MỘT VÀI CẢM NHẬN VỀ ANIME MÙA THU 2018



Chào các bạn #Athes đây, như các bạn đã biết thì mình là một trong số rất ít người của page cover cái khoảng về anime mùa này. Trong khi page có quá nhiều thành phần “thượng dank” :v không thích xem anime mùa. Mặc dù mình đã bỏ review anime mùa xuân và hè 2018 rồi, thì cũng chẳng ai thèm phụ cover giùm. LOL
Nhưng mà nghĩ lại, page đã có tên là “anime reviewer” mà bỏ luôn khoảng này cũng hơi kỳ và nhìn thấy cái page khác chạy theo anime mùa đầy sôi động. Thôi thì mình đành phải tốn thời gian để xem một vài tập đầu của những bộ anime trong mùa này. Để nêu một vài cảm nhận của bản thân về những bộ anime mà thích hay không thích, cũng như phần recommendation với những bộ mà mình nghĩ các bạn nên xem trong mùa.
Tiện thể thì mình thông báo luôn là mình sẽ không làm kiểu bảng xếp hạng cho review anime mùa hay anime của năm như lúc trước nữa. Thực ra mục đích của mình khi làm bảng xếp hạng chỉ là để recommend những bộ mà mình thấy đáng xem nhất theo một cách trực quan, dễ nhìn khi mà các bạn biết chắc rằng những bộ đứng đầu dĩ nhiên là đáng xem nhất. Thế nhưng nhiều bạn lại hiểu sai ý của mình cho đó thực sự là một bảng đánh giá chất lượng hay gì, mong muốn phải đúng tuyệt đối hay phải cover hết tất cả các bộ trong mùa/ trong năm. Dĩ nhiên là không có sự tuyệt đối ở đây và dĩ nhiên mình không phải là thánh có thể review hết tất cả mọi thứ. Do đó bài này và cả những bài của mùa sau sẽ chia thành hai phần đơn giản đó là phần đầu nêu cảm nghĩ/review (dĩ nhiên sẽ có spoilers) và phần recommendation nơi mình đề xuất những bộ mà các bạn nên xem nếu như chưa xem (không spoilers).
Thôi thì không dài dòng mông lung nữa, chúng ta hãy đến ngay từng bộ trong mùa này đi nào!
I. CẢM NHẬN VỀ ANIME FALL 2018 (SPOILERS VÀI TẬP ĐẦU)
1. Golbin Slayer (Đã xem 4 tập)
Chúng ta sẽ khởi đầu với một bộ anime đã bất ngờ trở thành tâm điểm và là thứ gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Tất cả bắt nguồn từ chỉ có một cảnh rất ngắn mà mình nghĩ cũng chẳng có gì đáng nói lắm bởi vì cũng bị censor gần hết rồi. :v
Vậy mà lại làm một thành phần trong cộng đồng phản ứng thái quá bảo bộ này trash chỉ vì cảnh rape hay quá đáng hơn nữa là các thành phần “feminazi” (google đễ biết thêm chi tiết) cho rằng bộ này “đề cao rape”. Cá nhân mình thì dĩ nhiên không cho rằng chỉ vì có một cảnh như vậy mà nên đánh giá cả bộ là trash cũng như những cáo buộc “đề cao rape” rất là nhảm nhí.
Thực tế rằng những cảnh như vậy không phải là hiếm trong những bộ dark fantasy và việc goblin là giống loài chuyên đi cướp bóc hãm hiếp phụ nữ không phải chỉ có bộ này là có thể hiện. Do đó với chỉ có một cảnh như vậy không đáng phải nhận những cái nhìn tiêu cực của cộng đồng.
Tuy nhiên mình cũng không cho rằng chỉ vì những cảnh chém giết máu me hay hãm hiếp như vậy đã đủ khiến cho Goblin Slayer trở thành một bộ dark fantasy hay. Tóm lại mình không nghĩ rằng Goblin slayer là một bộ anime hay.
Bộ anime này vẫn còn có khá nhiều vấn đề đã thể hiện khá rõ, mặc dù chỉ trong 4 tập đầu như thiếu thốn việc xây dựng thế giới, xây dựng nhân vật khá là 1 chiều, thiếu sự chấn động và thay đổi nội tâm của nhân vật cũng như cốt truyện thiếu tính đa chiều và chiều sâu.
Về mặt những cảnh hành động thì bộ anime cũng khá là mở nhạt so với độ kịch tính, cool, ngầu trong từng khung hình của những tác phẩm dark fantasy điển hình như Berserk, Made In Abyss,… Có vẻ là do nhân vật chính của bộ này khá OP và sử dụng phép thuật để giết những con Goblin yếu xìu chỉ có một số ít Homogoblin, Goblin cấp cao là đủ để thử thách nhân vật chính một chút. Trong khi ta so sánh với một thế giới đầy rộng lớn ngập tràn những sinh vật ghê rợn và đầy mạnh mẽ quyền năng, hay những mối nguy hiểm làm đọc giả phải rợn người trong Berserk và Made In Abyss thì Goblin Slayer chỉ giống như một bộ để “tập làm quen” với sự điên cuồng thể loại dark fantasy mà thôi. :v
Về bộ Goblin Slayer này thì còn khá nhiều điều để viết thế nên mình xin hẹn các bạn trong một bài kỳ sau khi mà mình sẽ phân tích kỹ hơn về bộ này và như thế nào là một bộ dark fantasy hấp dẫn theo tiêu chuẩn của riêng mình.
2. Sword Art Online: Alicization (4 tập đầu)
SAO IS BACK! KIRITO-SAMA AKA THE REAL BLACK SWORDMAN IS BACK! BABY!!! :V
Cuối cùng sau khoảng thời gian khá dài thì SAO cũng đã có anime phần 3 tương ứng với arc Alicization được nhiều người mong đợi.
Mình do đã có đọc qua khá nhiều về arc Alicization này nên cũng khá kỳ vọng vào dự án anime lần này. Và A1-Pictures lần này nhìn chung sau 4 tập đã không làm khán giả thất vọng khi sẽ adapt trọn vẹn arc Alicization với gần tận 50 tập.
Với tận 1 năm trình chiếu của SAO, sẽ có rất nhiều điều đáng để bàn, do đó, có thể mình sẽ để dành nhiều suy nghĩ của mình hơn trong những bài phân tích của mình về SAO sao này. Do đây là bài tổng hợp nên mình chỉ nêu ngắn gọn những cái được và chưa được của bộ anime sau 4 tập đầu.
- Điểm cộng: Chúng ta thấy rõ sự đầu tư mạnh mẽ của A1-Pictures, khi mà chất lượng art, animation có thể nói ngang ngửa với bộ movie Ordinal Scale. Cùng với thời lượng tận 50 tập cho ta trải nghiệm khá hoàn chỉnh của Alicization arc. Với đạo diễn hình ảnh Kentarou Waki (người là đạo diễn hình ảnh cho series God Eater của Unfotable) cho ta những hiệu ứng hình ảnh CGI cực đẹp. Mình cho rằng điều này rất quan trọng bởi vì arc Alicization có thời lượng những cảnh hành động khá nhiều, animation đẹp giúp đem lại những cảnh mãn nhãn cho khán giả. Ngoài ra nhạc nền hùng tráng, sôi động của Yuki Kajiura là không thể không kể đến.
- Điểm trừ: Chỉ có một điều duy nhất mà mình không hài lòng đó là việc mà bộ anime đã không giải thích rõ ràng về các khái niệm “Calling” và “Danh mục cấm kỵ”. Dẫn đến có nhiều bình luận hiểu lầm như: “Tại sao Kirito lại giúp Eugeo chặt cây khổng lồ mà không tìm người khác dẫn mình lên kinh đô?” Thực sự trong LN, ngay từ đầu đã có thể hiện khá rõ ràng rằng “Calling” không phải giống như một nghề nghiệp đơn thuần mà như một sự ràng buộc TẤT CẢ người dân trong Underworld. Không phải chỉ có mình Eugeo bị ràng buộc bởi cái cây khổng lồ mà là tất cả người dân trong làng đều không được phép rời làng cho đến khi họ hoàn thành xong “Calling” của mình. Cùng với danh mục cấm kỵ đã triệt tiêu hết toàn bộ sự xung đột đấu tranh chính là hai thứ công cụ để kìm hãm sự phát triển của xã hội Underworld. Và việc Kirito là nhân tố chính giúp phá vỡ những sự kìm kẹp đó chính là nội dung quan trọng nhất trong nữa phần đầu của Alicization arc. Đây là nội dung rất quan trọng nên mình mong bộ anime phải làm rõ hơn trong những tập sau này.
3. Seishun Buta Yarou wa Bunny Girl Senpai no Yume wo Minai (gọi tắt là Bunny Girl Senpai) (4 tập)
Có thể nói là một bất ngờ trong mùa đối với mình. Lúc đầu khi nhìn vào cái tựa dài như thòng lọng kia cùng với hình một cô gái mặc đồ bunny girl là ta dễ dàng suy ra được đây chỉ là một bộ harem – ecchi- comedy – học đường mà mùa nào ta cũng có. Khi mà việc sử dụng mấy cảnh fanservice cùng với mấy cái cliché nhảm lặp đi lặp lại khiến mình không còn muốn xem lại nữa.
Nhưng mà nhờ sự nổi tiếng của bộ này ở trên mạng đã khiến mình tò mò để vào xem thử. Và sau 3 tập, bộ anime đã gây bất ngờ đối với mình. Thật sự tập đầu cũng khá là chán, mở đầu với cảnh imouto ôm anh trai của mình khi ngủ nhưng mà hên là mình đã không drop sau chỉ tập đầu. Vẫn cón đó bí ẩn về nhân vật Mai làm mình khá hứng thú. Sang tập 2 và 3 thì không ngờ bộ anime lại có plot twist và chi tiết drama đầy lý thú đã thay đổi suy nghĩ của mình.
Và nhân vật chính khi mà ban đầu mình cho khá là nhạt và buồn chán, nhờ vào những câu thoại với cô nàng Mai-san giúp tạo nên mối liên hệ giữa hai nhân vật ngày càng thú vị và đáng xem hơn.
Do đó, sau 3 tập có thể nói rằng mình đã có ấn tượng tốt với bộ này. Tuy nhiên mình nghĩ rằng có vẻ bộ anime này sẽ chia ra nhiều arc, mỗi arc giải quyết một vấn đề của một cô nàng khác nhau giống như Bakemonogatari. Mình thì thích thể loại tình cảm chỉ tập trung vào cặp nhân vật chính thôi, không có harem rườm rà. Giống như bộ Tsuki ga kirei của năm rồi, chỉ tập trung vào 1 cặp đôi chính từ đầu đến cuối luôn. Điều này giúp ta ngày càng gắn bó với các nhân vật và mối liên hệ giữa họ hơn.
Do đó mình mong rằng bộ anime tuy có giải quyết thêm những vấn đề khác vẫn nên có sự tập trung vào cặp MC và Mai, bởi vì đây là thứ giúp mình gắn kết với bộ anime ngay từ đầu.
4. Tensei shitara Slime Datta Ken (tập 1)
Một bộ anime về đề tài chuyển sinh quen thuộc, lại được sự yêu mến của khá nhiều bạn trên mạng. Cá nhân mình thì không hiểu bộ này có gì hay? :v
Ngoài trừ vụ nhân vật chính không biến thành người mà thành một con slime ra thì những thứ còn lại cũng chả có khác bọt cả so với vô vàn những mẫu truyện isekai khác. Nhân vật chính vẫn là một otaku điển hình, kiểu nhân vật nhạt nhẽo không có cá tính xác định. Mặc dù lần này bị biến đổi hình dạng thành một con slime, thì về cơ bản vẫn được ban cho vô số phép phòng hộ không sợ gì hết cùng với khả năng hấp thụ mọi thứ thì vẫn như kiểu bá đạo từ đầu mà thôi. Sau này thì cũng kiểu lập harem, bá đạo, được tôn sùng để người xem “thẩm du” tinh thần như bao bộ khác mà thôi.
Đúng là tập 1 có 1 số chi tiết cũng khá hài như con rồng bị tsundere nhưng nhiêu đó có thể nói vẫn chưa đủ để mình muốn xem tiếp. Thôi thì tiếp tục xin rời xa những bộ anime mùa isekai vậy. Hãy gọi mình đến khi nào mà họ có thể sáng tạo hơn một chút, xây dựng thế giới khác với rồng, elf, orc,.. điển hình hay có một nhân vật chính thú vị hơn.
5. Irozuku Sekai no Ashita kara (3 tập)
“Đẹp nhưng chưa đủ ấn tượng” có thể nói là một câu tóm tắt khá chính xác bộ anime này sau 3 tập đầu. Được sản xuất bỡi P.A works, một studio có chất lượng art, animation rất tốt và hay được ví như chị em với studio nổi tiếng Kyoani, bộ anime này đã cho ta những cảnh tượng tuyệt đẹp và đầy màu sắc ngay từ tập 1, khiến ta nhớ đến một tác phẩm ngay từ mùa đông 2018, đó là Violet Evergarden.
Đúng là mình ấn tượng với art style đẹp của bộ anime, nhưng đồng thời mình lại cảm thấy “trống rỗng” về mặt thể hiện nội dung, cốt truyện bên trong. Từ tập 1, ta được giới thiệu nhân vật chính là một cô bé bị mù màu do năng lực phép thuật, do đó cô không có bạn và thấy chán chường với cuộc sống. Có thể do là do cô bị bắt nạt vì mình mù màu, hay bị phân biệt đối xử? Bộ anime đã không cho chúng ta biết. Chúng ta còn thấy là bạn học của cô chủ động lại bắt chuyện và mời cô xem pháo hoa cùng mà cô lại từ chối. Chỉ vì bị mù màu mà cô bé không muốn kết bạn với người khác và trở nên buồn bã đến mức tuyệt vọng? Khi khán giả còn đang thắc mắc về quá khứ của cô bé, cũng như tất cả những câu hỏi kể trên thì đột nhiên người bà của cô xuất hiện và “SURPRISE MOTHERF*CKER!” liền gửi cô về quá khứ mà cũng chẳng nêu ra lý do hay giài thích thứ gì cả. Và sau cảnh mở đầu đầy dấm chấm hỏi trên, bộ anime lại đột nhiên trở về motif của một bộ drama, học đường điển hình. Đến tập 3 rồi mà mình vẫn chưa hiểu “hướng phát triển” của bộ anime này là gì, nói về tình yêu của cô bé và cậu họa sĩ sẽ giúp cô nhìn lại được màu sắc? Hay là tập trung về chủ đề tình bạn của nhóm nhiếp ảnh hơn? Hay là sẽ có drama, tình tay 3,4? Điều này là do ở tập đầu ta chưa nắm được tâm tình và động cơ của nhân vật chính nên ta không biết hướng gì sẽ chữa lành cho vấn đề của cô.
Nói chung theo mình trái ngược với cách thể hiện bằng hình ảnh đầy dẹp đẽ thì phần narrative (cách thể hiện cốt truyện) của bộ anime trong 3 tập đầu khá là mờ nhạt. Nhưng mà nếu chỉ vì hình ảnh thôi thì có thể mình vẫn sẽ xem tiếp bộ anime này. Vẫn là một bộ có khởi đầu không tệ.
6. Kishuku Gakkou no Juliet (2 tập)
Bộ này mình cũng chỉ xem có 2 tập nên xin viết ngắn gọn thôi. Nói chung thì đây chỉ là một bộ romcom học đường khá điển hình, mà bản thân mình cũng không phải là fan của thể loại này nên nếu không có điểm gì quá nổi bật thì mình xin “kiếu” vậy. :v
Settings của bộ này lấy cảm hứng từ câu chuyện tình yêu kinh điển Romeo-Juliet, tuy nhiên lại đi theo hướng hài hước, parody. Từ chuyện 2 gia tộc xung đột nhau chuyển thành chuyện 2 băng “đầu gấu” của trường suốt ngày thích tẩn nhau. Mà thực sự chẳng có tính nghiêm túc nào cả, tất cả chỉ để tạo nên những tình huống gây cười khi cặp đôi không thể thoải mái hẹn hò, bày tỏ tình cảm cho nhau. Và những cái jokes đơn giản như vậy cứ lặp đi lặp lại, những tập đầu bạn còn thấy hay, mới mẻ, nhưng khi đã làm quen với nó rồi, thì bộ anime sẽ dần nên chán. Mình thì muốn một bộ romcom tuy hài nhưng mà cũng phải thực, vừa nghiêm túc khắc họa những vấn đề nội tâm, tình cảm của các nhân vật vừa giữ được nét sôi động, hồn nhiên, trong sáng của tuổi học trò. Gần đây mình có xem bộ Kareshi Kanojo no Jijou (Kare kano) đã làm rất tốt những thứ mình kể trên, nên hẹn các bạn một bài review của mình về bộ romcom mà mình vừa lòng nhất khi mình hoàn thành xem xong nó.
7. SSSS.Gridman (3 tập)
Lại một bộ anime trong mùa thu được khá nhiều cảm tình từ cộng đồng mà bản thân mình cũng chẳng hiểu bộ này có gì hay. (Hy vọng bài này không làm quá nhiều bạn triggered LOL :v).
Mọi người có thể nói là mình hơi khắt khe về khoảng animation nhưng mà animation của bộ này so với một studio nổi danh về 2d sakuga như studio Trigger, mình vẫn nghĩ việc sử dụng 3d CGI quá nhiều trong bộ này là một sự thất vọng. Ngoài ra nội dung của bộ này cũng là motif anh hùng học đường chiến đấu với quái vật điển hình, lúc đầu bộ anime có một chút bí ẩn về nguồn gốc của Kaijuu thế nhưng mọi thứ được tiết lộ quá sớm nên mình cũng mất hứng thú, cùng với việc “reset” lại thế giới sau khi đánh bại quái vật khiến bộ này trở thành “monster of the week” điển hình khi mà mổi tập chỉ là đơn giàn đánh 1 con quái, thiếu sự phát triển và xung đột nội tâm của nhân vật.
Về khoảng nhân vật thì ngoài nhân vật Akane theo kiểu Yangire khá thú vị thì phần còn lại không có gì nổi bật. Nhân vật chính là một cậu thanh niên bình thường, và phải, nhân vật Rikka, mình nghĩ ngoài vụ “THICC” ra thì cũng hoàn toàn nhạt nhòa.
Một thứ nữa khiến mình khá là khó chịu đó là khoảng âm thanh. Lúc nào cũng có hơn phân nữa của tập là hoàn toàn không có nhạc nền, chỉ có các nhân vật nói chuyện với nhau thôi. Điều này thực sự khá là buồn chán.
Lại một bộ anime nổi tiếng chỉ vì mấy thứ nhảm nhảm. Nếu bạn muốn tìm “thicc girl” thì lên google tìm có vô số tấm hình như vậy mắc mớ gì phải bỏ 12x24 = 288 phút của cuộc đời xem một bộ anime chỉ vì tạo hình của 1 nhân vật nữ mà thôi.
Mình thấy gần đây studio Trigger đang cố lấy lại dư âm của những tác phẩm nổi tiếng trong quá khứ. Như là Darling in the franxx là sự pha tạp của Evangelion, Eureka 7 và Gurren Lagann và bộ này thì rõ ràng là từ franchise siêu nhân điện quang. Nhưng mà mình không thích như vậy, chúng ta hãy nhớ rằng studio Trigger (và tiền thân là studio Gainax) đã từng là một trong những studio có những ý tưởng độc đáo sáng tạo nhất cả ngành và phong cách “điên, nhộn” không lẫn vào đâu được. Không phải như một Trigger chỉ là bóng ma của của quá khứ. Mình sau cùng vẫn thích một “Little Witch Academia” “ngu nhưng vui và nhộn” hơn là những bộ Darling in the franxx, hay SSSS. Gridman như thế này.
8. Gaikotsu Shotenin Honda-san (4 tập)
Một bộ anime mà có lẽ nhiều người khi nhìn tấm poster và đọc phần tóm tắt nội dung đều nghĩ rằng “Cái quái gì thế!”. Vâng một bộ anime rất dị khi mà các nhân vật đều đội lên đầu những thứ khác nhau trong khá là ghê rợn và nhân vật chính của chúng ta là một bộ xương di động? Nhưng mà yên tâm đây không phải là một bộ kinh dị nhân dịp lễ Halloween hay gì đâu mà chỉ là một bộ hài hước đời thường mà thôi.
Bộ anime kể về cuộc sống hằng ngày của một cậu nhân viên hiệu sách (chủ yếu là sách manga) dưới hình hài của một bộ xương. Đây có thể nói là bộ comedy hay nhất trong mùa đối với mình. Ngay từ tập 1 thôi là mình đã phải cười đến đau bụng, nhờ vào hiệu quả tuyệt đối của combo ENGRISH + châm biếm Weeaboo và hủ nữ. Và những quả đầu kỳ dị của các nhân vật như mình đã nêu đã có tác dụng trong việc tăng thêm tính hài hước cho tác phẩm. Tuy là một bộ anime trông khá lạ nhưng tác phẩm đã khắc họa chân thực một ngày làm việc của những nhân viên hiệu sách, đồng thời cung cấp cho ta nhiều kiến thức bổ ích về quy trình xuất bản, phân phối manga tại nhật. Những kiến thức mà mình nghĩ rằng bất cứ bạn fan anime-manga nào cũng nên biết.
Ngoài ra còn một số chi tiết mà cá nhân mình thấy dễ liên hệ như việc mà một người hỏi bạn recommend cho họ một bộ để xem, bạn dùng hết lời để khuyên họ xem một bộ anime (manga) này rốt cuộc họ lại xem một bộ hoàn toàn khác, chẳng liên quan. Giống như thằng bạn của mình lúc trước hay năn nỉ “Ê mày có bộ nào hay chỉ tao coi”. Mình đã dồn hết công sức khuyên nó xem FMAB, Fate/zero và Attack on titan mà thế éo nào nó không chịu xem, vẫn vào xem mấy bộ harem, ecchi như thường. Đúng là một thanh niên sh*t taste! :v
9. Karakuri Circus (4 tập)
Bên cạnh bộ “Honda-san” trên đây thì bộ này mình thấy cũng khá bị “underrated” trong mùa này. Được chuyển thể từ một bộ manga shounen cực nổi tiếng thời 90s là “Gánh xiếc quái dị”, thế nhưng mình nhận thấy là còn chưa nhiều người biết. Nên hy vọng qua bài viết này, nhiều người sẽ biết đến tác phẩm này hơn.
Tuy là một bộ shounen điển hình nhưng ý tưởng của bộ anime này khá là độc đáo. Thay vì dùng các vũ khí thông thường thì các nhân vật chiến đấu với nhau bằng “Karakuri”, bộ loại hình nộm của Nhật, cùng với đó là cậu nhân vật chính mắc phải chứng bệnh phải chọc cho người khác cười. Đều này cho ta nhiều cảnh hành động điều khiển hình nhân để chiến đấu khá là thú vị và khác lạ.
Được sản xuất bởi studio VOLN, một studio cũng khá ít tên tuổi nên mình lo lắng rằng bộ anime sẽ bị phá hỏng bởi animation 3d CGI tệ, thế nhưng khá là tuyệt vời khi mà mọi lo lắng trên đều bị tan biến. Bởi vì bộ anime vẫn rất được chú trọng sử dụng animation truyền thống, các cảnh hành động mượt mà và có độ mạnh mẽ. Ngoài ra art style mang phong cách “hoài cổ” thời 90s nhưng vẫn có chất lượng tốt “sạch và đẹp”.
Về khoảng nhân vật nói chung vẫn là kiểu nhân vật shounen điển hình, một chàng trai Narumi tốt bụng sẵn lòng chống lại cái ác và giúp đỡ người khác, một cậu bé ban đầu nhút nhát, yếu đuối chỉ biết khóc nhưng vì sự động viên của Narumi nên ngày càng mạnh mẽ và kiên cường hơn. Tuy là những mẫu nhân vật điển hình nhưng mình thích cách mà bộ anime thể hiện tính cách của họ của như sự tương tác của các nhân vật với nhau. Mình cũng khá là bất ngờ về sự phát triển nhân vật của cậu bé Masaru, đúng là hướng phát triển của cậu là rõ ràng rồi, nhưng mà không ngờ chỉ trong 4 tập từ một cậu bé mít ướt đã trở thành một người hoàn toàn khác. Nói chung là so với bộ anime trước đó có cùng tác giả với bộ này là Ushio và Tora thì mình thích nhân vật trong bộ này hơn.
10. Ken en Ken: Aoki Kagayaki (3 tập)
Đậy là một bộ hợp tác giữa Nhật và Đài Loan. Đặt bối cảnh về thời Trung Hoa cổ đại, thế nhưng 1 điều khá lạ về bộ này đó là lại có những cỗ máy rô bốt chiến đấu, và có cả phép thuật?? WTF
Cộng với tập đầu khá là “lộn xộn” với quá nhiều tình tiết diễn ra nên một điều dễ hiểu là điểm số của bộ này trên MAL ngay lập tức thấp hơn các bộ anime mùa khác. Thế nhưng theo mình nghĩ thì đây không phải là một bộ tệ, 2 tập sau có sự cải thiện rõ rệt hơn tập đầu. Ngoại trừ cái ý tưởng có phần lộn xộn trên thì phần nội dung chính không hề tệ: 3 người bạn thân bị chia cắt do chiến tranh xâm lược của đế quốc Thái Bạch. Giờ đây 2 người chị em có được sức mạnh của thanh kiếm huyền thoại nên sẽ vùng lên chống lại đế quốc. Còn chàng trai còn lại, lại đi phục vụ cho đế quốc. Sự xung đột giữa các nhân vật sẽ là thứ khá là thú vị để xem.
Về phần animation, không hẳn là tệ. Thế nhưng do có nhiều “cỗ máy chiến tranh” sử dụng 3d CGI và các nhân vật ở dạng 2d. Nên trong số cảnh hành động tương tác giữa 2d và 3d CGI hơi bị kỳ kỳ. :v Nói chung thì cũng chỉ một số cảnh nhỏ thôi, chứ phần lớn cảnh hành động vẫn khá OK.
Do đó, mấy bạn nào không quá khắt khe có thể qua được tập đầu thì bộ anime này vẫn có thể đáng xem.
11. Merc Storia: Mukiryoku no Shounen to Bin no Naka no Shoujo (3 tập)
Yeah! Bộ cuối cùng! Đây là một bộ phiêu lưu khám phá, có ý tưởng khá giống với Pokemon. Trong một thế giới với vô vàn những con quái vật, nhân vật chính của chúng ta là một cậu bé “Phục hồi sư” có khả năng thuần hóa những con quái vật trên. Bộ anime theo chân cậu bé Yuu cùng với cô bé tinh linh trong chiếc lọ Merc với cuộc hành trình khám phá thế giới và tìm ra nguồn gốc của cô tinh linh bí ẩn.
Nói chung đây là một bộ mà mình có thể xem được nếu như không tồn tại 2 vấn đề sau đây. Thứ nhất đó là cậu nhân vật chính có năng lực phục hồi sư có khả năng thuần hóa những con quái vật chỉ bằng thao tác nhất định, điều này làm mọi thứ quá đơn giản, không có những trận chiến gì cả. Ngay cả pokemon còn có những trận chiến giữa các pokemon masters với nhau. Còn bộ này thì cứ mỗi tập cậu Yuu này đi đến vùng đất mới, gặp phải 1 số vấn đề, cuối tập mới chịu sử dụng năng lực của mình. Và thế là xong, vấn đề được giải quyết. Điều này vô hình chung làm cho bộ anime khá là chán. Ngoài ra chúng ta cũng không rõ nguyên do mà tại sao cậu ta lại sợ những con quái vật cũng như không chịu sử dụng liền năng lực của mình mà cứ chần chờ như vậy. Thứ 2 là con tinh linh đi cùng cậu MC khá là ồn ào và khó chịu.
Nói chung bộ này hơi “trẻ con” quá chăng? :v Nếu như có chút hành động đánh đấm gì thì mình sẽ xem tiếp, còn như bây giờ thì thôi đành drop vậy.
II. RECOMMENDATION
Nói sau nhỉ, mùa này khá là “chán” đối với mình khi mà không có nhiều bộ hợp với bản thân. Thôi thì chờ hơn 2 tháng nữa vậy. Mùa sau có Mob Psycho 100 S2, Yakusoku no Neverland, Boogiepop, Kaguya-sama, Dororo,.. trông có vẻ hứa hẹn hơn.
Nhưng mà vẫn có một số bộ anime sau đây chung qui khá là đáng xem:
- AOTS (Anime của mùa): Hai bộ anime đáng xem nhất trong mùa theo ý kiến của mình là bộ Gaikotsu Shotenin Honda-san và bộ Karakuri Circus. Một bộ là comedy hay nhất trong mùa, đã lâu rồi mới có một bộ làm mình cười đã như vậy. Bộ còn lại là một bộ shounen hành động theo phong cách hoài cổ thời 90s, mặc dù theo motif shounen điển hình nhưng nhờ vào ý tưởng khá khác lạ cùng với nhân vật dễ mến, hoàn toàn là tác phẩm hứa hẹn cho các bạn là yêu thích thể loại này.
- Honorable mentions: Bên cạnh đó SAO đã trở lại với chất lượng sản xuất tốt mà chúng ta hằng mơ ước. Do mình đã đọc trước phần lớn arc Alicization này rồi nên mình bảo đảm SAO phần 3 này sẽ đầy hấp dẫn với nhiều cảnh hành động đẹp mắt và đáng xem. Dĩ nhiên mình không nói là arc Alicization sẽ tuyệt vời hay là siêu phẩm gì nhưng mà nếu chỉ hay hơn hai phần đầu thì là điều chắc chắn rồi.
- Cuối cùng là bộ “Bunny Girl Senpai”. Mình không biết là bộ này các tập sau có còn hay nữa hay không, nhưng với 3 tập đầu như thế này vẫn đáng để các bạn là check qua thử.
Bài viết đến đây là hết! Cảm ơn các bạn đã đọc.
#Athes

Nhận xét

Bài đăng phổ biến