SERIAL EXPERIMENTS LAIN KỲ 3: SỰ ‘PHÂN LY’ NHÂN CÁCH CỦA LAIN, “MỌI NGƯỜI ĐỀU KẾT NỐI”
I. SỰ PHÂN LY NHÂN CÁCH CỦA LAIN:
Khi xem Lain, có một điều mà chắc hẳn các bạn đều nhận ra khá rõ ràng đó là sự phân ly nhân cách của nhân vật chính của chúng ta. Lain đã thể hiện những nhân cách trái ngược nhau như triêu chứng của một người bị bệnh tâm thần đa nhân cách. Tại sao lại như vậy? Do Lain “hút quá nhiều thuốc” à?
Sự phân ly nhân cách của Lain là một trong những điểm thú vị nhất của nhân vật này khiến cho Lain trở thành một nhân vật đầy đa chiều và có nội tâm phong phú. Do đó, trong phần đầu của bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này.
Từ đầu bộ anime, chúng ta đã được giới thiệu về nhân vật Lain như là một cô bé nhút nhát, ít nói thế nhưng từ khi Lain nhận được lá mail của cô bạn Chisa và bắt đầu tìm hiểu về thế giới Wired thì còn có một nhân cách khác ngày càng trở nên vượt trội, hoàn toàn đối lập và lấn át nhân cách ban đầu của cô. Việc mạng Wired có thể biến đổi cả nhân cách của một con người trông khá kỳ lạ nhỉ. Nhưng mà khoan đã! Chúng ta hãy thử liên hệ cuộc sống. Xem rằng mạng Internet đang có từng ngày biến đổi con người chúng ta hay không? Ngày nay chỉ cần các bạn có tham gia một vài trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter,… hay là các diễn đàn trên mạng thì chúng ta dễ dàng bắt gặp các thành phần được “ưu ái” đặt những biệt danh như “trẻ trâu” hay “anh hùng bàn phím”. Cùng với đó dân mạng dễ dàng bình loạn chửi những người mình chưa từng quen trước đó với những câu đầy cảm tình như: “kill urself”, “thằng cờ hó”,… Ngoài ra, ta còn nhận thấy ở những cộng đồng có tính “anonymous” (ẩn danh) như 4chan, phần lớn mọi người đều là những tên “asshole” (thô lỗ). Tại sao cộng đồng mạng nhìn chung lại thiếu văn hóa, lịch sự như vậy.
Chắc hẳn các bạn đang đọc bài viết này cũng có một phần ở ngoài đời ít nói, nhút nhát, nhưng lại tích cực hoạt động trên mạng xã hội. Mình nghĩ mạng xã hội nói riêng và internet nói chung khiến chúng ta cởi mở hơn và thích bộc lộ bản thân mình hơn là do internet đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức cơ bản mà con người ta giao tiếp với nhau.
Từ ngàn đời xưa, một khi bạn muốn giao tiếp với một người thì điều đầu tiên đó là bạn phải đối diện mặt họ. Quá trình giao tiếp này đã khiến cho chúng ta hình thành một “rào cản” tâm lý khiến cho chúng ta phải suy nghĩ lựa chọn từ ngữ mà nói cho phù hợp với đối tượng mà ta giao tiếp. “Rào cản” này còn lớn hơn nữa trong những cuộc hội họp đám đông khi mà ta phải đối diện với nhiều người thêm nữa. Thế nhưng Internet ra đời, tạo ra một cuộc cách mạng thực sự, làm xóa bỏ hoàn toàn rào cản tâm lý nêu trên. Bây giờ đối mặt với ta chỉ có những chiếc máy vi tính, những chiếc điện thoại cùng với việc quá dễ dàng để tạo ra những cuộc trò chuyện, những cuộc tranh luận khiến cho chúng ta vô tư lự gõ vào tất cả những gì mà ta đã nghĩ không qua chọn lọc để rồi không nhận ra rằng sẽ có hàng chục, thâm chí hàng trăm, hàng ngàn người ngoài kia có thể đọc những comment của ta mà không thể kiểm soát được.
Sự thiếu thốn tương tác “thực” và việc không có rào cản tâm lý nêu trên cũng khiến chúng ta khi bực tức sẵn sàng xả ra mọi thứ để làm tổn hại đến người khác mà không nhận thức hậu quả mà mình gây ra sẽ như thế nào. Đặc biệt, hiện tượng ngày có tác động mạnh mẽ nhất đến đối tượng thanh thiếu niên, những người còn nhiều nông nổi và không có nhiều sự quan tâm, cẩn trọng với vấn đề này dẫn đến những hậu quả với mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Thế thì cái nhìn của Lain đối với vấn đề này như thế nào? Chúng ta có thể đổ hết lỗi cho Internet và tốt nhất cứ tránh xa Internet, mạng xã hội hay không? Đến đây mình muốn nhấn mạnh tính “đa chiều” của Lain. Trong chủ đề này và các chủ đề sau nữa trong bài viết này, ta sẽ thấy rằng cái nhìn của Lain rất là đa chiều” có nêu ra và cảnh báo cho ta những tác hại nhưng bên cạnh đó cũng không vì thế mà mang tư tưởng bài trừ những công nghệ tân tiến.
Lain khi bắt đầu nhận ra những nhân cách khác của mình, cô cảm thấy ghét điều đó và cho rằng chúng không phải là cô mà là thứ do nhóm Knight tự tạo ra. Thế nhưng dần dần cô phải chấp nhận sự thật rằng bản thân mình còn có những mặt tối mà bấy lâu đã bị chôn kín. Thực tế cũng vậy, khi chúng ta phát ngôn những thứ vô văn hóa trên mạng xã hội thì cũng chỉ là do não chúng ta tự nghĩ ra, máy tính không thể tự tạo ra những câu đó cũng như không thể khiến chúng ta phát ra những câu đó. Lain là Lain. Chúng ta là chúng ta. Việc có những hành vi trên mạng như vậy hoàn toàn là do lỗi của chúng ta, không phải ai khác.
Khác với những người cho rằng chúng ta nên tránh xa thế giới ảo, Lain, một cách đối ngược lại truyền thông điệp cho rằng chúng ta nên COI TRỌNG bất cứ loại tương tác nào cho dù nó có là “thực” hay “ảo” đi chăng nữa. Vì nếu suy cho cùng, tất cả những trường hợp phát ngôn bừa bãi trên mạng dẫn đến hậu quả đều là do chúng ta không coi trọng thế giới ảo, chúng ta chỉ coi nó như một thứ công cụ để ta xả hết tất cả mọi thứ mà không suy nghĩ rằng thứ tương tác thực sự với ta là rất nhiều con người ngoài kia.
Ngày nay, nếu như lướt qua các trang báo, các phương tiện thông tin đại chúng các bạn không khó bắt gặp tình trạng báo động đời sống con người bị tổn hại bởi các phát ngôn trên mạng như danh tiếng của những nghệ sĩ bị phá hỏng bởi vài dòng post, comment, thậm chí đến cả việc tự tử vì bị bắt nạt trên mạng (cyber-bulling),.. Do đó, mỗi khi lên mạng chúng ta hãy tưởng tượng rằng phía sau màn hình đó có những con người thực sự đang đọc những bài post, những comment của ta và nhớ rằng lời dạy của ông bà “đánh lưỡi 7 lần trước khi nói” đúng với mọi thế hệ.
II. Tầm quan trọng của sự riêng tư (privacy):
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet như ngày nay, một điều dễ dàng suy ra là lượng thông tin khổng lồ của mạng lưới toàn cầu này không phải lúc nào cũng có ích cho ta. Theo một thống kê chỉ có 22% dữ liệu trên Internet là có ích hay đến tới 80% email là thư rác. (https://www.24h.com.vn/cong-nghe-thong-tin/giat-minh-voi-luu-luong-du-lieu-truyen-tai-tren-internet-moi-ngay-c55a754330.html). Do đó, chúng ta cần phải có sự chọn lọc thông tin.
20 năm trước, chúng ta đã có một cảnh rất thú vị đó là Lain nghe thấy đủ thứ âm thanh của những người mà cô không hề quen biết khi cô chìm vào thế giới của WIRED, và điều đó làm cô khó chịu. Thì ngày nay, chúng ta đang gặp phải tình trạng tương tự khi mà mỗi khi lên mạng bạn có thể biết đủ thứ chuyện thiên trời địa đất và rất nhiều trong số đó chẳng hề liên quan đến bạn, thâm chí có một số thông tin vô nghĩa được xem là rác như thư rác. Lượng thông tin quá lớn nhưng không biết đâu là thực đâu là giả, khiến cho con người hình thành thói quen “đọc nhiều, nghĩ ít”. Chúng ta chỉ vội vàng đọc tiêu đề rồi thôi hay là chỉ đọc bài viết ý kiến một phía rồi vội vàng tin theo mà không suy nghĩ nhiều thêm, khiến cho năng lực suy luận, phân tích cũng như phản biện bị suy giảm nghiêm trọng, trở thành thứ bị kẻ khác dắt mũi mà không hề hay biết.
Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải biết chọn lọc chỉ những mẫu thông tin nào quan trọng và có tác động đến bản thân và biết đọc đi đôi với suy nghĩ cũng giống như Lain cần có một “tấm lọc” để lọc những tiếng ồn ào khó chịu ở ngoài kia.
Bên cạnh đó việc thông tin cá nhân dễ dàng bị chia sẻ hay xâm nhập bất hợp pháp trên mạng cũng là một vấn đề nghiêm trọng hiện nay. Trong bộ anime Lain, chủ đề này cũng khá được chú trọng với việc thể hiện các khái niệm hacker (nhòm Knight), anonymous (ẩn danh), hay an toàn bảo mật…trong xuyên suốt bộ anime. Thế nhưng, thể hiện rõ ràng nhất phải kể đến đó là ở tập 8 (Rumors), khi mà Lain (phần Lain “ác”) phát hiện được việc Arisu thích ông thầy rồi từ đó tung tin đồn lên mạng xã hội. Từ đó sự việc leo thang khiến phá vỡ mối quan hệ giữa Lain và Arisu và khiến cho Lain bắt đầu muốn reset mọi thứ lại từ đầu. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của sự riêng tư (privacy). Có những thông tin chúng ta có thể chia sẻ trên mạng, tuy nhiên cũng có những thứ mà chúng ta tốt hơn chỉ nên giữ cho bản thân mình. Lain đã cảnh báo cho ta một tương lai đáng sợ khi mà ngay cả trí nhớ, những ký ức sâu kín nhất của con người cũng có thể bị đột nhập và đánh cắp.
Cùng với một thực trạng hiện nay mà mình nhận thấy đó là việc nhiều người thực sự không coi trọng vấn đề này. Bên cạnh việc thiếu đề phòng, cảnh giác để bị bọn hacker lừa đảo thì bản thân họ cũng đang tự chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân đến với cộng đồng. Nếu lướt qua newsfeed trên mạng xã hội, bạn dễ dàng bắt gặp nhiều người “bạn” (thực ra cũng chẳng quen biết nhiều ), sẵn sàng chia sẻ chuyện đời tư của họ hay sự xung đột mối quan hệ với người khác ở chế độ công khai. Liệu rằng điều này có nên? Bạn có biết rằng khi bạn đặt một bài đăng ở chế độ công khai tức là chẳng khác gì việc bạn đang bật loa phát thanh để thông báo cho mọi người đều biết ở thế giới thực.
Do đó, bên cạnh việc nên kiểm soát phát ngôn khi lên mạng thì mình nghĩ một việc cũng không kém phần quan trọng đó là kiểm soát nút chế độ công khai/riêng tư. Chúng ta cần phải biết kiểm soát những đối tượng nào mà chúng ta muốn chia sẻ thông tin đó. Chứ không nên chia sẻ công khai vô tội vạ, dẫn đến những sự đổ vỡ mối quan hệ đáng tiếc như tình huống trong bộ anime Lain đã đề cập.
III. “Mọi người đều kết nối”
“Mọi người đều kết nối” là một câu được lặp đi lặp lại khá nhiều trong bộ anime và hình ảnh tượng trưng cho điều này đó là mạng lưới điện chằng chịt cũng được nhấn mạnh liên tục. Bên cạnh đó nếu ta để ý là thiết bị mà Lain sử dụng để truy cập vào WIRED đã có sự phát triển ngày càng phức tạp. Nếu như đầu bộ anime cô đã sử dụng một chiếc máy tính khá là cũ kỹ trong như những chiếc computer thời 90s. Thì từ từ xuyên suốt bộ anime, cô đã bắt đầu làm quen với những thiết bị cầm tay, tương tự như cách mà chúng ta chuyển sang sử dụng những chiếc smartphone ngày càng nhiều. Cuối cùng là một viễn cảnh mà Lain có thể kết nối trực tiếp não bộ mình vào WIRED nhờ vào một cỗ máy khổng lồ chằng chịt dây điện đến nổi quấn quanh người cô.
Bộ anime tuy vào 20 năm trước nhưng đã “đi trước thời đại” dự báo sự phát triển của các thiết bị công nghệ ngày càng khiến cho mọi người dễ dàng kết nối vào thế giới Internet cũng như đắm chìm ngày càng sâu hơn vào không gian mạng. Thực tế đã chứng minh chúng ta đang ngày càng hướng tới những thiết bị gọn nhẹ có thể giúp chúng ta truy cập Internet mọi lúc mọi nơi, cùng với những công nghệ VR/AR ngày càng phát triển cho phép chúng ta tương tác trong thế giới “ảo” ngày càng toàn diện hơn.
Có một bức ảnh được đăng tải đã làm xôn xao dư luận về việc chủ tịch Facebook – Mark Zuckerberg bị “lờ đi” trong buổi giới thiệu sản phẩm mới nhất bởi vì mọi người đang quá đắm chìm vào thế giới thực tế ảo được tạo ra bởi chiếc kính VR. (https://news.zing.vn/buc-anh-gay-bao-cua-ceo-facebook-canh-bao-ve-tuong-lai-u-am-post628615.html)
Liệu rằng hướng phát triển như trên của công nghệ có làm chúng ta quên đi “thực tại”, tương tác cơ bản giữa người với người hay không? Vả liệu mọi giá trị truyền thống có biến mất để được thay thế bằng những thứ tiến bộ hơn?
Well, đối với bộ anime Lain, các tác giả không cho rằng chúng ta phải quá sợ hãi, lo lắng về điều trên bởi vì xu hướng phát triển công nghệ thông tin như hiện nay là hoàn toàn tự nhiên và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Bởi vì “mọi người đều kết nối”! Chúng ta là một sinh vật có tập tính xã hội rõ ràng và chúng ta tồn tại để trải nghiệm, để tiếp thu và để tương tác với người khác. Do đó, mong muốn được kết nối với mọi người nhiều hơn luôn là một trong những bản năng cơ bản của một con người. Việc công nghệ phát triển là cũng chỉ để thỏa mãn ham muốn tự nhiên đó mà thôi.
Bên cạnh đó không phải chỉ vì sự phát triển của những cái mới ưu việt hơn mà ta phải bỏ hết những cái cũ. Ở cuối bộ anime, cho dù Lain đã có năng lực “thần giao cách cảm” có thể kết nối trực tiếp đến não bộ Arisu và gần như biết hết mọi thứ tâm tư tình cảm của bạn cô rồi. Vậy mà tại sao Lain lại mời Arisu lại nhà cô làm chi nữa? Theo sau đó là một trong những cảnh “đáng giá” nhất trong toàn bộ tác phẩm khi mà Lain đưa tay lên cảm nhận trực tiếp nhịp tim của bạn cô. Thình thịch, Thình thịch, Thình thịch,…
Theo Lain cho dù công nghệ có phát triển đến cỡ nào đi nữa thì cách thức cơ bản nhất mà con người tương tác với nhau đó là chạm trực tiếp vào nhau, cảm nhận sự sống của nhau vẫn luôn quan trọng và sẽ không hề biến mất.
Thực tế đã chứng minh, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của email, nhiều người đã từng lo sợ rằng thư tay, bưu phẩm sẽ bị lạc hậu và dẫn đến thế sự biến mất của hệ thống bưu điện. Thế nhưng đã 36 năm kể từ khi email ra đời (1982) người ta vẫn còn gửi nhau những là thư quan trọng và gửi nhau những món quà vật chất, những thứ mà ta có thể cầm nắm cảm nhận trực tiếp qua các giác quan, thứ các email không thể làm được.
Cũng tương tự như vậy e-book (sách điện tử), tuy có ưu thế vượt trội có thể lưu giữ hàng ngàn cuốn sách trong một thẻ nhớ nhỏ xíu và vô cùng tiện dụng lại không thể dẫn tới sự “tuyệt chủng” của những quyển sách thông thường. Là bởi vì sự thú vị của việc giở từng trang sách, cảm nhận trực tiếp mùi giấy mực là việc mà bất cứ bạn mọt sách nào cũng thích.
Hay một ví dụ dễ hình dung nhất đó là việc một cặp tình nhân gửi cho nhau vô số tin nhắn “Anh yêu em!”,.. bla bla cũng chắc chắn không thể “phê” bằng một lần nắm tay, ôm hôn trực tiếp phải không nào.
Do đó, sự phát triển của công nghệ thông tin là một sự phát triển có tính kế thừa và phát huy không phải là một sự thay thế hoàn toàn. Tương tác vật lý truyền thống vẫn luôn quan trọng và là thứ mà tương tác “ảo” dù có phát triển đến đâu cũng không thể sánh được.
Khi xem Serial experiments lain, mình cũng có đọc comment, một số bạn cho rằng Lain là một tác phẩm cảnh báo những hậu quả của Internet và giúp chúng ta tránh xa thứ công nghệ này đi. Tuy nhiên mình không nghĩ vậy, cái nhìn của Lain là đa chiều. Không những cảnh báo cho ta những hệ quả của một mạng lưới toàn cầu mà bên cạnh đó lại có cái nhìn tích cực tin tưởng vào tương lai. Có lợi hay có hại tất cả điều do ta có coi trọng những vấn đề trên và có sử dụng internet hợp lý hay không.
Bài viết đã hết. Có thể nói bài viết này là một bài viết khá thực tế và dễ liên hệ so với độ “dark deep” nhìn chung của series Lain này. Do đó mình mong mọi người hãy ủng hộ bằng cách like, share, comment nhiệt tình vào nhé.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này.
#Athes
Khi xem Lain, có một điều mà chắc hẳn các bạn đều nhận ra khá rõ ràng đó là sự phân ly nhân cách của nhân vật chính của chúng ta. Lain đã thể hiện những nhân cách trái ngược nhau như triêu chứng của một người bị bệnh tâm thần đa nhân cách. Tại sao lại như vậy? Do Lain “hút quá nhiều thuốc” à?
Sự phân ly nhân cách của Lain là một trong những điểm thú vị nhất của nhân vật này khiến cho Lain trở thành một nhân vật đầy đa chiều và có nội tâm phong phú. Do đó, trong phần đầu của bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này.
Từ đầu bộ anime, chúng ta đã được giới thiệu về nhân vật Lain như là một cô bé nhút nhát, ít nói thế nhưng từ khi Lain nhận được lá mail của cô bạn Chisa và bắt đầu tìm hiểu về thế giới Wired thì còn có một nhân cách khác ngày càng trở nên vượt trội, hoàn toàn đối lập và lấn át nhân cách ban đầu của cô. Việc mạng Wired có thể biến đổi cả nhân cách của một con người trông khá kỳ lạ nhỉ. Nhưng mà khoan đã! Chúng ta hãy thử liên hệ cuộc sống. Xem rằng mạng Internet đang có từng ngày biến đổi con người chúng ta hay không? Ngày nay chỉ cần các bạn có tham gia một vài trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter,… hay là các diễn đàn trên mạng thì chúng ta dễ dàng bắt gặp các thành phần được “ưu ái” đặt những biệt danh như “trẻ trâu” hay “anh hùng bàn phím”. Cùng với đó dân mạng dễ dàng bình loạn chửi những người mình chưa từng quen trước đó với những câu đầy cảm tình như: “kill urself”, “thằng cờ hó”,… Ngoài ra, ta còn nhận thấy ở những cộng đồng có tính “anonymous” (ẩn danh) như 4chan, phần lớn mọi người đều là những tên “asshole” (thô lỗ). Tại sao cộng đồng mạng nhìn chung lại thiếu văn hóa, lịch sự như vậy.
Chắc hẳn các bạn đang đọc bài viết này cũng có một phần ở ngoài đời ít nói, nhút nhát, nhưng lại tích cực hoạt động trên mạng xã hội. Mình nghĩ mạng xã hội nói riêng và internet nói chung khiến chúng ta cởi mở hơn và thích bộc lộ bản thân mình hơn là do internet đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức cơ bản mà con người ta giao tiếp với nhau.
Từ ngàn đời xưa, một khi bạn muốn giao tiếp với một người thì điều đầu tiên đó là bạn phải đối diện mặt họ. Quá trình giao tiếp này đã khiến cho chúng ta hình thành một “rào cản” tâm lý khiến cho chúng ta phải suy nghĩ lựa chọn từ ngữ mà nói cho phù hợp với đối tượng mà ta giao tiếp. “Rào cản” này còn lớn hơn nữa trong những cuộc hội họp đám đông khi mà ta phải đối diện với nhiều người thêm nữa. Thế nhưng Internet ra đời, tạo ra một cuộc cách mạng thực sự, làm xóa bỏ hoàn toàn rào cản tâm lý nêu trên. Bây giờ đối mặt với ta chỉ có những chiếc máy vi tính, những chiếc điện thoại cùng với việc quá dễ dàng để tạo ra những cuộc trò chuyện, những cuộc tranh luận khiến cho chúng ta vô tư lự gõ vào tất cả những gì mà ta đã nghĩ không qua chọn lọc để rồi không nhận ra rằng sẽ có hàng chục, thâm chí hàng trăm, hàng ngàn người ngoài kia có thể đọc những comment của ta mà không thể kiểm soát được.
Sự thiếu thốn tương tác “thực” và việc không có rào cản tâm lý nêu trên cũng khiến chúng ta khi bực tức sẵn sàng xả ra mọi thứ để làm tổn hại đến người khác mà không nhận thức hậu quả mà mình gây ra sẽ như thế nào. Đặc biệt, hiện tượng ngày có tác động mạnh mẽ nhất đến đối tượng thanh thiếu niên, những người còn nhiều nông nổi và không có nhiều sự quan tâm, cẩn trọng với vấn đề này dẫn đến những hậu quả với mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Thế thì cái nhìn của Lain đối với vấn đề này như thế nào? Chúng ta có thể đổ hết lỗi cho Internet và tốt nhất cứ tránh xa Internet, mạng xã hội hay không? Đến đây mình muốn nhấn mạnh tính “đa chiều” của Lain. Trong chủ đề này và các chủ đề sau nữa trong bài viết này, ta sẽ thấy rằng cái nhìn của Lain rất là đa chiều” có nêu ra và cảnh báo cho ta những tác hại nhưng bên cạnh đó cũng không vì thế mà mang tư tưởng bài trừ những công nghệ tân tiến.
Lain khi bắt đầu nhận ra những nhân cách khác của mình, cô cảm thấy ghét điều đó và cho rằng chúng không phải là cô mà là thứ do nhóm Knight tự tạo ra. Thế nhưng dần dần cô phải chấp nhận sự thật rằng bản thân mình còn có những mặt tối mà bấy lâu đã bị chôn kín. Thực tế cũng vậy, khi chúng ta phát ngôn những thứ vô văn hóa trên mạng xã hội thì cũng chỉ là do não chúng ta tự nghĩ ra, máy tính không thể tự tạo ra những câu đó cũng như không thể khiến chúng ta phát ra những câu đó. Lain là Lain. Chúng ta là chúng ta. Việc có những hành vi trên mạng như vậy hoàn toàn là do lỗi của chúng ta, không phải ai khác.
Khác với những người cho rằng chúng ta nên tránh xa thế giới ảo, Lain, một cách đối ngược lại truyền thông điệp cho rằng chúng ta nên COI TRỌNG bất cứ loại tương tác nào cho dù nó có là “thực” hay “ảo” đi chăng nữa. Vì nếu suy cho cùng, tất cả những trường hợp phát ngôn bừa bãi trên mạng dẫn đến hậu quả đều là do chúng ta không coi trọng thế giới ảo, chúng ta chỉ coi nó như một thứ công cụ để ta xả hết tất cả mọi thứ mà không suy nghĩ rằng thứ tương tác thực sự với ta là rất nhiều con người ngoài kia.
Ngày nay, nếu như lướt qua các trang báo, các phương tiện thông tin đại chúng các bạn không khó bắt gặp tình trạng báo động đời sống con người bị tổn hại bởi các phát ngôn trên mạng như danh tiếng của những nghệ sĩ bị phá hỏng bởi vài dòng post, comment, thậm chí đến cả việc tự tử vì bị bắt nạt trên mạng (cyber-bulling),.. Do đó, mỗi khi lên mạng chúng ta hãy tưởng tượng rằng phía sau màn hình đó có những con người thực sự đang đọc những bài post, những comment của ta và nhớ rằng lời dạy của ông bà “đánh lưỡi 7 lần trước khi nói” đúng với mọi thế hệ.
II. Tầm quan trọng của sự riêng tư (privacy):
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet như ngày nay, một điều dễ dàng suy ra là lượng thông tin khổng lồ của mạng lưới toàn cầu này không phải lúc nào cũng có ích cho ta. Theo một thống kê chỉ có 22% dữ liệu trên Internet là có ích hay đến tới 80% email là thư rác. (https://www.24h.com.vn/cong-nghe-thong-tin/giat-minh-voi-luu-luong-du-lieu-truyen-tai-tren-internet-moi-ngay-c55a754330.html). Do đó, chúng ta cần phải có sự chọn lọc thông tin.
20 năm trước, chúng ta đã có một cảnh rất thú vị đó là Lain nghe thấy đủ thứ âm thanh của những người mà cô không hề quen biết khi cô chìm vào thế giới của WIRED, và điều đó làm cô khó chịu. Thì ngày nay, chúng ta đang gặp phải tình trạng tương tự khi mà mỗi khi lên mạng bạn có thể biết đủ thứ chuyện thiên trời địa đất và rất nhiều trong số đó chẳng hề liên quan đến bạn, thâm chí có một số thông tin vô nghĩa được xem là rác như thư rác. Lượng thông tin quá lớn nhưng không biết đâu là thực đâu là giả, khiến cho con người hình thành thói quen “đọc nhiều, nghĩ ít”. Chúng ta chỉ vội vàng đọc tiêu đề rồi thôi hay là chỉ đọc bài viết ý kiến một phía rồi vội vàng tin theo mà không suy nghĩ nhiều thêm, khiến cho năng lực suy luận, phân tích cũng như phản biện bị suy giảm nghiêm trọng, trở thành thứ bị kẻ khác dắt mũi mà không hề hay biết.
Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải biết chọn lọc chỉ những mẫu thông tin nào quan trọng và có tác động đến bản thân và biết đọc đi đôi với suy nghĩ cũng giống như Lain cần có một “tấm lọc” để lọc những tiếng ồn ào khó chịu ở ngoài kia.
Bên cạnh đó việc thông tin cá nhân dễ dàng bị chia sẻ hay xâm nhập bất hợp pháp trên mạng cũng là một vấn đề nghiêm trọng hiện nay. Trong bộ anime Lain, chủ đề này cũng khá được chú trọng với việc thể hiện các khái niệm hacker (nhòm Knight), anonymous (ẩn danh), hay an toàn bảo mật…trong xuyên suốt bộ anime. Thế nhưng, thể hiện rõ ràng nhất phải kể đến đó là ở tập 8 (Rumors), khi mà Lain (phần Lain “ác”) phát hiện được việc Arisu thích ông thầy rồi từ đó tung tin đồn lên mạng xã hội. Từ đó sự việc leo thang khiến phá vỡ mối quan hệ giữa Lain và Arisu và khiến cho Lain bắt đầu muốn reset mọi thứ lại từ đầu. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của sự riêng tư (privacy). Có những thông tin chúng ta có thể chia sẻ trên mạng, tuy nhiên cũng có những thứ mà chúng ta tốt hơn chỉ nên giữ cho bản thân mình. Lain đã cảnh báo cho ta một tương lai đáng sợ khi mà ngay cả trí nhớ, những ký ức sâu kín nhất của con người cũng có thể bị đột nhập và đánh cắp.
Cùng với một thực trạng hiện nay mà mình nhận thấy đó là việc nhiều người thực sự không coi trọng vấn đề này. Bên cạnh việc thiếu đề phòng, cảnh giác để bị bọn hacker lừa đảo thì bản thân họ cũng đang tự chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân đến với cộng đồng. Nếu lướt qua newsfeed trên mạng xã hội, bạn dễ dàng bắt gặp nhiều người “bạn” (thực ra cũng chẳng quen biết nhiều ), sẵn sàng chia sẻ chuyện đời tư của họ hay sự xung đột mối quan hệ với người khác ở chế độ công khai. Liệu rằng điều này có nên? Bạn có biết rằng khi bạn đặt một bài đăng ở chế độ công khai tức là chẳng khác gì việc bạn đang bật loa phát thanh để thông báo cho mọi người đều biết ở thế giới thực.
Do đó, bên cạnh việc nên kiểm soát phát ngôn khi lên mạng thì mình nghĩ một việc cũng không kém phần quan trọng đó là kiểm soát nút chế độ công khai/riêng tư. Chúng ta cần phải biết kiểm soát những đối tượng nào mà chúng ta muốn chia sẻ thông tin đó. Chứ không nên chia sẻ công khai vô tội vạ, dẫn đến những sự đổ vỡ mối quan hệ đáng tiếc như tình huống trong bộ anime Lain đã đề cập.
III. “Mọi người đều kết nối”
“Mọi người đều kết nối” là một câu được lặp đi lặp lại khá nhiều trong bộ anime và hình ảnh tượng trưng cho điều này đó là mạng lưới điện chằng chịt cũng được nhấn mạnh liên tục. Bên cạnh đó nếu ta để ý là thiết bị mà Lain sử dụng để truy cập vào WIRED đã có sự phát triển ngày càng phức tạp. Nếu như đầu bộ anime cô đã sử dụng một chiếc máy tính khá là cũ kỹ trong như những chiếc computer thời 90s. Thì từ từ xuyên suốt bộ anime, cô đã bắt đầu làm quen với những thiết bị cầm tay, tương tự như cách mà chúng ta chuyển sang sử dụng những chiếc smartphone ngày càng nhiều. Cuối cùng là một viễn cảnh mà Lain có thể kết nối trực tiếp não bộ mình vào WIRED nhờ vào một cỗ máy khổng lồ chằng chịt dây điện đến nổi quấn quanh người cô.
Bộ anime tuy vào 20 năm trước nhưng đã “đi trước thời đại” dự báo sự phát triển của các thiết bị công nghệ ngày càng khiến cho mọi người dễ dàng kết nối vào thế giới Internet cũng như đắm chìm ngày càng sâu hơn vào không gian mạng. Thực tế đã chứng minh chúng ta đang ngày càng hướng tới những thiết bị gọn nhẹ có thể giúp chúng ta truy cập Internet mọi lúc mọi nơi, cùng với những công nghệ VR/AR ngày càng phát triển cho phép chúng ta tương tác trong thế giới “ảo” ngày càng toàn diện hơn.
Có một bức ảnh được đăng tải đã làm xôn xao dư luận về việc chủ tịch Facebook – Mark Zuckerberg bị “lờ đi” trong buổi giới thiệu sản phẩm mới nhất bởi vì mọi người đang quá đắm chìm vào thế giới thực tế ảo được tạo ra bởi chiếc kính VR. (https://news.zing.vn/buc-anh-gay-bao-cua-ceo-facebook-canh-bao-ve-tuong-lai-u-am-post628615.html)
Liệu rằng hướng phát triển như trên của công nghệ có làm chúng ta quên đi “thực tại”, tương tác cơ bản giữa người với người hay không? Vả liệu mọi giá trị truyền thống có biến mất để được thay thế bằng những thứ tiến bộ hơn?
Well, đối với bộ anime Lain, các tác giả không cho rằng chúng ta phải quá sợ hãi, lo lắng về điều trên bởi vì xu hướng phát triển công nghệ thông tin như hiện nay là hoàn toàn tự nhiên và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Bởi vì “mọi người đều kết nối”! Chúng ta là một sinh vật có tập tính xã hội rõ ràng và chúng ta tồn tại để trải nghiệm, để tiếp thu và để tương tác với người khác. Do đó, mong muốn được kết nối với mọi người nhiều hơn luôn là một trong những bản năng cơ bản của một con người. Việc công nghệ phát triển là cũng chỉ để thỏa mãn ham muốn tự nhiên đó mà thôi.
Bên cạnh đó không phải chỉ vì sự phát triển của những cái mới ưu việt hơn mà ta phải bỏ hết những cái cũ. Ở cuối bộ anime, cho dù Lain đã có năng lực “thần giao cách cảm” có thể kết nối trực tiếp đến não bộ Arisu và gần như biết hết mọi thứ tâm tư tình cảm của bạn cô rồi. Vậy mà tại sao Lain lại mời Arisu lại nhà cô làm chi nữa? Theo sau đó là một trong những cảnh “đáng giá” nhất trong toàn bộ tác phẩm khi mà Lain đưa tay lên cảm nhận trực tiếp nhịp tim của bạn cô. Thình thịch, Thình thịch, Thình thịch,…
Theo Lain cho dù công nghệ có phát triển đến cỡ nào đi nữa thì cách thức cơ bản nhất mà con người tương tác với nhau đó là chạm trực tiếp vào nhau, cảm nhận sự sống của nhau vẫn luôn quan trọng và sẽ không hề biến mất.
Thực tế đã chứng minh, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của email, nhiều người đã từng lo sợ rằng thư tay, bưu phẩm sẽ bị lạc hậu và dẫn đến thế sự biến mất của hệ thống bưu điện. Thế nhưng đã 36 năm kể từ khi email ra đời (1982) người ta vẫn còn gửi nhau những là thư quan trọng và gửi nhau những món quà vật chất, những thứ mà ta có thể cầm nắm cảm nhận trực tiếp qua các giác quan, thứ các email không thể làm được.
Cũng tương tự như vậy e-book (sách điện tử), tuy có ưu thế vượt trội có thể lưu giữ hàng ngàn cuốn sách trong một thẻ nhớ nhỏ xíu và vô cùng tiện dụng lại không thể dẫn tới sự “tuyệt chủng” của những quyển sách thông thường. Là bởi vì sự thú vị của việc giở từng trang sách, cảm nhận trực tiếp mùi giấy mực là việc mà bất cứ bạn mọt sách nào cũng thích.
Hay một ví dụ dễ hình dung nhất đó là việc một cặp tình nhân gửi cho nhau vô số tin nhắn “Anh yêu em!”,.. bla bla cũng chắc chắn không thể “phê” bằng một lần nắm tay, ôm hôn trực tiếp phải không nào.
Do đó, sự phát triển của công nghệ thông tin là một sự phát triển có tính kế thừa và phát huy không phải là một sự thay thế hoàn toàn. Tương tác vật lý truyền thống vẫn luôn quan trọng và là thứ mà tương tác “ảo” dù có phát triển đến đâu cũng không thể sánh được.
Khi xem Serial experiments lain, mình cũng có đọc comment, một số bạn cho rằng Lain là một tác phẩm cảnh báo những hậu quả của Internet và giúp chúng ta tránh xa thứ công nghệ này đi. Tuy nhiên mình không nghĩ vậy, cái nhìn của Lain là đa chiều. Không những cảnh báo cho ta những hệ quả của một mạng lưới toàn cầu mà bên cạnh đó lại có cái nhìn tích cực tin tưởng vào tương lai. Có lợi hay có hại tất cả điều do ta có coi trọng những vấn đề trên và có sử dụng internet hợp lý hay không.
Bài viết đã hết. Có thể nói bài viết này là một bài viết khá thực tế và dễ liên hệ so với độ “dark deep” nhìn chung của series Lain này. Do đó mình mong mọi người hãy ủng hộ bằng cách like, share, comment nhiệt tình vào nhé.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này.
#Athes
Nhận xét
Đăng nhận xét