa cả 2 góc nhìn, của cậu Subaru và của cô mèo Haru. Nó làm mình nhớ đến một bộ anime khác mà mình cũng rất thích đó là Kanojo to Kanojo no Neko.
Bộ anime đã kết hợp rất tốt yếu tố nhẹ nhàng ấm áp, cùng với một chút hài hước tạo sự dễ chịu cho người xem, nên hoàn toàn phù hợp với các bạn yêu thích thể loại Iyashikei.
Mình cũng rất thích việc sử dụng góc nhìn của bé mèo Haru, đã cho ta nhiều chi tiết vừa có cảm động, vừa có hài hước đầy quý giá.
Vì thế nên mình thích những tập đầu của bộ anime này và khá vui mừng vì có một bộ Iyashikei hay để xem trong mùa này, bởi vì mấy mùa gần đây mình cảm thấy khá là thiếu thốn mấy bộ Iyashikei mà mình ưng ý.
TỔNG KẾT
Tổng kết lại thì đây là một mùa khá tốt, đối với mình có khoảng 5,6 bộ khá đáng xem và những bộ như Mob Psycho 100 S2 có thể cạnh tranh cho danh hiệu hay nhất năm (AOTY). Nói chung thì mình thích mùa này hơn hẳn mùa trước có nhiều bộ hợp với taste của mình hơn.
Về recommendation, bộ mình nghĩ là đáng xem nhất mùa này chắc chắn là Mob Psycho 100, các god-tier animator từ studio Bones đã trở lại và lợi hại hơn xưa và cho ta những cảnh hành động sakuga đầy đẹp mắt. Bên cạnh đó A1 Pictures và Cloverworks (studio con của A1) cũng có những khởi đầu tốt với những bộ Neverland và Kaguya-sama. Bộ “My roomate is a cat” cũng là một bộ rất đáng xem cho các bạn yêu thích Iyashikei.
Các bộ ở khung xanh lá như Dororo và Boogiepop tuy là mình chưa chắc chắn nhưng mà vẫn đáng để recommend.
Rồi đó là cảm nhận của mình về các bộ anime trong mùa này. Còn các bạn thì sao, những bộ anime nào mà các bạn thích trong mùa này, hãy bình luận bên dưới nhé.
Bài viết của mình đến đây là hết, cảm ơn các bạn đã đọc.
#Athes
Khởi đầu năm 2019, chúng ta có một mùa anime đầy sôi động với những tác phẩm mà mình yêu thích và rất mong chờ và bên cạnh đó cũng có những bộ đầy hứa hẹn, đáng để xem. Vậy thì xin được chia sẻ cảm nhận của mình đối với một số bộ anime nổi bật trong mùa này cũng như là một bài recommendation cho các bạn nào còn đang phân vân, không biết nên xem gì trong mùa này.
Trước khi đến với từng bộ anime, mình xin giải thích một chút về sự phân loại các bộ anime mà các bạn đã thấy trong hình minh họa:
- Khung màu vàng (AOTS) Bộ anime mình thích nhất, là bộ mà mình cho rằng đáng xem nhất trong mùa.
- Khung màu xanh dương (Honorable Mentions): Những bộ có khởi đầu tốt, đáng để xem.
- Khung màu xanh lá (Not sure): Những bộ có khởi đầu tương đối. Tuy nhiên cần phải xem thêm hướng phát triển của tác phẩm.
- Khung màu cam (Guilty Pleasure): Những bộ không có nhiều đặc sắc về nội dung nhưng vẫn có thể xem vì tính giải trí.
- Không có trong hình: Những bộ buồn chán/Đã drop/Không quan tâm.
Rồi thì bây giờ chúng ta hãy đến với từng tác phẩm luôn nhé, thứ tự dựa theo độ nổi tiếng trên trang MAL. Như thường lệ, sẽ có một chút spoilers ở những tập đầu của mỗi bộ anime.
1. Mob Psycho 100 S2 (Đã xem 2 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37510/Mob_Psycho_100_II
Ngay khởi đầu là ta đã đến ngay bộ AOTS luồn rồi! Mình biết rằng bộ này cũng khá nổi nhưng mình lại không ngờ lại phổ biến nhất trên MAL đối với mùa này.
Với phần đầu chuyển thể bộ manga của ONE cực kỳ thành công, sự kỳ vọng của cộng đồng đặt vào phần 2 này là rất cao ngay từ khi thông tin tiết lộ phần tiếp theo được công bố. Và studio BONES với dàn staff không có nhiều sự thay đổi đã không những không làm chúng ta thất vọng mà theo mình còn phát huy hơn nữa những điểm mạnh vốn có của tác phẩm này ngày một tốt hơn nữa. Đặc biết phần này còn có Yoshimichi Kameda, là một trong những animator tài năng nhất hiện tại (mình cho rằng là một cái tên rất nổi bật bên cạnh những “huyền thoại” như Yutaka Nakamura) đảm nhiệm vai trò đạo điễn animation. Với những con người đầy tài năng đã thực hiện dự án này, chắc chắn sẽ một lần nữa đem đến cho chúng ta một màn trình diễn sakuga đầy hoành tráng, làm nức lòng người hâm mộ.
Bên cạnh nghệ thuật sakuga tuyệt vời thì phần 2 của MP100, mình cho rằng đã có sự đầu tư về nội dung đầy kỹ lưỡng. Tập đầu tiên tuy không có những cảnh hành động đã mắt nhưng đã cho ta những khía cạnh xây dựng nhân vật đầy tinh tế thông qua nhân vật chính – Mob. Vẫn với chủ đề cũ về việc chú trọng vẻ đẹp thực chất bên trong của con người so với những thứ sức mạnh, năng lực bên ngoài. Chỉ trong một tập mà đã khắc họa cho ta vẻ đẹp của nhân vật Mob, cậu ta tuy hiền lành, không có nhiều tự tin cũng như có năng lực giao tiếp nhưng mà chúng ta đã thấy cậu ta là một người tốt bụng, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh và luôn trân trọng những giá trị riêng của họ. Điều đó khiến Mob thực sự là một nhân vật đầy dễ mến và đáng quý. Ngoài ra mình cũng mong chờ sự thể hiện của “best boy” Reigen, để xem cậu ta có được cơ hội tỏa sáng giống như ở cuối phần 1 không.
Nhìn chung chỉ với 2 tập đầu thôi nhưng MP100 phần 2 đã gợi cho ta một cảm nhận tuyệt vời và khiến cho một người yêu thích tác phẩm này như mình hoàn toàn hài lòng với bản chuyển thể lần này. Chắc chắn mình sẽ đón xem bộ này đến hết và chờ xem những điều thú vị gì MP100 sẽ đem đến trong những tập tiếp theo.
2. Tate no Yuusha no Nariagari (2 tập đầu)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/35790/Tate_no_Yuusha_no_Nariagari
Lại một bộ Isekai trong mùa mới và lại đứng đầu danh sách về độ phổ biến. Why am I not surprised?
Thực sự ban đầu mình không muốn xem bộ này cho lắm, không phải vì nó trash hay mình “kỳ thị” Isekai gì. Nhưng mà là do mình đã đọc manga được khoảng mười mấy - hai mươi mấy chap và mình biết hướng đi của tác phẩm này.
Công bằng và nói hai tập đầu của bộ anime này không hề tệ, mình thậm chí có thể nói là khá triển vọng. Ban đầu, khác với những bộ isekai khác khi mà nhân vật chính mới “vào game” là được max luck ban tặng những sức mạnh bá đạo thì anh main ở đây lại rất nhọ khi mà không những được cho vũ khí “phế nhất” mà còn bị lừa dối, phản bội. Điểm thu hút nhất của tác phẩm này đối với mình đó là vai trò đặc biệt của anh main. Anh main ở đây chỉ có năng lực đỡ đòn hay chữa thương, tóm lại là support. Và đây là một điều khá là mới lạ trong thể loại isekai, mình chưa từng thấy một nhân vật chính isekai nào chỉ đẳm nhiệm vai trò support như vậy.
Tác phẩm đã có thể thu hút mình nếu tiếp tục trung thành với ý tưởng trên, thế nhưng đáng tiếc là… nó đã không làm như vậy. Kể từ khi nhân vật chính có được sức mạnh tấn công cuồng nộ bá đạo của cái khiên thì mình đã giảm ngay sự hứng thú. Nếu cái khiên có sức mạnh bá đạo như vậy thì việc liên tục nhấn mạnh nó là vũ khí “phế” nhất ngay từ ban đầu là để làm gì? Tại sao không đí theo hướng nhân vật chính dùng đầu óc chiến thuật của mình để chứng tỏ rằng nó không phải là thứ vô dụng và việc support đỡ đòn, chữa thương cũng không quan trọng kém gì việc tấn công chiến đấu?
Bộ này theo mình là cũng giống như bộ Goblin Slayer, ở những tập đầu cố tỏ ra khác biệt với những bộ fantasy thông thường nhưng rồi sau đó lại đi theo vết xe đỗ, vẫn là cuộc hành trình farm quái và thu thập harem như những bộ khác. Chưa có sự đầu tư về chiều sâu thực sự.
Cho nên mặc dù hai tập đầu không hề tệ, mình vẫn không thể cho rằng đây là một tác phẩm hứa hẹn hay, hấp dẫn và khác bọt so với những bộ Isekai thông thường được.
3. Yakusoku no Neverland (2 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37779/Yakusoku_no_Neverland
Bộ The Promised Neverland (mình xin gọi tắt là Neverland) cũng là một bộ mà mình khá là mong chờ trong mùa này. Mình tuy là chưa đọc manga nhưng mà cũng thấy các bạn đã đọc manga khen ngợi về bộ này khá nhiều trên các diễn đàn về A-M. Một lý do nữa rất quan trọng cho sự kỳ vọng của mình đó là việc nhiều người so sánh bộ này có nhiều điểm giống với Made In Abyss, mà như các bạn đã biết MiA là một trong những bộ fantasy mà mình thích nhất. Do đó mình mong chờ tác phẩm này, không nhất thiết phải dark và fuck up như Made In Abyss nhưng mà ít nhất cũng phải có một world-building tốt, sáng tạo khác với những bộ fantasy thông thường là được rồi.
Sau khi xem hai tập đầu của Neverland thì yếu tố phiêu lưu, khám phá, world-building mình thấy chưa có cơ hội thể hiện nhưng mà vẫn có yếu tố kinh dị, thriller được bộ anime thể hiện tốt. Ngay từ tập đầu, trong cảnh khi mà 2 nhân vật chính phát hiện sự thật về nơi mình đang sống thì đã được đạo diễn rất tốt, cho ta cảm giác như đang xem một bộ phim suspense thriller điển hình. Tận dụng những thủ thuật quen thuộc như việc đột ngột kéo dãn pacing, tắt đi mọi tiếng nhạc nền, chỉ tập trung vào tiếng bước chân của nhân vật, tiếng nước nhỏ giọt cho ta một sự tĩnh lặng đáng sợ. Đồng thời với đó là việc di chuyển chầm chậm khung cảnh, đổi các góc nhìn khác nhau một cách khác thường khiến cho cả mình cũng phải hồi hộp dõi theo.
Bộ anime sau 2 tập đầu cũng có sự giới thiệu từng nhân vật rất tốt, chúng ta nắm được rõ ràng từng đặc điểm năng lực và tính cách của bộ 3 nhân vật chính là Emma, Norman và Ray cũng như mối quan hệ giữa các bé.
Hy vọng bên cạnh yếu tố thriller đã được bộ anime làm tốt như vậy, chúng ta cũng sẽ có được một tác phẩm có world-building tốt, giúp chúng ta thoát được một rừng những bộ fantasy nữa mùa như hiện nay.
4. Dororo (3 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37520/Dororo
Mình cũng khá bất ngờ về độ nổi tiếng của bộ này. Thông thường mấy bộ anime remake ,“đào mộ” mấy bộ cũ từ thời 70s – 90s ít khi gây được sự chú ý. Còn đây là một bộ manga từ tận thời 60s, tuy là của Osamu Tezuka nhưng lại là không phải là tác phẩm nổi bật như những Black Jack, Astro Boy, hay Phoenix. Nên sự tăng vọt về độ nổi tiếng của bộ anime remake lần này ngay từ những tập không những ở cộng đồng quốc tế mà ở cả Việt Nam cũng có khá nhiều lượt xem thực sự là cơ hội hiếm có. Hy vọng qua tác phẩm này, nhiều người sẽ biết đến “cha đẻ của A-M” Osamu Tezuka nhiều hơn.
Có thể mọi người cho rằng mình khó tính nhưng mà cảm nhận của mình sau khi xem 3 tập đầu của Dororo đó là…khá là phân vân. Một mặt đó là mình rất thích ý tưởng của bộ anime: đầy độc đáo và thú vị.
Việc sáng tạo ra những ý tưởng mới là một trong những nét đặc sắc nhất của truyện Osamu Tezuka, ông luôn biết cách tìm tòi những ý tưởng mới, dám khám phá những chủ đề, những lĩnh vực mà trước đó ngành công nghiệp chưa từng khai phá. Điều đó giúp cho ông luôn là một nghệ sĩ tiên phong đích thực, là người truyền cảm ứng cho hàng dài thế hệ những người nghệ sĩ sau này.
Tuy nhiên, mình cũng chưa thấy sự ấn tượng, chưa thấy được “cái chất” của Osamu Tezuka được thể hiện rõ ràng qua tác phẩm lần này. Bộ anime tuy đã làm khá tốt việc thể hiện quá khứ đầy bi kịch của nhân vật Hyakkimaru (ví dụ như tập 3) nhưng mà mấy sự kiện còn lại như việc Hyakkimaru săn quỷ, thì thấy vẫn chưa thoát khỏi cái format quen thuộc “monster of the week”. Ví dụ như ở tập 2, các các tình tiết khá là đơn giản và nhạt. Khác với khi mình đọc truyện của Osamu Tezuka, mình nhận thấy luôn có sự uyển chuyển trong nhịp điệu, các tình tiết diễn ra khá nhanh, nhưng luôn có sự sâu sắc ẩn chứa. Đặc biệt là những triết lý, nhân sinh quan đặc trưng của ông hoàn toàn chưa được thể hiện nổi bật.
Mình chỉ mong rằng tác phẩm lần này nên đầu tư chiều sâu nhiều hơn và cần thể hiện được đây là một tác phẩm bắt nguồn từ Osamu Tezuka. Do đó, đúng là mình nghĩ bộ này vẫn đáng xem, nhưng mà cần phải xem thêm một vài tập nữa để xác định xem bản chuyển thể lần này là một thành công hay thất bại.
5. Kakegurui×× (Phần 2) (2 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37086/Kakegurui%C3%97%C3%97
Kakegurui thực sự không phải là một bộ anime hay. Lấy chủ đề về đánh bạc, sử dụng các mánh khóe để chiến thắng đối thủ. Chúng ta nghĩ rằng bộ anime sẽ đề cao mặt chiến thuật, cùng với màn đấu trí căng thẳng. Nhưng mà thực tế thì… Nếu các bạn đã từng xem qua những bộ đấu trí hack não thực sự ví dụ như Lair Game, thì mấy trò trong Kakegurui sẽ cảm thấy khá là “trẻ con” và đơn giản. Cùng với đó là một nhân vật nữ chính được xây dựng đến mức thần thánh, cho dù đối thủ có gài bẫy hay tính toán đến cỡ nào, cô ta vẫn tìm được cách để “mind break” họ. Việc xây dựng một nhân vật chính quá sức “chịu chơi” và không sợ bất cứ thứ gì vô hình chung lại giảm đi tính kịch tính, hấp dẫn bởi vì một trong những sự điểm thú vị nhất của thể loại này đó là được chứng kiến sự xung dột nội tâm, sự lo lắng sợ sệt cũng như những suy nghĩ đấu tranh của nhân vật chính nhằm phát hiện ra mánh khoé và tìm đường chiến thắng, đôi khi là những thất bại nặng nề có thể là cơ sở cho sự phát triển nhân vật quan trọng sau này.
Thế nên mình nghĩ Kakegurui mặc dù có những ý tưởng khá thú vị vẫn chỉ ở mức độ trung bình so với những bộ khác cùng thể loại. Thế tại sao mình lại tiếp tục xem bộ anime này đến tận season 2. Well, Kakegurui có thể nói chính là một “Guilty Pleasure” đối với mình. Yếu tố hấp dẫn chính của bộ anime này đối với mình đó là những gương mặt biểu cảm “over the top”, chắc hẳn mọi người khi xem bộ này đều ấn tượng với những biểu cảm hơi quá này. Nhưng mà khác với những người cho rằng các biểu cảm này là phản cảm, xấu xí hay quá edgy, thì mình lại thấy nó khá là buồn cười. Vì thế nếu xem Kakegurui là một bộ hài hước thì nó khá là hiệu quả, sau khi xem 2 tập đầu của phần 2 mình đã nhiều lần phá lên cười và tính giải trí của nó vẫn không hề thua kém phần 1.
Ngoài ra, nhân vật chính Yumeko cũng là một dạng nhân vật nữ khá lý tưởng đối với mình: có mái tóc đen huyền lộ vẻ bí ẩn, thân hình nóng bỏng cùng với chất giọng quyến rũ (*cough và hơi dâm dâm cough*)
Nên nói chung mặc dù nội dung chưa thực sự xuất sắc nhưng Kakegurui vẫn có tính giải trí cao, khá là đáng xem nếu mà bạn cũng là một “man of culture”.
6. Kaguya-sama: Love is War (2 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37999/Kaguya-sama_wa_Kokurasetai__Tensai-tachi_no_Renai_Zunousen
Thứ làm mình khá là quan tâm đến bộ này đó là trước khi nó phát sóng, mình đã nghe nhiều người hype bộ này lên, ví von nó như là một “Death note” của thể loại romcom. Death note thì liên quan gì đến thể loại romcom? Sau khi đọc phần giới thiệu mình đã tưởng tượng ra rằng nhân vật nam chính và nữ chính đấu trí với nhau, tìm ra những mánh khóe, thủ đoạn phức tạp thậm chí là những chiến thuật để khiến cho đối phương phải tỏ tình.
Thế nhưng sau khi xem 2 tập đầu thì mình hơi bị thất vọng vì thực sự nội dung của bộ anime khá là đơn giản, không có chiêu trò gì phức tạp cả, phần lớn chỉ là hai nhân vật suy nghĩ quá mức rồi làm mọi chuyện quá lên thôi. Bù lại thì mình vẫn thích sự dễ thương của nhân vật nữ chính, có thể nói đa dạng những biểu cảm của nhân vật Kaguya là điểm thu hút chính của bộ anime này.
Mình cũng thích cái khuôn mặt “How cute” được xuất hiện nhiều lần trong bộ anime. Nói chung bộ anime sau 2 tập đầu vẫn đầy vui nhộn và dễ thương. Do là một bộ dạng “one joke” chỉ là một ý tưởng về cuộc chiến tỏ tình lập đi lập lại nên mình không biết sự hứng thú của mình ở các tập sau có bị giảm dần không. Thế nhưng có thể nói sau hai tập đầu mình khá là thích cặp nhân vật chính và mối tương tác giữa họ, cũng như mong muốn được xem nhiều hơn. Do đó, vẫn là một khởi đầu tốt so với những bộ romcom điển hình khác.
7. Boogiepop wa Warawanai (2 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37451/Boogiepop_wa_Warawanai
Đây là một tác phẩm anime chuyển thể từ một Light novel từ rất xưa “Boogiepop Series” (1998), nhân dịp 20 năm cho ra mắt LNs. Boogiepop là một LN được ít người biết đến nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp LNs. Đây được xem là tác phẩm khởi đầu cho trào lưu LNs có cốt truyện phi tuyến tính, kể về các bí ẩn, truyền thuyết đô thị nổi lên từ đầu những năm 2000s (khác với trào lưu isekai hiện nay nhé). Các bạn có thể tìm thấy sự ảnh hưởng rõ ràng của Boogiepop đối với các series như Monogatari Series, Kara no Kyoukai, hay là Baccano!, Durarara,….
Trong bản chuyển thể lần này nhà sản xuất, dạo diễn Shingo Natsume, vẫn muốn trung thành với lối kể chuyện phi tuyến tính trong LN, đồng thời giảm lại độ phức tạp của các tình tiết khiến cho độ “hack não” giảm đi rất nhiều so với bản chuyển thể năm 2000. Tuy nhiên vẫn không tránh được nhiều bạn trên mạng than phiền rằng khó hiểu. Mình nghĩ rằng bộ anime lần này hoàn toàn không khó hiểu, ví dụ như tập 1, ta đã được cung cấp khá nhiều thông tin về nhân vật Boogiepop. Chỉ là việc kể chuyện theo lối phi tuyến tính khiến nhiều bạn không tập trung khi xem dễ bị rối thôi. Bộ anime này giống như nhiều mảnh ghép nằm rải rác vậy nên đòi hỏi người xem cần phải có chút sự chú ý để liên kết các sự kiện lại với nhau mà thôi.
Đó cũng là lý do mình nghĩ bộ này không nên xem theo kiểu hàng tuần mà nên chừa lại để marathon một lượt giúp cho ta có sự tập trung chú ý và ghi nhớ các sự kiện tốt hơn.
Sau 2 tập đầu có thể nói điều làm mình ấn tượng nhất đối với bộ anime này đó là phong cách đạo diễn của người từng là đạo diễn của One Punch Man. Với một bộ đậm tính bí ẩn như là Boogiepop, đạo diễn Shingo Natsume đã thực hiện tốt công việc của mình với nhiều lần cắt cảnh thông minh, có những góc quay độc đáo, đồng thời kết hợp với âm nhạc để tạo bầu không khí bí ẩn cho tác phẩm. Tuy nhiên, do pacing khá nhanh và chỉ tập trung khá nhiều vào các chi tiết bí ẩn, nên khâu xây dựng nhân vật khá là thiếu thốn, hầu hết nhân vật (ngoại trừ nhân vật Boogiepop khá là thú vị) còn lại thì đều nhạt nhẽo, không ấn tượng.
Do đó, mặc dù mình thích cách đạo diễn của bộ anime này, mình vẫn còn điều chưa chắc chắn về mặt nhân vật và sự phát triển của cốt truyện. Vì vậy nên chờ các tập sau để xem sẽ có điều gì thú vị hơn không.
8. Domestic na Kanojo (3 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37982/Domestic_na_Kanojo
Bộ anime này có khởi đầu kiểu như “ta đã xem quá nhiều hentai để biết chuyện gì sẽ xảy ra”. Đại khái là anh main số hưởng điển hình, tự nhiên được một cô gái cho chịch, đơn giản vì cô ta buồn chán (WTF?). Sau đó ví một tình huống “trời cho” nào đó lại được sống chung nhà như là anh chị em với cô ta và với cả cô giáo mà anh main thầm thương trộm nhớ.
Mình nghĩ bộ này đáng lẽ là hentai thì đúng hơn. Nhưng mà rốt cuộc nó lại thành một bộ drama, tình cảm. Sau khi 2 tập đầu cảm nghĩ đầu tiên đó là thằng main mặt ngu ngu, ngẩn ngơ, như kiểu nhân vật chính harem điển hình. Nói chung với thằng main như vậy thì mình đã không hi vọng gì nhiều rồi. Ngoài ra mình còn nghe nói bộ này về sau khá là “trash drama” các kiểu, cộng với thằng main nhìn ẻo lả vậy mình đoán là mình càng về sau sẽ càng ghét bộ này.
Hiện tại mình vẫn còn khá thích cô nàng Rui trầm tính dễ thương nên vẫn xem tiếp xem sao nhưng mà đến khi không “hít hà” nổi drama thì chắc cũng phải drop thôi. Do đó, mặc dù những tập đầu không đến nổi nào mình vẫn không recommend bộ này chỉ tạm xem nó như là một bộ “Guilty Pleasure” mà thôi.
9. Gotoubun no Hanayome (2 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/38101/Gotoubun_no_Hanayome
Thực sự ban đầu mình cũng chả muốn xem bộ này đâu bởi vì nhìn sơ qua cũng chỉ thấy một bộ romcom harem điển hình. Nhưng mà thấy mấy záo sư bên page X nâng bi dữ quá, phân tích đến từng chap nên mình cũng tò mò không biết thực hư như thế nào.
Sau khi xem hai tập đầu thì nó vẫn đúng với cảm nhận ban đầu của mình. Rõ ràng bộ này vẫn chỉ là một bộ harem, học đường, hài hước đầy buồn chán như bao bộ khác và chẳng có gì nổi bật cả.
Anh main nhà ta vẫn là kẻ có số hưởng khi được nhận làm gia sư của cả 5 chị em xinh đẹp. Rồi thế là cuộc hành trình dạy học, sẵn tiện thu nạp harem bắt đầu. Kể cả nhân vật chính và dàn gái mình đều thấy có những những nét tính cách khá là “cơ bản”, theo khuôn mẫu. Một tsundere, một kuudere, một deredere, một onee-chan điển hình và dĩ nhiên anh main phải có em gái để thu hút mấy thằng lolicon cho đầy đủ đối tượng khán giả.
Đúng là người ta muốn thích và phân tích bộ nào tùy người ta nhưng mà mình thật là “nể” mấy záo sư bên page X có thể phân tích từng tập bộ này trong khi mình chẳng biết ghi nổi một câu để chỉ ra điểm gì hay ho hay là việc mình thấy 1 tập của mấy bộ như 3-gatsu hay Mushishi còn đáng để phân tích hơn gấp nhiều lần cả bộ này.
Thôi nói chung là không thấy có gì hay và xin drop.
10. Revisions (3 tập)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/37436/Revisions
Mình không thích bộ này nên xin nhận xét ngắn gọn thôi. Đây là một bộ mecha, scifi khá là điển hình kể về việc trường học của anh main và một phần thành phố bị dịch chuyển đến tương lai, nơi tràn đầy những con quái vật và anh main có nhiệm vụ lái mecha để cứu mọi người. Có một điều ở đây đó là main trong bộ này được lấy từ hình mẫu của nhân vật Shinji trong Eva, với khuôn mặt nhìn y như Shinji nhưng cá tính hoàn toàn khác biệt.
Và cá tính của nhân vật chính là thứ mà mình ghét nhất trong bộ anime này, thằng main có thể nói là rất “trẻ trâu”, suốt ngày cứ đinh ninh cái lý tưởng anh hùng và rất ồn ào khó chịu. Vì thế mà mình không muốn xem tiếp nữa. Có lẽ như ý tưởng của nhà sản xuất là muốn đảo ngược nhân vật như Shinji, nhưng mà thôi, bản thân Shinji đã là một đảo ngược rồi vậy còn đảo lại làm chi nữa?
Thôi thì không recommend bộ này nếu bạn cũng ghét kiểu nhân vật “trẻ trâu” như vậy, mắc công xem lại ức chế nữa.
11. Doukyonin wa Hiza, Tokidoki, Atama no Ue. (2 tập)
Link MAL:
https://myanimelist.net/anime/38145/Doukyonin_wa_Hiza_Tokidoki_Atama_no_Ue
Một bộ anime cực kỳ dễ thương, kể về cuộc sống thường ngày của Subaru-kun, một tiểu thuyết gia trẻ tuổi và Haru - một con mèo mà cậu nhận nuôi.
Điểm nổi bật của bộ anime này đó là nó kết hợp giữa cả 2 góc nhìn, của cậu Subaru và của cô mèo Haru. Nó làm mình nhớ đến một bộ anime khác mà mình cũng rất thích đó là Kanojo to Kanojo no Neko.
Bộ anime đã kết hợp rất tốt yếu tố nhẹ nhàng ấm áp, cùng với một chút hài hước tạo sự dễ chịu cho người xem, nên hoàn toàn phù hợp với các bạn yêu thích thể loại Iyashikei.
Mình cũng rất thích việc sử dụng góc nhìn của bé mèo Haru, đã cho ta nhiều chi tiết vừa có cảm động, vừa có hài hước đầy quý giá.
Vì thế nên mình thích những tập đầu của bộ anime này và khá vui mừng vì có một bộ Iyashikei hay để xem trong mùa này, bởi vì mấy mùa gần đây mình cảm thấy khá là thiếu thốn mấy bộ Iyashikei mà mình ưng ý.
TỔNG KẾT
Tổng kết lại thì đây là một mùa khá tốt, đối với mình có khoảng 5,6 bộ khá đáng xem và những bộ như Mob Psycho 100 S2 có thể cạnh tranh cho danh hiệu hay nhất năm (AOTY). Nói chung thì mình thích mùa này hơn hẳn mùa trước có nhiều bộ hợp với taste của mình hơn.
Về recommendation, bộ mình nghĩ là đáng xem nhất mùa này chắc chắn là Mob Psycho 100, các god-tier animator từ studio Bones đã trở lại và lợi hại hơn xưa và cho ta những cảnh hành động sakuga đầy đẹp mắt. Bên cạnh đó A1 Pictures và Cloverworks (studio con của A1) cũng có những khởi đầu tốt với những bộ Neverland và Kaguya-sama. Bộ “My roomate is a cat” cũng là một bộ rất đáng xem cho các bạn yêu thích Iyashikei.
Các bộ ở khung xanh lá như Dororo và Boogiepop tuy là mình chưa chắc chắn nhưng mà vẫn đáng để recommend.
Rồi đó là cảm nhận của mình về các bộ anime trong mùa này. Còn các bạn thì sao, những bộ anime nào mà các bạn thích trong mùa này, hãy bình luận bên dưới nhé.
Bài viết của mình đến đây là hết, cảm ơn các bạn đã đọc.
#Athes
Nhận xét
Đăng nhận xét