[REVIEW ANIME]- TỚ MUỐN ĂN TỤY CỦA CẬU!
[REVIEW ANIME]- TỚ MUỐN ĂN TỤY CỦA CẬU!
“Tớ muốn ăn tụy của cậu” nguyên tác là 1 tiểu thuyết của Yoru Sumino, đăng trên web vào năm 2014 và chính thức in thành sách chỉ 1 năm sau đó. Phiên bản Manga của tác phẩm này cũng được chuyển thể vào năm 2016-2017. Bản LiveAction được công chiếu vào năm 2017. Và gần đây nhất, là phiên bản Anime đến với những khán giả ở Việt Nam vào ngày 25 tháng 1 năm nay bởi Encore Films. Dù đã được tới với chúng ta đã được gần 7 tháng, tuy vậy, chưa phải ai cũng đã trải nghiệm “Tớ muốn ăn tụy của cậu”, và bộ phim có lẽ cũng không có quá nhiều ảnh hưởng trong các cộng đồng Anime/ Manga Việt. Vậy hôm nay, hãy cùng Cáo đến với tác phẩm này nào!
*Lưu ý: bạn nào chưa xem chú ý spoil nhé. Còn nếu không quan tâm lắm đến spoil thì bắt đầu thôi.
Được đạo diễn bởi Shinichiro Ushijima, sản xuất bởi Keiji Mita, “Tớ muốn ăn tụy của cậu” đã làm khá thành công trong việc dựng nên trước mắt ngưòi xem một cái kết được báo trước. Đứa con của Studio VOLN này ngay lập tức cho khán giả thấy cái kết của phim khi nó mới chỉ vừa bắt đầu. Tuy cách làm này không mới, nhưng thực sự, với một câu chuyện cảm động như vậy, đây có lẽ là cách làm tốt nhất. Khán giả sẽ không bị sốc khi thấy Sakura- nhân vật ưa thích của mình qua đời. Cảm xúc của ngưòi xem như bị chơi đùa và kiểm soát bởi từng cảnh phim, khi mà ta dù biết sớm muộn Sakura sẽ chết vì bệnh tình của mình, nhưng bất lực chẳng thể làm gì. Và ngay tới cao trào của bộ phim, ngay khi khán giả có lẽ đang có tâm trạng tốt, thì ngay lập tức cảm xúc bị xoay tới 180 độ cùng sự ngạc nhiên, bất ngờ về cái chết của Sakura.
-Bộ phim xoay quanh nhân vật chính xưng “tôi”, vô tình biết được căn bệnh của cô bạn cùng lớp Sakura. Và trong những tháng ngày cuối đời, thay vì chọn được sống như một kẻ sắp chết, Sakura muốn sống thật bình dị, chỉ là cố hoàn thành những ước nguyện cuối của bản thân nếu có thể thôi, tuy nhiên lại chọn được tận hưởng cùng cậu bạn “tôi” này. Và quả thực, hầu hết thời lượng phim tập trung vào sự phát triển của mối quan hệ này, khiến tình cảm của “tôi” và Sakura dành cho nhau thêm phần chân thực, hợp lý đối với người xem.
-Sakura:
Có thể nói toàn bộ bộ phim lấy “tôi” làm nhân vật chính, tuy nhiên lại xoay quanh cuộc sống của cả 2 người, 2 kẻ đối lập tình cờ chạm mặt. Ngay tại khung cảnh đầu tiên Sakura xuất hiện, không đâu khác mà lại là bệnh viện, với một màn giới thiệu không thể nào “spoil” hơn: “tôi” đã vô tình nhặt và đọc được quyển “Sống chung với bệnh” của cô. Từ đó Sakura đã có thêm một người bạn kì lạ, với lối sống trái ngược bản thân. Cậu thì như một nhà triết học trầm tư tự kỉ với lối suy nghĩ lệch lạc chủ quan. Còn cô thì lạc quan, hòa đồng, vui vẻ và yêu đời. Sakura luôn chủ động tìm đến với “tôi”, chủ yếu là để đi chơi, thận hưởng ngày tháng cuối đời cùng cậu. Xuyên suốt bộ phim, Sakura liên lục lặp lại những câu nói “tiêu cực” về bệnh tình của bản thân mình một cách lạc quan. Dường như với cô, bệnh tình của minh là điều gì đó rất đỗi bình thường. Điều này lại một lần nữa được khẳng định với quan điểm của Sakura: đối với cô, giá trị mỗi ngày đều là như nhau. Ngày mai là tương lai, là một điều gì đó mơ hồ và bất định. Sakura chỉ khác với ngưòi khác ở chỗ cô biết khi nào mình chết thôi. Ai dám khẳng định mai mình sẽ sống khỏe mạnh? Ai dám nói ngài mai mình sẽ không bị một chiếc xe tải tông và chuyển sinh sang một thế giới khác ))? Sakura biết được điều này. Tương lai ai cũng mong manh vậy thôi, không riêng gì cô. Chính vì vậy, lựa chọn của cô là sống như một người bình thường, một người đang sống chứ không phải sắp chết. Chính vì vậy nên cô mới chơi với nhân vật “tôi”, bởi vì chỉ mình anh đối xử bình thường với cô, ngay cả khi Sakura sắp chết.
Sakura là một cô gái vô cùng mạnh mẽ. Bạn thân của cô Kyouko đã nói: “Sakura là một cô gái nhạy cảm hơn cậu nghĩ nhiều”. Qua lời kể của nhân vật này, Sakura đã khóc suốt đêm sau khi chia tay hồi cấp 2, hay tưởng như không thể vui lại khi giáo viên mình yêu quý chuyển đi. Tuy nhạy cảm là vậy, cô lại vô cùng mạnh mẽ. Ta thấy được điều đó khi “tôi” mở cặp Sakura ra và vô tình thấy được rất nhiều thuốc: cô đang phải đấu tranh với bệnh tật, chứ không hề vô lo như chúng ta vẫn nghĩ. Cô nói về sức khỏe của mình thật vô tư, thậm chí lôi nó ra để mua vui. Hay như khi còn nhỏ, Sakura lại khá “rắc rối”, dám đánh nhau với cả kẻ to nhất lớp. Ta chỉ thấy Sakura bộc lộ cảm xúc thật của bản thân trong lúc nằm trên giường: “ Nếu như tớ nói, thực ra tớ sợ đến chết đi được ấy” . Cũng có lúc khi bị “tôi” đè lên giường, trong thoáng chốc, Sakura đã tỏ ra vô cùng sợ hãi. Cô sợ điều gì? Trong khoảnh khắc đấy, chẳng lẽ lại sợ chết? Hẳn là không. Có lẽ Sakura sợ mất đi ngưòi bạn duy nhất mà mình có thể chia sẻ cảm xúc thực, có thể tiếp tục sống bình thường ngay cả khi biết cô sắp chết. Hoặc cô sợ “tôi” sẽ bất chợt yêu mình chăng? Hay có lẽ đơn giản là đây là hành động vượt quá sức tưởng tượng của cô mà Sakura còn chưa biết cảm xúc của “tôi” đã dần chuyển mình lớn đến như thế nào. Mặc dù ngay sau đó, khi cô vượt qua nỗi sợ thoáng chốc, Sakura đã đứng dậy đi tìm “tôi” và sẵn sàng bảo vệ anh khỏi ngưòi bạn vô cùng tốt với mình. Để rồi cô bộc lộ cảm xúc yếu đuối của bản thân thêm lần nữa, khóc và tâm sự với “tôi”.
Đối với Sakura, “sống” là “giao tiếp bằng trái tim”. Đó là mối quan hệ giữa ngưòi với người, người với cộng đồng. Nếu nói vậy, chẳng phải ai cucng sẽ luôn “sống” sao? Chỉ cần có ai nhớ tới bạn, sụ tồn tại của bạn sẽ luôn luôn được đánh dấu. Hay như ở đầu phim, cô đã nói “khi ăn nội tạng người khác, linh hồn họ sau khi chết sẽ sống mãi trong cơ thể...”. Chính vì vậy, cô muốn “ăn tụy” của “tôi”, cô muốn mình sẽ luôn sống mãi trong tâm trí người khác. Để rồi đến cuối phim, khi cô chết, chết vì một lý do khác, chết như những gì cô đã nói về ngày mai không chắc chắn, ta lại được thấy Sakura một lần nữa, cô đã “tái sinh” và “sống”, không chỉ với “tôi”, mà với tất cả chúng ta.
-Nhân vật “tôi”- Haruki
Ngay từ khi xuất hiện, ta đã thấy rõ đây là một ngưòi kì cục. Không hòa đồng, không giao tiếp với các bạn cùng lớp. Và sở thích của cậu là “tưởng tượng xem người khác nghĩ về mình như thế nào”. Hoàn toàn đối lập với Sakura. Và khác với Sakura, cậu có một sự phát triển rõ ràng, hợp lý. “Tôi” đã được Sakura thay đổi. Từ một kẻ nhút nhát, sau một khoảng thời gian đã dần hòa đồng hơn.
Mới đầu phim, ta thấy “tôi” cô độc, khép kín, cậu không nhận kẹo cao su từ anh bạn cùng lớp, hay “tôi” không thể trò chuyện tử tế nổi với Kyouko, bấy kể bắt chuyện hay đáp lời. Cậu cũng lạnh nhạt và hay chối từ lời mời từ Sakura, vô cảm với căn bệnh của cô. Cho đến giữa phim, khi dường như cậu trở nên mâu thuẫn với bản thân, nhận ra được bản chất yếu đuối nhưng lại mạnh mẽ vô cùng của Sakura, cậu đã chạm tới cực của rối bời, đã đè Sakura xuống, siết tay cô và im lặng. Đó chi là một hành động mang tính bộc phát, phần nào đó giải tỏa “tôi”, khi cậu đang dần có bước chuyển mình về cảm xúc lớn dành cbo Sakura. Cậu kiên quyết phủ nhận tình cảm cho Sạkura khi chơi “Thách hay Thật”. Tuy nhiên khi ngắm pháo hoa cùng cô, “tôi” đã tỏ ra yếu đuối. Cậu mong Sakura sống, mặc dù trước đó là vô cảm với bệnh tình của cô. “Tôi” cũng đã hòa đồng hơn, cậu đã nói chuyện và nhận kẹo cao su từ người bạn cùng lớp. Để rồi đến cuối phim, một lần nữa cậu đã vượt qua bản thân, vượt qua nỗi sợ và đến nhà Sakura (dù đã muộn). “Tôi” cũng đã khóc, cậu tỏ ra yếu đuối trước di ảnh Sakura và khóc. Đó có lẽ là lần đầu tiên ta thấy gương mặt vô cảm kia bộc lộ nhiều đến thế. Sau cái chết của Sakura, “tôi” đã khác, cậu vượt lên chính bản thân mình, và đã mạnh dạn kết bạn với Kyouko. Hay rõ ràng nhất, tượng trưng nhất, “tôi” đã nhắn tin cho Sakura: “tớ muốn ăn tụy của cậu”. Quả thật Sakura đã thay đổi "tôi" rất nhiều, khi mà ngày xưa, “tôi” từ chối "ăn tụy" của Sakura, vì không muốn trở nên thân thiết. Còn nay, với “tôi”, cậu muốn làm vậy để Sakura “sống”
*Mối quan hệ không phải “bạn”, cũng chảng phải “yêu”.
Nhắc đến “nam” và “nữ”, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến “yêu”, với những người khác thì lại có thể là “bạn”. Mối quan hệ giữa 2 nhân vật của chúng ta không phải bạn, chẳng phải yêu. Mặc dù họ giống yêu nhau thật đấy, thoải mái ngủ chung giường, bế nhau, ôm nhau... Cả 2 đều có vẻ mong muốn không làm ngưòi yêu của nhau. “Tôi” thì phủ nhận tình cảm với Sakura, còn Sakura lại nhẹ nhõm khi biết “tôi” không yêu mình. Có lẽ, khi hầu hết mọi cặp bạn nam- nữ đều trở thành ngưòi yêu, họ trở nên lo lắng, sợ hãi một trong hai sẽ “yêu” người còn lại, và phá vỡ mối quan hệ này. Họ cũng chẳng giống “bạn”, dù chia sẻ với nhau đủ điều. Bởi lẽ, “bạn” theo quan niệm ngày nay, khi một ngưòi sắp chết, ngưòi kia sẽ phải lo lắng, buồn bã. “Tôi” không như vậy. Cậu muốn Sakura sống, vì Sakura thực sự quan trọng với cậu, hơn cả một ngưòi bạn. Cậu buồn thật đấy, đau đấy, nhưng nhận biết được cảm xúc bản thân, biết điểm dừng của nó để hạn chế gây đau khổ cho Sakura. Nếu như những ngưòi bạn của Sakura như Kyouko biết về tình trạng của cô thì sao? Họ sẽ bỏ học, bỏ Câu lạc bộ chỉ để ở bên Sakura, và vô tình, làm Sakura đau buồn vì bị đối xử như “sắp chết”. Có vẻ mối quan hệ thâu hiểu lẫn nhau này giống như khái niệm “Nàng Thơ”: họ chỉ là những ngưòi bạn đặc biệt của nhau, vô cùng thân thiết, như nguồn cảm hứng của nhau, đại diện cho những khía cạnh đặc biệt đối với nhau. Và trong xã hội khi mà cảm xúc vô định hình của con ngưòi bị rập khuôn, bó buộc bởi những quy tắc, chuẩn mực, khái niệm như “yêu”, “bạn”, “quý”... thì mối quan hệ này càng đặc biệt. Đâu là yêu? Đâu là thích? Đâu là ranh giới giữa “bạn thân khác giới” và “người yêu”, và “Nàng Thơ”? Ai mà biết rõ được? Khi mà cảm xúc thực ra lại như là số học, là dữ liệu từ não bộ, mỗi người mỗi khác, sự khác biệt giữa từng khái niệm quá mơ hồ, chẳng đáng là bao, nhưng lại bị xã hội- trong phim như được ẩn dụ bởi những lời bàn tán định hình vào khuôn mẫu.
*Khung cảnh cuối
Cuộc trò chuyện cuối cùng với Sakura, là khi “tôi” đọc nhật ký của cô- quyển “Sống chung với bệnh. Dường như những gì Sakura nói đã được xác nhận lại, khi mà cô “sống” nhờ vào mối quan hệ với “tôi”. Ta lại được nghe giọng của Sakura, lại thấy cô, mặc dù cô đã chết. Quả nhiên, đối với những ngưòi xung quanh, đối với “tôi”, cô không hề “chết”, cô vẫn “sống” đúng với quan niệm của mình, trong một thế giới khác đầy màu sắc. Đối với mình, đây có lẽ là khunh cảnh giá trị nhất phim, tuy nhiên mình lại không thích nó )). Bởi lẽ, một khung cảnh đẹp và giàu ý nghĩa vậy, đáng ra nên được “rút ngắn lại”. Đồng ý là với cả một đoạn phim ta lại được thấy Sakura, đồng nghĩa với việc tạo cảm giác cho cô còn “sống”, còn ở bên “tôi” đúng với quan niệm bản thân. Nhưng việc khung cảnh này với mình lại vô tình quá dài, bộc lộ hết giá trị của phim mà không để khán giả tự suy ngẫm. Nếu như rút ngắn lại chút, thì có lẽ ta đã được tự suy ngẫm, tự cảm nhận về Sakura và “tôi”, tự rút ra bài học về họ, hay nhận ra sự đặc biệt về mối quan hệ này. Nhưng không, khung cảnh cuối này làm mình đôi chút buồn, vì đã lột tả hết những điều ấy mà không cần mình phải tự động não. Tuy nhiên, nói gì thì nói, ảnh hưởng của khung cảnh lên mạch cảm xúc của khán giả là lớn. Ta vừa đau buồn, bàng hoàng vì cái chết bất ngờ chứ không phải như dự tính của Sakura, thì ngay lập tức có chút vui, hạnh phúc, ấm lòng khi thấy Sakura vẫn “sống” trong tim “tôi”. Để rồi sau đó lại đau khổ vì sự thật: cô đã không còn. Việc hai nhân vật không gọi nhau bằng tên như còn ẩn ý nữa: bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể là Sakura và “Tôi”, ta đều có thể mất bất kỳ lúc nào, ai biết mai ra sao? Vì vậy, hãy sống hết mình hôm nay như Sakura, để nếu mai bạn chết, bạn sẽ không hối tiếc điều gì.
-“Cả 17 năm cuộc đời tớ như chờ đợi cậu trân trọng tớ vậy. Giống như hoa anh đào (Sakura) chờ mùa xuân (Haruki) ấy nhỉ?” -Sakura
Tạm kết, đây là một bộ phim khá hay để các bạn trải nghiệm (nhạy cảm thì mua bịch khăn giấy nha mấy má). Giá trị xem lại cũng cao, khi mà bạn càng xem càng thấu hiểu. Vậy nếu bạn chưa xem thì còn chần chừ gì nữa?
#Cáo
“Tớ muốn ăn tụy của cậu” nguyên tác là 1 tiểu thuyết của Yoru Sumino, đăng trên web vào năm 2014 và chính thức in thành sách chỉ 1 năm sau đó. Phiên bản Manga của tác phẩm này cũng được chuyển thể vào năm 2016-2017. Bản LiveAction được công chiếu vào năm 2017. Và gần đây nhất, là phiên bản Anime đến với những khán giả ở Việt Nam vào ngày 25 tháng 1 năm nay bởi Encore Films. Dù đã được tới với chúng ta đã được gần 7 tháng, tuy vậy, chưa phải ai cũng đã trải nghiệm “Tớ muốn ăn tụy của cậu”, và bộ phim có lẽ cũng không có quá nhiều ảnh hưởng trong các cộng đồng Anime/ Manga Việt. Vậy hôm nay, hãy cùng Cáo đến với tác phẩm này nào!
*Lưu ý: bạn nào chưa xem chú ý spoil nhé. Còn nếu không quan tâm lắm đến spoil thì bắt đầu thôi.
Được đạo diễn bởi Shinichiro Ushijima, sản xuất bởi Keiji Mita, “Tớ muốn ăn tụy của cậu” đã làm khá thành công trong việc dựng nên trước mắt ngưòi xem một cái kết được báo trước. Đứa con của Studio VOLN này ngay lập tức cho khán giả thấy cái kết của phim khi nó mới chỉ vừa bắt đầu. Tuy cách làm này không mới, nhưng thực sự, với một câu chuyện cảm động như vậy, đây có lẽ là cách làm tốt nhất. Khán giả sẽ không bị sốc khi thấy Sakura- nhân vật ưa thích của mình qua đời. Cảm xúc của ngưòi xem như bị chơi đùa và kiểm soát bởi từng cảnh phim, khi mà ta dù biết sớm muộn Sakura sẽ chết vì bệnh tình của mình, nhưng bất lực chẳng thể làm gì. Và ngay tới cao trào của bộ phim, ngay khi khán giả có lẽ đang có tâm trạng tốt, thì ngay lập tức cảm xúc bị xoay tới 180 độ cùng sự ngạc nhiên, bất ngờ về cái chết của Sakura.
-Bộ phim xoay quanh nhân vật chính xưng “tôi”, vô tình biết được căn bệnh của cô bạn cùng lớp Sakura. Và trong những tháng ngày cuối đời, thay vì chọn được sống như một kẻ sắp chết, Sakura muốn sống thật bình dị, chỉ là cố hoàn thành những ước nguyện cuối của bản thân nếu có thể thôi, tuy nhiên lại chọn được tận hưởng cùng cậu bạn “tôi” này. Và quả thực, hầu hết thời lượng phim tập trung vào sự phát triển của mối quan hệ này, khiến tình cảm của “tôi” và Sakura dành cho nhau thêm phần chân thực, hợp lý đối với người xem.
-Sakura:
Có thể nói toàn bộ bộ phim lấy “tôi” làm nhân vật chính, tuy nhiên lại xoay quanh cuộc sống của cả 2 người, 2 kẻ đối lập tình cờ chạm mặt. Ngay tại khung cảnh đầu tiên Sakura xuất hiện, không đâu khác mà lại là bệnh viện, với một màn giới thiệu không thể nào “spoil” hơn: “tôi” đã vô tình nhặt và đọc được quyển “Sống chung với bệnh” của cô. Từ đó Sakura đã có thêm một người bạn kì lạ, với lối sống trái ngược bản thân. Cậu thì như một nhà triết học trầm tư tự kỉ với lối suy nghĩ lệch lạc chủ quan. Còn cô thì lạc quan, hòa đồng, vui vẻ và yêu đời. Sakura luôn chủ động tìm đến với “tôi”, chủ yếu là để đi chơi, thận hưởng ngày tháng cuối đời cùng cậu. Xuyên suốt bộ phim, Sakura liên lục lặp lại những câu nói “tiêu cực” về bệnh tình của bản thân mình một cách lạc quan. Dường như với cô, bệnh tình của minh là điều gì đó rất đỗi bình thường. Điều này lại một lần nữa được khẳng định với quan điểm của Sakura: đối với cô, giá trị mỗi ngày đều là như nhau. Ngày mai là tương lai, là một điều gì đó mơ hồ và bất định. Sakura chỉ khác với ngưòi khác ở chỗ cô biết khi nào mình chết thôi. Ai dám khẳng định mai mình sẽ sống khỏe mạnh? Ai dám nói ngài mai mình sẽ không bị một chiếc xe tải tông và chuyển sinh sang một thế giới khác ))? Sakura biết được điều này. Tương lai ai cũng mong manh vậy thôi, không riêng gì cô. Chính vì vậy, lựa chọn của cô là sống như một người bình thường, một người đang sống chứ không phải sắp chết. Chính vì vậy nên cô mới chơi với nhân vật “tôi”, bởi vì chỉ mình anh đối xử bình thường với cô, ngay cả khi Sakura sắp chết.
Sakura là một cô gái vô cùng mạnh mẽ. Bạn thân của cô Kyouko đã nói: “Sakura là một cô gái nhạy cảm hơn cậu nghĩ nhiều”. Qua lời kể của nhân vật này, Sakura đã khóc suốt đêm sau khi chia tay hồi cấp 2, hay tưởng như không thể vui lại khi giáo viên mình yêu quý chuyển đi. Tuy nhạy cảm là vậy, cô lại vô cùng mạnh mẽ. Ta thấy được điều đó khi “tôi” mở cặp Sakura ra và vô tình thấy được rất nhiều thuốc: cô đang phải đấu tranh với bệnh tật, chứ không hề vô lo như chúng ta vẫn nghĩ. Cô nói về sức khỏe của mình thật vô tư, thậm chí lôi nó ra để mua vui. Hay như khi còn nhỏ, Sakura lại khá “rắc rối”, dám đánh nhau với cả kẻ to nhất lớp. Ta chỉ thấy Sakura bộc lộ cảm xúc thật của bản thân trong lúc nằm trên giường: “ Nếu như tớ nói, thực ra tớ sợ đến chết đi được ấy” . Cũng có lúc khi bị “tôi” đè lên giường, trong thoáng chốc, Sakura đã tỏ ra vô cùng sợ hãi. Cô sợ điều gì? Trong khoảnh khắc đấy, chẳng lẽ lại sợ chết? Hẳn là không. Có lẽ Sakura sợ mất đi ngưòi bạn duy nhất mà mình có thể chia sẻ cảm xúc thực, có thể tiếp tục sống bình thường ngay cả khi biết cô sắp chết. Hoặc cô sợ “tôi” sẽ bất chợt yêu mình chăng? Hay có lẽ đơn giản là đây là hành động vượt quá sức tưởng tượng của cô mà Sakura còn chưa biết cảm xúc của “tôi” đã dần chuyển mình lớn đến như thế nào. Mặc dù ngay sau đó, khi cô vượt qua nỗi sợ thoáng chốc, Sakura đã đứng dậy đi tìm “tôi” và sẵn sàng bảo vệ anh khỏi ngưòi bạn vô cùng tốt với mình. Để rồi cô bộc lộ cảm xúc yếu đuối của bản thân thêm lần nữa, khóc và tâm sự với “tôi”.
Đối với Sakura, “sống” là “giao tiếp bằng trái tim”. Đó là mối quan hệ giữa ngưòi với người, người với cộng đồng. Nếu nói vậy, chẳng phải ai cucng sẽ luôn “sống” sao? Chỉ cần có ai nhớ tới bạn, sụ tồn tại của bạn sẽ luôn luôn được đánh dấu. Hay như ở đầu phim, cô đã nói “khi ăn nội tạng người khác, linh hồn họ sau khi chết sẽ sống mãi trong cơ thể...”. Chính vì vậy, cô muốn “ăn tụy” của “tôi”, cô muốn mình sẽ luôn sống mãi trong tâm trí người khác. Để rồi đến cuối phim, khi cô chết, chết vì một lý do khác, chết như những gì cô đã nói về ngày mai không chắc chắn, ta lại được thấy Sakura một lần nữa, cô đã “tái sinh” và “sống”, không chỉ với “tôi”, mà với tất cả chúng ta.
-Nhân vật “tôi”- Haruki
Ngay từ khi xuất hiện, ta đã thấy rõ đây là một ngưòi kì cục. Không hòa đồng, không giao tiếp với các bạn cùng lớp. Và sở thích của cậu là “tưởng tượng xem người khác nghĩ về mình như thế nào”. Hoàn toàn đối lập với Sakura. Và khác với Sakura, cậu có một sự phát triển rõ ràng, hợp lý. “Tôi” đã được Sakura thay đổi. Từ một kẻ nhút nhát, sau một khoảng thời gian đã dần hòa đồng hơn.
Mới đầu phim, ta thấy “tôi” cô độc, khép kín, cậu không nhận kẹo cao su từ anh bạn cùng lớp, hay “tôi” không thể trò chuyện tử tế nổi với Kyouko, bấy kể bắt chuyện hay đáp lời. Cậu cũng lạnh nhạt và hay chối từ lời mời từ Sakura, vô cảm với căn bệnh của cô. Cho đến giữa phim, khi dường như cậu trở nên mâu thuẫn với bản thân, nhận ra được bản chất yếu đuối nhưng lại mạnh mẽ vô cùng của Sakura, cậu đã chạm tới cực của rối bời, đã đè Sakura xuống, siết tay cô và im lặng. Đó chi là một hành động mang tính bộc phát, phần nào đó giải tỏa “tôi”, khi cậu đang dần có bước chuyển mình về cảm xúc lớn dành cbo Sakura. Cậu kiên quyết phủ nhận tình cảm cho Sạkura khi chơi “Thách hay Thật”. Tuy nhiên khi ngắm pháo hoa cùng cô, “tôi” đã tỏ ra yếu đuối. Cậu mong Sakura sống, mặc dù trước đó là vô cảm với bệnh tình của cô. “Tôi” cũng đã hòa đồng hơn, cậu đã nói chuyện và nhận kẹo cao su từ người bạn cùng lớp. Để rồi đến cuối phim, một lần nữa cậu đã vượt qua bản thân, vượt qua nỗi sợ và đến nhà Sakura (dù đã muộn). “Tôi” cũng đã khóc, cậu tỏ ra yếu đuối trước di ảnh Sakura và khóc. Đó có lẽ là lần đầu tiên ta thấy gương mặt vô cảm kia bộc lộ nhiều đến thế. Sau cái chết của Sakura, “tôi” đã khác, cậu vượt lên chính bản thân mình, và đã mạnh dạn kết bạn với Kyouko. Hay rõ ràng nhất, tượng trưng nhất, “tôi” đã nhắn tin cho Sakura: “tớ muốn ăn tụy của cậu”. Quả thật Sakura đã thay đổi "tôi" rất nhiều, khi mà ngày xưa, “tôi” từ chối "ăn tụy" của Sakura, vì không muốn trở nên thân thiết. Còn nay, với “tôi”, cậu muốn làm vậy để Sakura “sống”
*Mối quan hệ không phải “bạn”, cũng chảng phải “yêu”.
Nhắc đến “nam” và “nữ”, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến “yêu”, với những người khác thì lại có thể là “bạn”. Mối quan hệ giữa 2 nhân vật của chúng ta không phải bạn, chẳng phải yêu. Mặc dù họ giống yêu nhau thật đấy, thoải mái ngủ chung giường, bế nhau, ôm nhau... Cả 2 đều có vẻ mong muốn không làm ngưòi yêu của nhau. “Tôi” thì phủ nhận tình cảm với Sakura, còn Sakura lại nhẹ nhõm khi biết “tôi” không yêu mình. Có lẽ, khi hầu hết mọi cặp bạn nam- nữ đều trở thành ngưòi yêu, họ trở nên lo lắng, sợ hãi một trong hai sẽ “yêu” người còn lại, và phá vỡ mối quan hệ này. Họ cũng chẳng giống “bạn”, dù chia sẻ với nhau đủ điều. Bởi lẽ, “bạn” theo quan niệm ngày nay, khi một ngưòi sắp chết, ngưòi kia sẽ phải lo lắng, buồn bã. “Tôi” không như vậy. Cậu muốn Sakura sống, vì Sakura thực sự quan trọng với cậu, hơn cả một ngưòi bạn. Cậu buồn thật đấy, đau đấy, nhưng nhận biết được cảm xúc bản thân, biết điểm dừng của nó để hạn chế gây đau khổ cho Sakura. Nếu như những ngưòi bạn của Sakura như Kyouko biết về tình trạng của cô thì sao? Họ sẽ bỏ học, bỏ Câu lạc bộ chỉ để ở bên Sakura, và vô tình, làm Sakura đau buồn vì bị đối xử như “sắp chết”. Có vẻ mối quan hệ thâu hiểu lẫn nhau này giống như khái niệm “Nàng Thơ”: họ chỉ là những ngưòi bạn đặc biệt của nhau, vô cùng thân thiết, như nguồn cảm hứng của nhau, đại diện cho những khía cạnh đặc biệt đối với nhau. Và trong xã hội khi mà cảm xúc vô định hình của con ngưòi bị rập khuôn, bó buộc bởi những quy tắc, chuẩn mực, khái niệm như “yêu”, “bạn”, “quý”... thì mối quan hệ này càng đặc biệt. Đâu là yêu? Đâu là thích? Đâu là ranh giới giữa “bạn thân khác giới” và “người yêu”, và “Nàng Thơ”? Ai mà biết rõ được? Khi mà cảm xúc thực ra lại như là số học, là dữ liệu từ não bộ, mỗi người mỗi khác, sự khác biệt giữa từng khái niệm quá mơ hồ, chẳng đáng là bao, nhưng lại bị xã hội- trong phim như được ẩn dụ bởi những lời bàn tán định hình vào khuôn mẫu.
*Khung cảnh cuối
Cuộc trò chuyện cuối cùng với Sakura, là khi “tôi” đọc nhật ký của cô- quyển “Sống chung với bệnh. Dường như những gì Sakura nói đã được xác nhận lại, khi mà cô “sống” nhờ vào mối quan hệ với “tôi”. Ta lại được nghe giọng của Sakura, lại thấy cô, mặc dù cô đã chết. Quả nhiên, đối với những ngưòi xung quanh, đối với “tôi”, cô không hề “chết”, cô vẫn “sống” đúng với quan niệm của mình, trong một thế giới khác đầy màu sắc. Đối với mình, đây có lẽ là khunh cảnh giá trị nhất phim, tuy nhiên mình lại không thích nó )). Bởi lẽ, một khung cảnh đẹp và giàu ý nghĩa vậy, đáng ra nên được “rút ngắn lại”. Đồng ý là với cả một đoạn phim ta lại được thấy Sakura, đồng nghĩa với việc tạo cảm giác cho cô còn “sống”, còn ở bên “tôi” đúng với quan niệm bản thân. Nhưng việc khung cảnh này với mình lại vô tình quá dài, bộc lộ hết giá trị của phim mà không để khán giả tự suy ngẫm. Nếu như rút ngắn lại chút, thì có lẽ ta đã được tự suy ngẫm, tự cảm nhận về Sakura và “tôi”, tự rút ra bài học về họ, hay nhận ra sự đặc biệt về mối quan hệ này. Nhưng không, khung cảnh cuối này làm mình đôi chút buồn, vì đã lột tả hết những điều ấy mà không cần mình phải tự động não. Tuy nhiên, nói gì thì nói, ảnh hưởng của khung cảnh lên mạch cảm xúc của khán giả là lớn. Ta vừa đau buồn, bàng hoàng vì cái chết bất ngờ chứ không phải như dự tính của Sakura, thì ngay lập tức có chút vui, hạnh phúc, ấm lòng khi thấy Sakura vẫn “sống” trong tim “tôi”. Để rồi sau đó lại đau khổ vì sự thật: cô đã không còn. Việc hai nhân vật không gọi nhau bằng tên như còn ẩn ý nữa: bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể là Sakura và “Tôi”, ta đều có thể mất bất kỳ lúc nào, ai biết mai ra sao? Vì vậy, hãy sống hết mình hôm nay như Sakura, để nếu mai bạn chết, bạn sẽ không hối tiếc điều gì.
-“Cả 17 năm cuộc đời tớ như chờ đợi cậu trân trọng tớ vậy. Giống như hoa anh đào (Sakura) chờ mùa xuân (Haruki) ấy nhỉ?” -Sakura
Tạm kết, đây là một bộ phim khá hay để các bạn trải nghiệm (nhạy cảm thì mua bịch khăn giấy nha mấy má). Giá trị xem lại cũng cao, khi mà bạn càng xem càng thấu hiểu. Vậy nếu bạn chưa xem thì còn chần chừ gì nữa?
#Cáo
Nhận xét
Đăng nhận xét