[VS] GIÁ TRỊ CHỦ QUAN KHI ĐÁNH GIÁ PHẦN HÌNH ẢNH TRONG 1 BỘ ANIME/MANGA



Khi đánh giá 1 bộ anime, quan điểm của mình và các admin của page 2dreviewer ví dụ như bác #Atom đều đề cao giá trị chủ quan, ý kiến của từng cá nhân. Khi đánh giá những bộ anime cho dù giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật đều là những cảm nhận của chính bản thân mình và đã được mình nhấn mạnh qua các cụm từ như theo mình, đối với mình, mình thấy rằng,..

Nhìn chung trong cộng đồng anime, phần lớn mọi người điều chấp nhận vấn đề về giá trị chủ quan. Tuy nhiên trong việc đánh giá phần art vẫn còn 1 bộ phận người xem thiên vị về một kiểu artstyle nhất định, cho đó là tiêu chuẩn của cái đẹp. Cùng với đó như bài trước mình đã đề cập đó là việc nhiều người chỉ đánh giá đơn giản phần art là đẹp hay không. Do đó trong bài này mình không những một lần nữa chứng tỏ giá trị chủ quan trong đánh giá anime mà còn nêu ra cụ thể tiêu chí mà chính bản thân mình sử dụng để đánh giá phần art. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua 1 số ví dụ nhất định.

1. Studio Kyoani và Ufotable

Khi được hỏi về bộ anime có phần art ấn tượng nhất. Chắc hẳn trong nhiều câu trả lời của các bạn sẽ có những bộ của hai studio Kyoani và Ufotable. Mình dĩ nhiên không phải dạng cái gì đa số là ghét và chê phần art của 2 studio đó, mình nghĩ rằng đây là 2 studio tốt và có chất lượng hình ảnh ổn định.

Tuy nhiên nếu trả lời cho câu hỏi về “art ấn tượng nhất” trên, mình sẽ nêu ra những bộ như Sangatsu no Lion của Shaft, Mushishi với chỉ 1 màu xanh lá chủ đạo nhưng vẫn tạo nên 1 tác phẩm tuyệt đẹp, hay là bộ Kaijuu no Kodomo mình mới xem gần đây, art style của những đạo diễn có sự phá cách như Masaaki Yuasa,… Không phải là mình không thích art style của Kyoani hay Ufotable mà là mình nghĩ rằng sự đa dạng trong phong cách nghệ thuật của ngành công nghiệp là quan trọng hơn.

Một số bộ phận “fan cuồng” hơi “thần thánh hóa” hai studio này lên quá?! Nghĩ rằng họ là tiêu chuẩn cho cái đẹp của anime hay gì? Cho dù có là artstyle của Kyoani nếu anime bộ nào cũng có art như vậy chắc hẳn mình sẽ chỉ xem 1,2 mùa rồi bỏ anime vì chán mất. Đó là lý do mình thường xuyên xem những bộ anime ngắn, những tác phẩm nghệ thuật thử nghiệm là để khám phá những cái mới, những phong cách chưa từng được thể hiện qua các tác phẩm thông thường.

Thế giới nghệ thuật của anime là rất phong phú đa dạng vì vậy chúng ta không nên tự giới hạn mình chỉ ở 1,2 phong cách nhất định.

Bây giờ chúng ta hãy đi vào từng studio để thấy rằng họ không hề quá hoàn hảo mà đôi lúc cũng có những sự thất vọng.

Kyoani: Kyoani đã làm nên 2 bộ anime mà mình rất thích đó Hyouka và Koe no Katachi. Với nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh rất ấn tượng. Thế nhưng họ cũng là chủ nhân của 1 nỗi thất vọng mang tên “Musaigen no Phantom World”. Một tác phẩm rất nhạt với fanservice không có duyên đã làm mình phải drop chỉ sau vài ep đầu.

Ufotable: Trong những bộ của Ufotable thì mình thích Fate/zero. Tuy nhiên trong nhiều chuyển thể game của họ ví dụ như bộ Tales of… gì đó thì điều có 1 vấn đề. Đó là họ quá tập trung vào những cảnh chiến đấu. Thay vào đó thì visual storytelling lại không thể hiện được tốt trong phần thể hiện cốt truyện và xây dựng nhân vật. Khiến cho những bộ anime của họ 1 số bộ chỉ xem được vì mấy cảnh đánh nhau còn lại thì mọi thứ khác, cốt truyện nhân vật đều nhạt như nhau.

Không những chỉ Kyoani hay Ufotable mà là tất cả các studio khác cũng có những bộ bị fail khác nhau mà cò thể chúng ta chưa biết đến mà thôi. Studio Bones, studio mà mình xem là yêu thích nhất vẫn có nhiều lần làm mình thất vọng với những sequel của Eureka seven. Ngay cả studio Ghibli, 1 studio được xem là “huyền thoại” trong làng anime. Cũng có lần phải “oopsie “ với Tales of the earth sea, bị đánh giá tệ hại.

Do không có studio nào là hoàn hảo cả thì cùng với đó cũng sẽ không có 1 tiêu chuẩn cụ thể nào cho cái đẹp.

2. Về các bộ anime cũ

Có lẽ bias phổ biến trong đánh giá phần art trong anime đó là những thành phần fan chỉ xem những bộ anime mùa, mới nhất khi xem qua những bộ từ thập kỷ trước liền chê là “art xấu quá, hay art cũ, lỗi thời”. Cái này gọi là recency bias và nó xuất hiện trong nhiều loại hình giải trí, nghệ thuật khác nhau không chỉ trong anime. Và nó rất thường xuyên đến nổi khi bạn xem bất kỳ bộ anime cũ nào kéo xuống phần comment đều thấy 1,2 comment như vậy.

Đối với mình phần art tốt đồng nghĩa với nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh tốt và visual storytelling thì không phân biệt thời đại. Bất kỳ thời đại nào cũng sẽ có những bộ hay bộ dỡ mà thôi. Thế kỷ trước có những bộ art rất tệ thì không có nghĩa là thời bây giờ không có. Ngược lại, thời bây giờ có những tác phẩm rất đẹp thì thời trước cũng có những giá trị nghệ thuật đỉnh cao.

Thực tế là một trong những bộ mà mình đánh giá kể chuyện qua hình ảnh tốt nhất đến nay đã 25 năm tuổi, đó là Cowboy bebop. Cowboy bebop thỏa mãn tất cả những yếu tố mà mình cần ở visual storytelling. Thứ 1 là thiết kế nhân vật, CB sở hữu dàn nhân vật được thiết kế thuộc hàng ấn tượng nhất trong anime, mỗi nhân đều có thiết kế vừa tỏa ra sự đặc trưng, tính cách của từng người mà vừa đơn giản dễ in sâu vào đầu khán giả hình ảnh của từng nhân vật. Thứ 2 là xây dựng bầu không khí, art style của Cowboy bebop không có nhiều hiệu ứng, bóng bẩy như những bộ anime thời nay. Thế nhưng nó lại là điều tốt, rất phù hợp với chủ đề hiện sinh thì cần 1 art style tỏa ra 1 bầu không khí cô đơn, buồn man mác. Khi nhìn vào khung cảnh thế giới trong CB là sự kết hợp đầy thú vị giữa thành thị những năm 80s-90s và các yếu tố scifi, ta cảm thấy sự nhớ nhà, tuy nhìn lạ nhưng lại có chút thân thuộc, ta cảm nhận được sự cô độc của nhóm thợ săn tiền thưởng Spike khi phải lang trang trong khoảng không hiu quạnh, tìm kiếm nơi mình thuộc về. Thứ 3 đó là cinemagratophy, CB có thể nói là 1 tác phẩm được đạo diễn tốt nhất của đạo diễn Shinichiro Watanabe, có nhiều cảnh, nhiều khung hình tuyệt đẹp, khi đã xem qua 1 lần ta cứ muốn nhìn mãi vào khung cảnh đó.

“Tui xem Cowboy bebop vì nội dung” thể hiện bạn chú trọng vào giá trị của tác phẩm vào những gì mà nó truyền tải thay vì chỉ vẻ bề ngoài. Thế nhưng câu nói đó lại có phần không công bằng cho thiết kế nhân vật Toshihiro Kawamoto, cho những người vẽ background art, những người làm key animation và sau cùng là đạo diễn Shinichiro Watanabe đã dày công vào phần hình ảnh, cho ta những khung hình tuyệt đẹp đến như vậy. Do đó, trong bài viết này, mình tuyên bố là mình xem Cowboy bebop là vì art.

Một trường hợp tương tự trong những năm 90s là Serial Experiment Lain, nhiều lời nhận xét trên mạng cho rằng phần art là điểm yếu của Lain. Mình cũng nghĩ rằng phần art của Lain là không mạnh lắm về mặt kỹ thuật (tức là không có nhiều hiệu ứng bóng bẩy cầu kỳ). Thế nhưng cái cách mà đạo diễn Ryuutarou Nakamura sử dụng hình ảnh để kể 1 phần nội dung của tác phẩm thì thật là kỳ công và tinh tế. Lain có thể nói là 1 bộ sử dụng symbolism đầy ấn tượng không những về số lượng mà cả về chất lượng nữa. Tuy không có kinh phí lớn nhưng công sức đổ vào những hình ảnh ẩn dụ và biểu tượng trong anime là không thể xem thường. Ngoài ra Lain cũng thể hiện tốt những mặt khác của visual storytelling như thiết kế nhân vật khiến cho Lain là 1 trong những nhân vật biểu tượng của thập niên 90s và việc khắc họa bầu không khí bí ẩn, ghê rợn cũng được thể hiện đầy ấn tượng thông qua tài năng của đạo diễn Ryuutarou Nakamura.

Do đó nếu chỉ vì phần art không có nhiều hiệu ứng hay animation, giá trị production chỉ ở mức tạm được mà ta đánh giá cả phần art là tệ thì chẳng khác nào bỏ qua hết những nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh, hệ thống symbolism mà tác giả đã kỳ công xây dựng.

3. Về art của Osamu Tezuka

Đây là vấn đề mà mình cảm thấy cần phải nói từ lâu rồi. Các tác phẩm của Osamu Tezuka 1 phần cũng giống như những bộ anime cũ, chịu phải ”recency bias” từ những người chỉ chuộng những bộ anime, manga mới ra lò. 1 phần là do phần art của ông có phong cách chịu ảnh hưởng bởi hãng hoạt hình Disney thời xưa. Nên người ta có thể khá lạ lẫm khi phong cách có phần ngộ nghĩnh trẻ con đó lại đi với những cảnh tượng về chiến tranh tàn khốc, về những chủ đề dành cho người lớn. Tưởng tượng khi trong phim Disney mà chuột Mickey, vịt Donald quay ra chém giết nhau mà nói về triết lý vũ trụ. Đúng là lạ phải không nào.:v

Tuy nhiên không phải vì lạ như vậy mà mình nghĩ rằng art style của Tezuka-san là xấu, là tệ. Phần background trong các tác phẩm của ông thực sự là đẹp. Khi Tezuka-san vẽ về 1 thế giới hậu tận thế, ta cảm nhận được bầu không khí của 1 thế giới không có sự sống đầy buồn bã và hiu quạnh. Khi ông vẽ thế giới phong kiến chiến tranh loạn lạc, ta cũng cảm nhận được sự điên rồ, đen tối của thế giới đó. Khi mình đọc Hi no tori, 1 số khung cảnh thực sự là epic, như khi cảnh chim lửa từ tro tàn sống dậy tái sinh 1 lần nữa trong arc Dawn và cảnh nhân vật Roc ngồi trên 1 ngọn núi lửa chứng kiến ngày tàn của thế giới trong arc Future.

Một đặc điểm dễ nhận thấy trong phong cách kể chuyện của Tezuka-san đó là pacing truyện của ông thường rất nhanh, plot point nối tiếp plot point, xung đột nối tiếp xung đột. Và art style đơn giản lại có vai trò hữu hiệu giúp khán giả nắm bắt được những diễn biến rất nhanh của cốt truyện mà không bị lạc lõng, không hiểu. Như trong bộ Phoenix tuy có nội dung và chủ đề truyền tải đầy triết lý và phức tạp mình vẫn hoàn toàn không thấy rối khi đọc nhờ vào nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh đầy hiệu quả và phù hợp trên.

Và cuối cùng nếu như art style của Tezuka-san lần đầu đọc có phần cảm thấy lạ lẫm. Thì khi nhìn lại art style của những bộ ngày nay có quá nhiều bộ theo phong cách moe ta cảm thấy “ngán”. Quay trở lại đọc những bộ của ông ta lại thấy như 1 làn gió mới đầy khác biệt so với những phong cách anime hiện đại.

4. Nhiều hiệu ứng hình ảnh chưa chắc đã là tốt.

Như ở trên mình đã nêu ra những trường hợp phần art có thể không có nhiều đầu tư hiệu ứng hình ảnh nhưng lại có nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh tốt. Vậy trường hợp ngược lại có không? Art nhìn sơ là đẹp nhưng lại tệ trong visual storytelling có không?

Có nhiều nữa là đằng khác. :v

Sau đây mình sẽ nêu ra 3 ví dụ tượng trưng cho 3 loại anime có visual storytelling tệ.

Thứ nhất đó là bộ Fairy gone. Đây là bộ được tạo ra bởi studio PA Works. 1 studio được mệnh danh là chị em với Kyoani. Chứng tỏ họ là 1 studio có chất lượng, hiệu ứng hình ảnh rất tốt. Và bộ Fairy gone nhìn sơ thì không có gì để chê. Các nhân vật đều được vẽ tốt, các con quái vật tuy là CGI nhưng cũng chuyển động khá mượt và được thể hiện đầy chi tiết. Tuy nhiên vấn đề của bộ anime này đó là nó nhìn rất là chán đối với mình. Cả bộ anime là 1 màu đen, xám. Các nhân vật đều mặc những bộ đồ màu đen và những con quái vật cũng toàn màu đen nốt. Bộ anime cố gắng thể hiện 1 bầu không khí đen tối nhưng mà ngay những tập đầu lại fail thảm hại bằng việc flashback quá nhiều như Naruto, cách kể chuyện dài dòng không điểm nhấn và cách cách thể hiện nhân vật chán chường làm cho mình không thèm quan tâm. Thế nên vấn đề thứ nhất đó là phần art nhìn sơ vẽ tốt chưa chắc đã khiến cho người xem ấn tượng nếu cách thể hiện quá chán chường.

Trường hợp thứ hai đó là bộ Kawaikereba Hentai demo Suki ni Natte Kuremasu ka? (Viết tắt là Hensuki). Bộ này cũng không có gì quá đáng nói chỉ là mình nêu bộ này ra sẳn tiện để tượng trưng cho hàng tá bộ harem ecchi chuyển thể LNs trên thị trường hiện nay luôn. Bộ này nhìn sơ nhiều người sẽ nói là art đẹp. Tuy nhiên cái “art đẹp” đó lại hoàn toàn lãng phí vì nó không thể truyền tải được qua visual storytelling. Đầu tiên là có 1 bí ẩn khá đơn giản trong bộ anime thế nhưng nhân vật lại giải thích khá dài dòng từ điểm A đến điểm B, cách thể hiện rất chán xem khán giả như 1 đứa con nít. Tiếp theo là thiết kế nhân vật không có sự đa dạng trong khuôn mặt chỉ phân biệt qua màu tóc và 1 nét tính cách xác định.

Và những thứ trên mình nêu ra không liên quan đến thể loại ecchi của bộ anime và cũng không phải mình ghét tất cả những bộ thuộc thể loại này. Bởi vì có những bộ ecchi như Prison school hay Shimoneta thể hiện biểu cảm và thể hiện các tình huống hài hước rất tốt.

Cuối cùng thì bạn nghĩ càng thêm nhiều hiệu ứng hình ảnh là càng tốt à. Xin giới thiệu bộ anime có tên là Hand Shakers. Bộ này là ví dụ điển hình của việc ta cần sự cân bằng trong mọi thứ, nhiều quá cũng không tốt. Nhìn ảnh bìa (hình trong bài của mình) bạn sẽ nghĩ đây là 1 tác phẩm đẹp đẽ. Nhưng mà khi xem bộ anime, ta sẽ trở nên rối rắm cực kỳ vì có quá nhiều chi tiết hiệu ứng, khung ảnh thay đổi liên tục, camera di chuyển loạn xạ hết lên. Thực sự có thể làm ta đau mắt chóng mặt. Thể hiện rằng đạo diễn của bộ anime này không phải là 1 người có kinh nghiệm trong cinematography và chuyển cảnh, không tạo được sự tập trung vào nhân vật cố định mà nghĩ rằng thêm càng nhiều hiệu ứng, ánh sáng phản chiếu bóng bẩy là có thể che dấu những sai lầm trong việc đạo diễn của mình.

Vì vậy nên kết luận của mình, art style có nhìn đẹp cũng trở nên vô dụng nếu không thể dùng nó để nâng tầm nội dung của 1 bộ anime, manga.

(Còn tiếp)

#Athes 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến