TOP 40 ANIME CỦA #ATHES (PHẦN 2)
30. Made In Abyss
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/34599/Made_in_Abyss
Mình đã phân tích “nhừ tử” bộ này rồi nên bây giờ cũng chẳng biết phải viết sao nữa. Thôi thì bạn nào chưa biết thì có thể đọc lại các bài review của mình theo các đường link sau:
Anime: https://2dreviewer.com/2018/11/18/review-recommendationmade-in-abyss/
Manga: https://2dreviewer.com/2018/12/04/manga-review-phan-tich-gia-thuyet-made-in-abyss-lam-the-nao-de-mot-cai-lo-co-the-tro-thanh-nhan-vat-chinh-kiem-luon-trum-cuoi-c/
https://goo.gl/D23xs9
https://goo.gl/5VUiaQ
Nói chung thì Made In Abyss chính là bộ giúp khơi lại niềm hứng thú của mình với thể loại phiêu lưu, fantasy nói chung. Trong thời đại có quá nhiều bộ fantasy, isekai “copy – paste” của nhau, Made In Abyss nổi bật lên như là một trong những bộ có settings và world-building độc đáo và sáng tạo nhất.
Bên cạnh đó tính chân thật trong việc thể hiện mặt tối của Abyss và artstyle đẹp đẽ, âm nhạc ngoạn mục. Made In Abyss chắc chắn là một trong những bộ có chất lượng chuyển thể tốt nhất trong vài năm trở lại đây.
Thế thì nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao mình dành nhiều thời gian phân tích bộ này và dành những lời có cánh như vậy tại sao chỉ ở vị trí #30. Well, nguyên nhân đơn giản chỉ vì mình CỰC KỲ, CỰC KỲ tiếc vì arc Bondrewd đã không được chuyển thể thành anime. Idofront arc (Bondrewd arc) là arc truyện đỉnh cao nhất của MiA tình đến hiện tại và là một trong những arc truyện ngắn (chỉ 10 chap) hay nhất mình từng đọc. Khiến cho nhân vật Bondrewd chỉ trong 10 chap trở thành một trong những nhân vật phản diện ấn tượng và tuyệt vời nhất. Bây giờ chỉ hy vọng là dàn staff làm season 2 sẽ tạo sự “công bằng” cho arc truyện này và không làm ta thất vọng mà thôi.
29. Shiki
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/7724/Shiki
Có thể nói những tập gần cuối chính là thứ tạo nên bộ anime này. Có mở đầu khá chậm về một chủng tộc vampire hút máu người trong một ngôi làng nọ ở miền quê Nhật Bản. Ban đầu bộ anime khá là chán trông giống như mấy bộ phim kinh dị thông thường về vampire nhưng mà chẳng thấy sợ gì nhiều.
Cho đến khi cái plot twist đó xảy ra, cho đến khi con người “phản công” lại, chúng ta mới nhận ra toàn bộ những tập trước đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Để mà chúng ta trải qua những cảm xúc mạnh mẽ, tức giận, rối loạn, buồn bã, đến nỗi mà bây giờ hỏi lại các bạn đã từng xem Shiki, chắc hẳn mọi người chỉ nhớ về những tập cuối mà quên sạch đi phần trước đó rồi.
Đây có thể nói là một bộ gây nên nhiều sự tranh cãi trong cộng đồng về nội dung. Thế nhưng mình nghĩ đây mới chính là lý do khiến cho tác phẩm này vào danh sách yêu thích của mình. Một bộ mà đã quá rõ thiện ác trắng đen thì có gì mà đáng nói, một bộ mà khiến người ta rối loạn, có cảm xúc lẫn lộn, từ đó khiến ta suy nghĩ nhiều về nó và gây ấn tượng sâu sắc cho chúng ta thì đó mới là một bộ anime hay!
28. Usagi Drop
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/10162/Usagi_Drop
Lại một bộ anime nữa có chủ đề về gia đình giống như bộ Udon no Kuni. Usagi drop kể về việc Daikichi-san một nhân viên 30 tuổi trở thành cha bất đắc dĩ khi nhận nuôi đứa con riêng của ông anh – Rin.
Sự việc không ngờ tới kể trên đã khiến cho Daikichi gặp nhiều khó khăn khi một người độc thân, không có kinh nghiệm, bây giờ phải đảm nhiệm trọng trách nặng nề khi làm cha.
Cũng như Udon no kuni, Usagi drop đã nêu ra những vất vả, sự hy sinh chịu đựng khi nuôi dạy một sinh linh bé nhỏ. Từ đó tác phẩm đã ca ngợi đề cao công ơn của những bậc sinh thành. Đồng thời sự dễ thương, nhẹ nhàng và đầy ấm áp, cảm động của tình cảm gia đình, của tổ ấm thân yêu mà bộ anime đem lại là sức hấp dẫn không thể chối từ và là nguồn thư giãn, sưởi ấm con tim, trí óc chúng ta sau một ngày vất vả.
Đó là lý do mà mình rất thích những tác phẩm về chủ đề gia đình, cho dù nội dung không có gì khác biệt hay gay cấn, nổi bật, thì sự dịu dàng và dễ dàng đồng cảm của những bộ này vẫn đem đến những sự cảm nhận đầy quý giá và khó quên.
27. Great Teacher Onizuka
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/245/Great_Teacher_Onizuka
Đây là một bộ anime cũng thuộc dạng classic rồi nên mình không cần phải giới thiệu nhiều nữa.
Mặc dù có một số chi tiết hài lặp đi lặp lại mình không thích lắm nhưng mình vẫn công nhận GTO là một tác phẩm tuyệt vời.
Nổi bật nhất chắc chắn là người thầy vĩ đại Onizuka của chúng ta. Điểm mà mình thấy thú vị nhất ở Onizuka đó là sự bộc trực, thành tâm, thẳng thắng của anh ta. Khi tưởng tượng về một người thầy tuyệt vời, chúng ta thường nghĩ đến hình tượng một người mẫu mực để cho học trò nêu gương, đồng thời là một thông minh, nhạy bén, biết nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh và biết xử lý tình huống, đưa ra những lời khuyên bổ ích.
Thế nhưng nhân vật Onizuka thì… hoàn toàn trái ngược với hình tượng nêu trên. Cậu ta xuất thân từ một gã côn đồ, cậu ta ngu ngốc, sồn sã và còn có máu dâm dê. Và mình thích việc cậu ta hoàn toàn không che giấu gì về bản thân mình trước mặt học trò. Và cái cách mà cậu ta giải quyết các vấn đề cũng rất ư là bạo lực, liều lĩnh và ngu ngốc, hoàn toàn đúng với bản chất con người mình.
Đó là điểm khiến cho Onizuka tỏa sáng, bởi vì khi bạn muốn học trò bày tỏ lòng mình, thành thật với bản thân thì chính bản thân của bạn cũng không được phép có sự giả tạo. Onizuka đã trở thành người thầy vĩ đại nhất không phải vì năng lực mà nằm ở cái tâm hết lòng vì học trò, sự kiên trì không lùi bước và ngọn lửa nhiệt thành dám làm tất cả, dám hy sinh tất cả vì nghiệp trồng người cao cả.
Sau bộ Onizuka đã có nhiều bộ anime chịu ảnh hưởng đã tạo ra những giáo viên khác biệt và có tính cách đầy thú vị. Thế nhưng tượng đài người thầy tuyệt vời nhất trong anime Onizuka-san thì mình nghĩ đến tận bây giờ, vẫn chưa ai có thể sánh được.
26. Kino no tabi (2003)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/486/Kino_no_Tabi__The_Beautiful_World
Ở đây mình đang đề cập đến bộ Kino no tabi năm 2003, của đạo diễn Ryuutarou Nakamura (đồng thời là đạo diễn của Lain).
Kino no tabi có thể tóm gọn là tập hợp những mẫu chuyện nhỏ giống như những câu chuyện ngụ ngôn giàu tính triết lý, được kể qua chuyến hành trình của nhân vật chính Kino và chiếc xe máy Hermes khi đi qua các vùng đất, vương quốc khác nhau.
Mỗi câu chuyện có một ý nghĩa riêng. Thế nhưng nếu có một chủ đề xuyên suốt tác phẩm và được chú trọng nhiều nhất thì đó là chủ nghĩa hiện sinh. Nhiều lần trong cuộc hành trình của mình Kino và Hermes đã bàn về mục đích chuyến hành trình của họ là gì và mục đích của cuộc sống là gì. Và sau đó là những ấn tượng mạnh rằng cuộc sống là một vòng lặp sinh-tử không có hồi kết và vô nghĩa. Thế nhưng Kino lại không lấy điều đó làm cái cớ cho sự buồn bã và tuyệt vọng mà cô vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình, đi để trải nghiệm và để nhìn ngắm thế giới tuyệt đẹp, cho dù có là một cuộc hành trình vô định đi chăng nữa.
Đó là điểm mà mình thích ở Kino no tabi bản cũ so với bản remake. Ở bản 2003, tuy cũng chỉ là tập hợp những mẫu chuyện ngắn, nhưng mình cảm nhận có sự lựa chọn, sắp đặt từ nhà sản xuất sao cho vẫn có sự đồng đều về mặt cảm giác khi xem và có sự liền mạch ý nghĩa hơn. So với bản 2017, các mẫu chuyện khá xa rời nhau và việc chuyển nhân vật chính nhiều người khác nhau ngoài Kino tạo cảm giác rời rạc cho tác phẩm. Ngoài ra, đạo diễn Ryuutarou Nakamura cũng tạo được bầu không khí bí ẩn, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu lắng tốt hơn nhiều so với bản 2017 mà như mình đã đề cập trong bài viết bàn về yếu tố “atmosphere” trong anime, các bạn có thể đọc lại theo link sau:
https://www.facebook.com/reviewerchan/posts/kh%C3%B4ng-kh%C3%AD-atmosphere-trong-anime-manga-l%C3%A0-g%C3%AC-nh%E1%BB%AFng-v%C3%AD-d%E1%BB%A5-v%E1%BB%81-vi%E1%BB%87c-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-kh%C3%B4ng-k/181697399116035/
Nói chung thì đối với các bạn chỉ mới xem Kino no tabi bản remake (2017) hay chưa từng xem bộ này thì nên xem bản năm 2003. Cho dù art style có cũ kỹ thì ít ra nó chắc chắn không nhạt nhẽo và có “linh hồn” riêng được một đạo diễn tài năng thổi vào.
25. Death Note
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/1535/Death_Note
Khi nhắc đến Deathnote, chúng ta thường nghĩ đến cuộc đấu trí kinh điển giữa Light và L, những plot twist, những chi tiết phá án ly kỳ hấp dẫn và ý nghĩa đằng sau khái niệm công lý khiến ta phải suy ngẫm.
Thế nhưng, trong bài viết này, mình muốn đề cập đến lý do thực sự mà Deathnote lọt vào list yêu thích của mình, đó là vị đạo diễn của bộ anime này, Tetsurou Araki (đồng thời là đạo diễn của Attack on titan).
Nếu đã xem qua những shows như AOT, Guilty Crown, Kabaneri, chắc hẳn các bạn đều sẽ quen thuộc với phong cách của đạo diễn này: chú trọng vào các cảnh hành động, âm nhạc hoành tráng của Hiroyuki Sawano. Thế nhưng, theo mình điểm đặc trưng và gây ấn tượng nhất về đạo diễn Tetsurou Araki đó là việc khắc họa biểu cảm của nhân vật một cách “over the top”, dramatic quá đà, cùng với việc tận dụng kỹ thuật cinematography.
Từ đó Deathnote đã có những cảnh đáng nhớ nhất trong anime. Chắc hẳn khi nhắc đến cái cảnh “potato chips” thì mọi người đều biết rồi. Cảnh này thường bị người ta châm biến vì độ dramatic quá đà của nó, thế nhưng theo mình thì đây là ví dụ cho phong cách đạo diễn đầy thông minh của Araki. Sự kết hợp của camera chuyển động nhanh, các hiệu ứng rung, giật camera cùng với biểu cảm mạnh của nhân vật, âm nhạc hoành tráng có thể biến việc ăn snack khoai tây trở nên cực kỳ gây cấn.
Từ sau cái chết của L, nhiều người đều cho rằng chất lượng của bộ anime đi xuống và kém hấp dẫn hơn hẳn. Tuy nhiên theo mình thì tác phẩm vẫn còn sự thú vị nhờ vào đạo diễn, ví dụ như cảnh Light bị lộ mặt ở cuối bộ anime vẫn là một trong những cảnh tuyệt vời và đáng nhớ nhất.
24. Higurashi no Naku Koro ni
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/934/Higurashi_no_Naku_Koro_ni
Một lời khuyên thật lòng từ mình, nếu các bạn thích thể loại kinh dị, thì nên đọc manga là tốt hơn. Chịu ảnh hưởng nặng nề bởi censorship, cùng với phần lớn adaptation của những bộ horror như Berserk, Junji Ito đều là fail nên có ít bộ anime horror mà thực sự gây ấn tượng và làm mình hài lòng.
Tuy nhiên vẫn có một bộ tâm lý kinh dị nổi bật hơn cả và lọt vào danh sách yêu thích của mình, đó là Higurashi (Mặc dù cái artstyle như sh*t ).
Điểm hay của Higurashi đó là sự kết hợp đầy tài tình giữa thể loại tâm lý và kinh dị bí ẩn.
Các nhân vật trong Higurashi tuy điên nhưng vẫn được đầu tư phát triển nhân vật tốt, có quá khứ, động cơ và tính cách riêng biệt. Có thể nói khi xem Higurashi, lần đầu tiên mình cảm thấy tội nghiệp cho một con yandere điên loạn, cảm nhận được rằng việc yêu ai đó quá dữ dội có thể gây sự đau đớn đến dường nào.
Do đó, mặc dù có artstyle tệ do studio DEEN nhưng nhờ yếu tố tâm lý biểu cảm được thể hiện tốt và tạo được atmosphere đậm chất bí ẩn, rùng rợn, thì độ kinh dị của Higurashi vẫn khá hơn nhiều bộ anime khác cùng thể loại.
Ngoài ra cũng phải nhắc đến cái cách kết cấu cốt truyện đầy độc đáo của Higurashi. Bộ anime giống như trò chơi ghép ảnh vậy, phần 1 gồm nhiều arc nhỏ giống như những mảnh ghép vậy, tất cả đều là một phần trong 1 bức tranh toàn thể và phần hai sẽ bổ sung những chi tiết và giúp ta hoàn thành bức tranh đó. Mình nghĩ cách kết cấu cốt truyện như làm tăng tính bí ẩn cho bộ anine và cũng tạo cho khán giả có nhiều hứng thú để suy nghĩ, tìm cách để nối những mảnh ghép trên lại.
Tóm lại, vì sự hiếm hoi của những bộ anime thực sự kinh dị và hay, thì mình nghĩ những bạn yêu thích thể loại này không nên bỏ qua Higurashi.
23. Gungrave
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/267/Gungrave
Mình đã có review – phân tích về bộ này rồi, các bạn có thể tìm đọc lại tại link sau:
https://2dreviewer.com/manga-reviewreview-recommendation-gungrave/
Gungrave nếu xét về yếu tố drama thì có thể nói là một trong những bộ drama đầy ấn tượng mình từng xem. Với chủ đề về lòng trung thành - sự phản bội, tình yêu – tình bạn. Bộ anime đã có sự đầu tư xây dựng nhân vật rất tốt và phát triển mối quan hệ giữa các nhân vật. Bộ anime đã cho ta cái nhìn đầy độc đáo và thú vị về khái niệm lòng trung thành.
Đều mình thích ở tác phẩm này đó là bộ anime đã cố gắng tạo ra hai nhân vật chính đi theo hướng hoàn toàn trái ngược nhau, một là chính diện và một là phản diện để chúng ta cứ tưởng là kẻ phản diện. Cho đến cuối bộ anime, plot twist xảy ra và ta nhận ra rằng cả hai nhân vật chính trên đều như nhau thôi, cả hai đều vì quá theo đuổi cái lý tưởng tuyệt đối của chính mình mà để rồi vì nó mà lâm vào bi kịch mà thôi.
Ngoài ra các nhân vật phụ cũng được khắc họa đầy sống động, họ cũng giống như 2 nhân vật chính, quá kiên định với sự trung thành của chính mình.
Thôi nói chung thì các bạn nào thích chủ đề nêu trên hay thích những bộ anime về mafia thì không nên bỏ qua bộ anime này. Còn muốn được review chi tiết hơn thì hãy đọc bài review của mình. Bài này chỉ giới thiệu thôi mà spoil nhiều quá cũng không hay.
22. Koi wa Ameagari no You ni
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/34984/Koi_wa_Ameagari_no_You_ni
Đây có thể nói là một trong những bộ romance “đẹp” nhất mình từng xem.
Có một chủ đề khá là khác biệt, kể về chuyện tình không phân biệt tuổi tác giữa một nữ sinh cao trung và một ông chú quản lý nhà hàng. Bộ anime đã thể hiện rất tốt chủ đề khá nhạy cảm này với cái nhìn chính chắn, tôn trọng. Với màu sắc nhẹ nhàng nhưng cũng sâu lắng, bộ anime thể hiện đúng chất seinen của mình, khác biệt hẳn với những bộ romance, học đường bình thường.
Khi xem một bộ romance, chúng ta mong đợi điều gì? Chỉ mong chờ vào những chi tiết quá quen thuộc như việc làm quen, hẹn hò, hôn hít, rồi sau có có thể có drama tình tay ba... lặp đi lặp lại qua các bộ romance? Koi wa Ameagari đã chứng minh rằng thể loại romance không chỉ có vậy. Tình yêu giữa hai người còn có thể có những tác động to lớn, giúp họ có động lực để thay đổi bản thân, để có niềm tin trong cuộc sống. Giống như mối quan hệ hai chiều qua lại giữa hai nhân vật chính trong bộ anime này. Khi theo dõi bộ anime ta sẽ được nhìn thấy rõ ràng và chi tiết sự phát triển nhân vật của cả 2 người. Nàng vì sự dày dặn kinh nghiệm và những lời khuyên của chú quản lý mà tự tin hơn vào tương lai, vào năng lực của mình. Còn chú thì nhờ cảm nhận sự thanh xuân, sức trẻ mà vực dậy được những hoài bão, niềm vui thú đã bị thời gian chôn vùi.
Với sự chuyển thể tốt của Wit Studio, bộ anime có chất lượng artstyle tuyệt vời, các khung cảnh tuyệt đẹp cùng với ý nghĩa biểu tượng về chủ đề mưa và cách diễn đạt nội tâm đầy chất thơ. Chắc chắn việc đánh giá như là một trong những bộ romance đẹp nhất là một điều dễ hiểu.
21. Samurai Champloo
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/205/Samurai_Champloo
Năm 2004, đạo diễn nổi tiếng và đậm phong cách cá nhân Shinichiro Watanabe cùng với studio Manglobe đã tạo ra một bộ original anime, kết hợp hai chủ để tưởng chứng chẳng có gì liên quan với nhau: samurai và hip hop. Sự kết hợp vô cùng độc đáo đó khiến cho ta có một bộ anime có 1 không hai trong lịch sử, đó là samurai champloo.
Mình rất yêu thích phong cách của người đã từng đạo diễn Cowboy bebop cùng với chủ đề đầy khác biệt thế kia, một điều khá hiển nhiên là mình cũng đã yêu thích tác phẩm này.
Chúng ta thấy khá rõ sự ảnh hưởng của đạo diễn Shinichiro Watanabe lên Samurai Champloo, trước tiên là ở dàn nhân vật. Mugen một kiếm sĩ phong trần, thích tự ý làm những gì mình thích và tuy cứng đầu những đầy bản lĩnh có nét giống với chàng cao bồi lãng tử Spike trong Cowboy bebop. Dĩ nhiên giống như Spike, Mugen là thuộc kiểu nhân vật mà mình rất thích. Ngoài ra các nhân vật chính khác Jin có tính cách trầm tĩnh đối lập hoàn toàn với Mugen và cô nàng lém lĩnh Fuu, cho ta một bộ 3 đầy thú vị.
Bên cạnh nhân vật thì giá trị nội dung của Samurai Champloo cũng khá đặc trưng cho cách nhìn về chủ nghĩa hiện sinh của đạo diễn này tương tự như Cowboy bebop.
Cuối cùng còn một thứ nữa mà mình muốn đề cập ở Samurai champloo đó là việc kết hợp yếu tố hài. Mình biết ở cả Samurai Champloo và tác phẩm trước đó là Cowboy bebop, có một số người không thích những tập gây cười, bảo bộ anime nên 100% nghiêm túc. Mình thì ngược lại, rất thích phong cách hài kết hợp hành động, thú thật những cảnh hài trong Samurai Champloo xem còn mắc cười hơn cả nhiều bộ anime comedy thực thụ mà mình từng xem.
Nếu các bạn muốn xem một bộ có phong cách khác biệt, độc đáo so với số đông. “Samurai + hiphop tại sao không?” thì Samurai Champloo là lựa chọn không thể bỏ qua.
(Còn tiếp)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/34599/Made_in_Abyss
Mình đã phân tích “nhừ tử” bộ này rồi nên bây giờ cũng chẳng biết phải viết sao nữa. Thôi thì bạn nào chưa biết thì có thể đọc lại các bài review của mình theo các đường link sau:
Anime: https://2dreviewer.com/2018/11/18/review-recommendationmade-in-abyss/
Manga: https://2dreviewer.com/2018/12/04/manga-review-phan-tich-gia-thuyet-made-in-abyss-lam-the-nao-de-mot-cai-lo-co-the-tro-thanh-nhan-vat-chinh-kiem-luon-trum-cuoi-c/
https://goo.gl/D23xs9
https://goo.gl/5VUiaQ
Nói chung thì Made In Abyss chính là bộ giúp khơi lại niềm hứng thú của mình với thể loại phiêu lưu, fantasy nói chung. Trong thời đại có quá nhiều bộ fantasy, isekai “copy – paste” của nhau, Made In Abyss nổi bật lên như là một trong những bộ có settings và world-building độc đáo và sáng tạo nhất.
Bên cạnh đó tính chân thật trong việc thể hiện mặt tối của Abyss và artstyle đẹp đẽ, âm nhạc ngoạn mục. Made In Abyss chắc chắn là một trong những bộ có chất lượng chuyển thể tốt nhất trong vài năm trở lại đây.
Thế thì nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao mình dành nhiều thời gian phân tích bộ này và dành những lời có cánh như vậy tại sao chỉ ở vị trí #30. Well, nguyên nhân đơn giản chỉ vì mình CỰC KỲ, CỰC KỲ tiếc vì arc Bondrewd đã không được chuyển thể thành anime. Idofront arc (Bondrewd arc) là arc truyện đỉnh cao nhất của MiA tình đến hiện tại và là một trong những arc truyện ngắn (chỉ 10 chap) hay nhất mình từng đọc. Khiến cho nhân vật Bondrewd chỉ trong 10 chap trở thành một trong những nhân vật phản diện ấn tượng và tuyệt vời nhất. Bây giờ chỉ hy vọng là dàn staff làm season 2 sẽ tạo sự “công bằng” cho arc truyện này và không làm ta thất vọng mà thôi.
29. Shiki
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/7724/Shiki
Có thể nói những tập gần cuối chính là thứ tạo nên bộ anime này. Có mở đầu khá chậm về một chủng tộc vampire hút máu người trong một ngôi làng nọ ở miền quê Nhật Bản. Ban đầu bộ anime khá là chán trông giống như mấy bộ phim kinh dị thông thường về vampire nhưng mà chẳng thấy sợ gì nhiều.
Cho đến khi cái plot twist đó xảy ra, cho đến khi con người “phản công” lại, chúng ta mới nhận ra toàn bộ những tập trước đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Để mà chúng ta trải qua những cảm xúc mạnh mẽ, tức giận, rối loạn, buồn bã, đến nỗi mà bây giờ hỏi lại các bạn đã từng xem Shiki, chắc hẳn mọi người chỉ nhớ về những tập cuối mà quên sạch đi phần trước đó rồi.
Đây có thể nói là một bộ gây nên nhiều sự tranh cãi trong cộng đồng về nội dung. Thế nhưng mình nghĩ đây mới chính là lý do khiến cho tác phẩm này vào danh sách yêu thích của mình. Một bộ mà đã quá rõ thiện ác trắng đen thì có gì mà đáng nói, một bộ mà khiến người ta rối loạn, có cảm xúc lẫn lộn, từ đó khiến ta suy nghĩ nhiều về nó và gây ấn tượng sâu sắc cho chúng ta thì đó mới là một bộ anime hay!
28. Usagi Drop
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/10162/Usagi_Drop
Lại một bộ anime nữa có chủ đề về gia đình giống như bộ Udon no Kuni. Usagi drop kể về việc Daikichi-san một nhân viên 30 tuổi trở thành cha bất đắc dĩ khi nhận nuôi đứa con riêng của ông anh – Rin.
Sự việc không ngờ tới kể trên đã khiến cho Daikichi gặp nhiều khó khăn khi một người độc thân, không có kinh nghiệm, bây giờ phải đảm nhiệm trọng trách nặng nề khi làm cha.
Cũng như Udon no kuni, Usagi drop đã nêu ra những vất vả, sự hy sinh chịu đựng khi nuôi dạy một sinh linh bé nhỏ. Từ đó tác phẩm đã ca ngợi đề cao công ơn của những bậc sinh thành. Đồng thời sự dễ thương, nhẹ nhàng và đầy ấm áp, cảm động của tình cảm gia đình, của tổ ấm thân yêu mà bộ anime đem lại là sức hấp dẫn không thể chối từ và là nguồn thư giãn, sưởi ấm con tim, trí óc chúng ta sau một ngày vất vả.
Đó là lý do mà mình rất thích những tác phẩm về chủ đề gia đình, cho dù nội dung không có gì khác biệt hay gay cấn, nổi bật, thì sự dịu dàng và dễ dàng đồng cảm của những bộ này vẫn đem đến những sự cảm nhận đầy quý giá và khó quên.
27. Great Teacher Onizuka
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/245/Great_Teacher_Onizuka
Đây là một bộ anime cũng thuộc dạng classic rồi nên mình không cần phải giới thiệu nhiều nữa.
Mặc dù có một số chi tiết hài lặp đi lặp lại mình không thích lắm nhưng mình vẫn công nhận GTO là một tác phẩm tuyệt vời.
Nổi bật nhất chắc chắn là người thầy vĩ đại Onizuka của chúng ta. Điểm mà mình thấy thú vị nhất ở Onizuka đó là sự bộc trực, thành tâm, thẳng thắng của anh ta. Khi tưởng tượng về một người thầy tuyệt vời, chúng ta thường nghĩ đến hình tượng một người mẫu mực để cho học trò nêu gương, đồng thời là một thông minh, nhạy bén, biết nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh và biết xử lý tình huống, đưa ra những lời khuyên bổ ích.
Thế nhưng nhân vật Onizuka thì… hoàn toàn trái ngược với hình tượng nêu trên. Cậu ta xuất thân từ một gã côn đồ, cậu ta ngu ngốc, sồn sã và còn có máu dâm dê. Và mình thích việc cậu ta hoàn toàn không che giấu gì về bản thân mình trước mặt học trò. Và cái cách mà cậu ta giải quyết các vấn đề cũng rất ư là bạo lực, liều lĩnh và ngu ngốc, hoàn toàn đúng với bản chất con người mình.
Đó là điểm khiến cho Onizuka tỏa sáng, bởi vì khi bạn muốn học trò bày tỏ lòng mình, thành thật với bản thân thì chính bản thân của bạn cũng không được phép có sự giả tạo. Onizuka đã trở thành người thầy vĩ đại nhất không phải vì năng lực mà nằm ở cái tâm hết lòng vì học trò, sự kiên trì không lùi bước và ngọn lửa nhiệt thành dám làm tất cả, dám hy sinh tất cả vì nghiệp trồng người cao cả.
Sau bộ Onizuka đã có nhiều bộ anime chịu ảnh hưởng đã tạo ra những giáo viên khác biệt và có tính cách đầy thú vị. Thế nhưng tượng đài người thầy tuyệt vời nhất trong anime Onizuka-san thì mình nghĩ đến tận bây giờ, vẫn chưa ai có thể sánh được.
26. Kino no tabi (2003)
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/486/Kino_no_Tabi__The_Beautiful_World
Ở đây mình đang đề cập đến bộ Kino no tabi năm 2003, của đạo diễn Ryuutarou Nakamura (đồng thời là đạo diễn của Lain).
Kino no tabi có thể tóm gọn là tập hợp những mẫu chuyện nhỏ giống như những câu chuyện ngụ ngôn giàu tính triết lý, được kể qua chuyến hành trình của nhân vật chính Kino và chiếc xe máy Hermes khi đi qua các vùng đất, vương quốc khác nhau.
Mỗi câu chuyện có một ý nghĩa riêng. Thế nhưng nếu có một chủ đề xuyên suốt tác phẩm và được chú trọng nhiều nhất thì đó là chủ nghĩa hiện sinh. Nhiều lần trong cuộc hành trình của mình Kino và Hermes đã bàn về mục đích chuyến hành trình của họ là gì và mục đích của cuộc sống là gì. Và sau đó là những ấn tượng mạnh rằng cuộc sống là một vòng lặp sinh-tử không có hồi kết và vô nghĩa. Thế nhưng Kino lại không lấy điều đó làm cái cớ cho sự buồn bã và tuyệt vọng mà cô vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình, đi để trải nghiệm và để nhìn ngắm thế giới tuyệt đẹp, cho dù có là một cuộc hành trình vô định đi chăng nữa.
Đó là điểm mà mình thích ở Kino no tabi bản cũ so với bản remake. Ở bản 2003, tuy cũng chỉ là tập hợp những mẫu chuyện ngắn, nhưng mình cảm nhận có sự lựa chọn, sắp đặt từ nhà sản xuất sao cho vẫn có sự đồng đều về mặt cảm giác khi xem và có sự liền mạch ý nghĩa hơn. So với bản 2017, các mẫu chuyện khá xa rời nhau và việc chuyển nhân vật chính nhiều người khác nhau ngoài Kino tạo cảm giác rời rạc cho tác phẩm. Ngoài ra, đạo diễn Ryuutarou Nakamura cũng tạo được bầu không khí bí ẩn, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu lắng tốt hơn nhiều so với bản 2017 mà như mình đã đề cập trong bài viết bàn về yếu tố “atmosphere” trong anime, các bạn có thể đọc lại theo link sau:
https://www.facebook.com/reviewerchan/posts/kh%C3%B4ng-kh%C3%AD-atmosphere-trong-anime-manga-l%C3%A0-g%C3%AC-nh%E1%BB%AFng-v%C3%AD-d%E1%BB%A5-v%E1%BB%81-vi%E1%BB%87c-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-kh%C3%B4ng-k/181697399116035/
Nói chung thì đối với các bạn chỉ mới xem Kino no tabi bản remake (2017) hay chưa từng xem bộ này thì nên xem bản năm 2003. Cho dù art style có cũ kỹ thì ít ra nó chắc chắn không nhạt nhẽo và có “linh hồn” riêng được một đạo diễn tài năng thổi vào.
25. Death Note
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/1535/Death_Note
Khi nhắc đến Deathnote, chúng ta thường nghĩ đến cuộc đấu trí kinh điển giữa Light và L, những plot twist, những chi tiết phá án ly kỳ hấp dẫn và ý nghĩa đằng sau khái niệm công lý khiến ta phải suy ngẫm.
Thế nhưng, trong bài viết này, mình muốn đề cập đến lý do thực sự mà Deathnote lọt vào list yêu thích của mình, đó là vị đạo diễn của bộ anime này, Tetsurou Araki (đồng thời là đạo diễn của Attack on titan).
Nếu đã xem qua những shows như AOT, Guilty Crown, Kabaneri, chắc hẳn các bạn đều sẽ quen thuộc với phong cách của đạo diễn này: chú trọng vào các cảnh hành động, âm nhạc hoành tráng của Hiroyuki Sawano. Thế nhưng, theo mình điểm đặc trưng và gây ấn tượng nhất về đạo diễn Tetsurou Araki đó là việc khắc họa biểu cảm của nhân vật một cách “over the top”, dramatic quá đà, cùng với việc tận dụng kỹ thuật cinematography.
Từ đó Deathnote đã có những cảnh đáng nhớ nhất trong anime. Chắc hẳn khi nhắc đến cái cảnh “potato chips” thì mọi người đều biết rồi. Cảnh này thường bị người ta châm biến vì độ dramatic quá đà của nó, thế nhưng theo mình thì đây là ví dụ cho phong cách đạo diễn đầy thông minh của Araki. Sự kết hợp của camera chuyển động nhanh, các hiệu ứng rung, giật camera cùng với biểu cảm mạnh của nhân vật, âm nhạc hoành tráng có thể biến việc ăn snack khoai tây trở nên cực kỳ gây cấn.
Từ sau cái chết của L, nhiều người đều cho rằng chất lượng của bộ anime đi xuống và kém hấp dẫn hơn hẳn. Tuy nhiên theo mình thì tác phẩm vẫn còn sự thú vị nhờ vào đạo diễn, ví dụ như cảnh Light bị lộ mặt ở cuối bộ anime vẫn là một trong những cảnh tuyệt vời và đáng nhớ nhất.
24. Higurashi no Naku Koro ni
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/934/Higurashi_no_Naku_Koro_ni
Một lời khuyên thật lòng từ mình, nếu các bạn thích thể loại kinh dị, thì nên đọc manga là tốt hơn. Chịu ảnh hưởng nặng nề bởi censorship, cùng với phần lớn adaptation của những bộ horror như Berserk, Junji Ito đều là fail nên có ít bộ anime horror mà thực sự gây ấn tượng và làm mình hài lòng.
Tuy nhiên vẫn có một bộ tâm lý kinh dị nổi bật hơn cả và lọt vào danh sách yêu thích của mình, đó là Higurashi (Mặc dù cái artstyle như sh*t ).
Điểm hay của Higurashi đó là sự kết hợp đầy tài tình giữa thể loại tâm lý và kinh dị bí ẩn.
Các nhân vật trong Higurashi tuy điên nhưng vẫn được đầu tư phát triển nhân vật tốt, có quá khứ, động cơ và tính cách riêng biệt. Có thể nói khi xem Higurashi, lần đầu tiên mình cảm thấy tội nghiệp cho một con yandere điên loạn, cảm nhận được rằng việc yêu ai đó quá dữ dội có thể gây sự đau đớn đến dường nào.
Do đó, mặc dù có artstyle tệ do studio DEEN nhưng nhờ yếu tố tâm lý biểu cảm được thể hiện tốt và tạo được atmosphere đậm chất bí ẩn, rùng rợn, thì độ kinh dị của Higurashi vẫn khá hơn nhiều bộ anime khác cùng thể loại.
Ngoài ra cũng phải nhắc đến cái cách kết cấu cốt truyện đầy độc đáo của Higurashi. Bộ anime giống như trò chơi ghép ảnh vậy, phần 1 gồm nhiều arc nhỏ giống như những mảnh ghép vậy, tất cả đều là một phần trong 1 bức tranh toàn thể và phần hai sẽ bổ sung những chi tiết và giúp ta hoàn thành bức tranh đó. Mình nghĩ cách kết cấu cốt truyện như làm tăng tính bí ẩn cho bộ anine và cũng tạo cho khán giả có nhiều hứng thú để suy nghĩ, tìm cách để nối những mảnh ghép trên lại.
Tóm lại, vì sự hiếm hoi của những bộ anime thực sự kinh dị và hay, thì mình nghĩ những bạn yêu thích thể loại này không nên bỏ qua Higurashi.
23. Gungrave
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/267/Gungrave
Mình đã có review – phân tích về bộ này rồi, các bạn có thể tìm đọc lại tại link sau:
https://2dreviewer.com/manga-reviewreview-recommendation-gungrave/
Gungrave nếu xét về yếu tố drama thì có thể nói là một trong những bộ drama đầy ấn tượng mình từng xem. Với chủ đề về lòng trung thành - sự phản bội, tình yêu – tình bạn. Bộ anime đã có sự đầu tư xây dựng nhân vật rất tốt và phát triển mối quan hệ giữa các nhân vật. Bộ anime đã cho ta cái nhìn đầy độc đáo và thú vị về khái niệm lòng trung thành.
Đều mình thích ở tác phẩm này đó là bộ anime đã cố gắng tạo ra hai nhân vật chính đi theo hướng hoàn toàn trái ngược nhau, một là chính diện và một là phản diện để chúng ta cứ tưởng là kẻ phản diện. Cho đến cuối bộ anime, plot twist xảy ra và ta nhận ra rằng cả hai nhân vật chính trên đều như nhau thôi, cả hai đều vì quá theo đuổi cái lý tưởng tuyệt đối của chính mình mà để rồi vì nó mà lâm vào bi kịch mà thôi.
Ngoài ra các nhân vật phụ cũng được khắc họa đầy sống động, họ cũng giống như 2 nhân vật chính, quá kiên định với sự trung thành của chính mình.
Thôi nói chung thì các bạn nào thích chủ đề nêu trên hay thích những bộ anime về mafia thì không nên bỏ qua bộ anime này. Còn muốn được review chi tiết hơn thì hãy đọc bài review của mình. Bài này chỉ giới thiệu thôi mà spoil nhiều quá cũng không hay.
22. Koi wa Ameagari no You ni
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/34984/Koi_wa_Ameagari_no_You_ni
Đây có thể nói là một trong những bộ romance “đẹp” nhất mình từng xem.
Có một chủ đề khá là khác biệt, kể về chuyện tình không phân biệt tuổi tác giữa một nữ sinh cao trung và một ông chú quản lý nhà hàng. Bộ anime đã thể hiện rất tốt chủ đề khá nhạy cảm này với cái nhìn chính chắn, tôn trọng. Với màu sắc nhẹ nhàng nhưng cũng sâu lắng, bộ anime thể hiện đúng chất seinen của mình, khác biệt hẳn với những bộ romance, học đường bình thường.
Khi xem một bộ romance, chúng ta mong đợi điều gì? Chỉ mong chờ vào những chi tiết quá quen thuộc như việc làm quen, hẹn hò, hôn hít, rồi sau có có thể có drama tình tay ba... lặp đi lặp lại qua các bộ romance? Koi wa Ameagari đã chứng minh rằng thể loại romance không chỉ có vậy. Tình yêu giữa hai người còn có thể có những tác động to lớn, giúp họ có động lực để thay đổi bản thân, để có niềm tin trong cuộc sống. Giống như mối quan hệ hai chiều qua lại giữa hai nhân vật chính trong bộ anime này. Khi theo dõi bộ anime ta sẽ được nhìn thấy rõ ràng và chi tiết sự phát triển nhân vật của cả 2 người. Nàng vì sự dày dặn kinh nghiệm và những lời khuyên của chú quản lý mà tự tin hơn vào tương lai, vào năng lực của mình. Còn chú thì nhờ cảm nhận sự thanh xuân, sức trẻ mà vực dậy được những hoài bão, niềm vui thú đã bị thời gian chôn vùi.
Với sự chuyển thể tốt của Wit Studio, bộ anime có chất lượng artstyle tuyệt vời, các khung cảnh tuyệt đẹp cùng với ý nghĩa biểu tượng về chủ đề mưa và cách diễn đạt nội tâm đầy chất thơ. Chắc chắn việc đánh giá như là một trong những bộ romance đẹp nhất là một điều dễ hiểu.
21. Samurai Champloo
Link MAL: https://myanimelist.net/anime/205/Samurai_Champloo
Năm 2004, đạo diễn nổi tiếng và đậm phong cách cá nhân Shinichiro Watanabe cùng với studio Manglobe đã tạo ra một bộ original anime, kết hợp hai chủ để tưởng chứng chẳng có gì liên quan với nhau: samurai và hip hop. Sự kết hợp vô cùng độc đáo đó khiến cho ta có một bộ anime có 1 không hai trong lịch sử, đó là samurai champloo.
Mình rất yêu thích phong cách của người đã từng đạo diễn Cowboy bebop cùng với chủ đề đầy khác biệt thế kia, một điều khá hiển nhiên là mình cũng đã yêu thích tác phẩm này.
Chúng ta thấy khá rõ sự ảnh hưởng của đạo diễn Shinichiro Watanabe lên Samurai Champloo, trước tiên là ở dàn nhân vật. Mugen một kiếm sĩ phong trần, thích tự ý làm những gì mình thích và tuy cứng đầu những đầy bản lĩnh có nét giống với chàng cao bồi lãng tử Spike trong Cowboy bebop. Dĩ nhiên giống như Spike, Mugen là thuộc kiểu nhân vật mà mình rất thích. Ngoài ra các nhân vật chính khác Jin có tính cách trầm tĩnh đối lập hoàn toàn với Mugen và cô nàng lém lĩnh Fuu, cho ta một bộ 3 đầy thú vị.
Bên cạnh nhân vật thì giá trị nội dung của Samurai Champloo cũng khá đặc trưng cho cách nhìn về chủ nghĩa hiện sinh của đạo diễn này tương tự như Cowboy bebop.
Cuối cùng còn một thứ nữa mà mình muốn đề cập ở Samurai champloo đó là việc kết hợp yếu tố hài. Mình biết ở cả Samurai Champloo và tác phẩm trước đó là Cowboy bebop, có một số người không thích những tập gây cười, bảo bộ anime nên 100% nghiêm túc. Mình thì ngược lại, rất thích phong cách hài kết hợp hành động, thú thật những cảnh hài trong Samurai Champloo xem còn mắc cười hơn cả nhiều bộ anime comedy thực thụ mà mình từng xem.
Nếu các bạn muốn xem một bộ có phong cách khác biệt, độc đáo so với số đông. “Samurai + hiphop tại sao không?” thì Samurai Champloo là lựa chọn không thể bỏ qua.
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét