KIMETSU NO YAIBA CÓ LÀ BỘ ANIME HUYỀN THOẠI, KINH ĐIỂN? THẾ NÀO LÀ 1 BỘ CLASSIC? CHẤT LƯỢNG KHÁC VỚI ĐỘ PHỔ BIẾN!



Vào cuối năm 2019 khi mà bộ anime Kimetsu no Yaiba bùng nổ về sự nổi tiếng, có nhiều post trên M-A Confession gọi bộ này là một bộ anime “huyền thoại”, “kinh điển” (tiếng anh là classic) và so sánh bộ này với những bộ mà các bạn tự cho là kinh điển khác như Naruto, OP, Fairy tail,… Chắc hẳn nhiều bạn nhìn vào các post này điều có cảm nghĩ rằng “BAIT THREAD!” quan tâm làm gì.

Tuy nhiên, theo mình nghĩ rằng đây lại là 1 chủ đề rất đáng thảo luận. Nó thuộc 1 chủ đề lớn hơn đó là định nghĩa thế nào là một bộ classic, giá trị của những bộ classic đối với loại hình anime và đối với cộng đồng fan anime, và sự thay đổi về nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng qua thời gian. Đây cũng là 1 chủ đề nhận được sự quan tâm của cộng đồng fan quốc tế thảo luận xem rằng bộ anime nào được xem là anime kinh điển thời hiện đại (modern classic), ngay cả youtuber Gigguk cũng đã có video về chủ đề này.

Đầu tiên để đi vào vấn đề , chúng ta hãy xem lại định nghĩa của 1 tác phẩm “classic” là gì. Khi một tác phẩm được cả khán giả và giới phê bình công nhận chất lượng rộng rãi (critical acclaimed) và có giá trị vẫn được người ta nhớ đến và ca tụng sau một khoảng thời gian dài sau khi nó công chiếu thì người ta thường gọi là 1 classic.

Từ điều trên chúng ta thấy rằng để một tác phẩm được biết đến và công nhận rộng rãi thì thứ đầu tiên nó cần là sự nổi tiếng. Không cần phải nằm trong những bộ nổi tiếng nhất mà chỉ cần đủ độ nổi tiếng để mà những người tiếp xúc đủ lâu với anime vẫn nhận ra được tên của tác phẩm đó. Thứ hai dĩ nhiên là chất lượng, chuyện đánh giá chất lượng thì thuộc phạm trù ý kiến cá nhân và mỗi người đánh giá khác nhau tuy nhiên classic ở đây thường là những tác phẩm được “critical acclaimed” tức là những bộ có giá trị về mặt phân tích nghệ thuật và được đánh giá cao theo những tiêu chuẩn của phê bình nghệ thuật.
Thứ 3 là yếu tố thời gian. Xuyên suốt từng thời kỳ có liên tiếp những tác phẩm nổi tiếng và hay xuất hiện. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là liệu tác phẩm đó có còn giữ được những sự ảnh hưởng, những giá trị của mình hay bị người ta lãng quên đi. Như vậy điều cần thiết cuối cùng của 1 classic đó là vượt qua được “thử thách của thời gian”, khi mà sáu khoảng thời gian dài 10 năm, 20 năm,… người ta vẫn còn bàn về những giá trị nội dung nghệ thuật và những ảnh hưởng của nó đến ngành công nghiệp.

Một vài ví dụ về classic điển hình trong anime mà ta có thể kể ra ngay đó là Cowboy bebop, Ghost in the shell, Lain, Eva, Legend of galactic heroes, Berserk và Ashita no Joe,…
Những bộ mà các bạn fan Việt Nam hay cho là kinh điển như Dragon ball, Naruto, One piece, Inuyasha... Dĩ nhiên là có thừa độ nổi tiếng và danh tiếng theo thời gian, thế nhưng về chất lượng thì... vẫn có nhiều sự tranh cãi về chất lượng trồi sụt của những bộ này. Nhưng mà ta vẫn có thể xếp vào dạng “childhood classic” kinh điển cho các bạn tuổi teen hay những người coi trọng sự hoài niệm tuổi thơ. Nhưng khi trưởng thành xem lại sẽ thấy ít giá trị hơn.

Thường thì khi bàn về classic ta thường nhắc đến những bộ anime trong quá khứ cách đây ít nhất 10, 20 năm để xem xét giá trị của những bộ đó ngày nay có còn được coi trọng hay không. Thế nhưng có 1 khái niệm gọi là “modern classic” đã gây nhiều sự tranh luận trong cộng đồng. Sẽ như thế nào nếu ta không đủ kiên nhẫn để chờ 10,20 năm, sẽ như thế nào nếu ta bỏ qua yếu tố thời gian mà có thể xét ngay rằng thậm chí 1 bộ mới công chiếu xong sẽ là 1 classic hay không? Đó là lý do mà những post hỏi rằng Kimetsu no yaiba sẽ là 1 bộ anime kinh điển hay không ra đời. Dĩ nhiên thì hiện tại Kimetsu no Yaiba không thể là 1 bộ anime kinh điển hay huyền thoại bởi vì yếu tố thời gian là chưa đủ. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không có quyền thảo luận rằng Kimetsu no Yaiba có thể trở thành 1 classic trong tương lai hay không?

Bản thân mình cho rằng việc bàn luận, lựa chọn bộ nào là “modern classic” là 1 chủ đề thú vị thế nhưng cũng gặp khó khăn hơn rất nhiều so với lựa chọn những bộ ở quá khứ. Bởi vì để là 1 classic trước hết cần phải hội đủ cà 2 yếu tố đó là chất lượng và độ nổi tiếng, nhưng 1 vấn đề hiện nay đó là chất lượng không đi đôi với độ nổi tiếng và ngược lại!

Ví dụ điển hình nhất có lẽ chỉ có thể là cái tên S.A.O. Đây là bộ LNs bán chạy nhất mọi thời đại. Bộ anime cũng cực kỳ nổi tiếng và được cho là có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn. Cơ bản là tác phẩm truyền cảm hứng cho trào lưu isekai, MMORPG fantasy đầy mạnh mẽ hiện nay. Thế thì độ nổi tiếng có đi đôi với chất lượng? Nếu như SAO được công nhận về chất lượng rộng rãi thì ta đã không có những video dài hàng tiếng của các youtubers “bốc phốt” bộ anime này và đã không có nhiều người than phiền overrated đến vậy. Ngày nay ta thấy có những bộ anime nổi tiếng không đi liền với chất lượng mà là nhiều sự tranh cãi như Darling in the Franxx, Goblin Slayer,…

Ngược lại thì 2 cái tên gần đây mình nghĩ trong đầu ngay đó là Sangatsu no Lion và Rakugo Shinjuu. 2 bộ anime này được đánh giá rất cao với điểm số hàng đầu trên MAL, có nhiều bài viết, video phân tích và ngưỡng mộ những giá trị nội dung, nghệ thuật tuyệt vời mà 2 tác phẩm này đem lại. Tuy nhiên khá buồn là có khá ít người xem qua và quan tâm đến 2 tác phẩm này. Có thể xem 2 bộ này là “cult classics” được yêu mến trong 1 cộng đồng nhỏ những người đã xem qua, tuy nhiên vẫn không thể trở thành 1 classic rộng rãi như những bộ classic trong thời kỳ trước được.

Trở lại với Kimetsu no yaiba, 1 số bạn sẽ nói KnY có điểm số rất cao trên MAL tức là được cộng đồng đánh giá tốt và cũng có độ nổi tiếng, vậy là đủ điều kiện để trở thành 1 classic phải không nào? Well, trường hợp của KnY dẫn mình đến 1 luận điểm nữa, đó là sự thay đổi trong tiêu chuẩn đánh giá của cộng đồng anime. Ai là đối tượng hay xem những bộ classic từ 2000s trở về trước? Thường là những fan anime lâu năm, những người chú trọng nội dung nghệ thuật trong những tác phẩm hơn. Các bộ classic điển hình như Cowboy bebop, Ghost in the shell thường được ca ngợi về những giá trị ý nghĩa triết lý, nghệ thuật mà nó đem lại. Thế còn những bộ nổi tiếng gần đây người ta ca ngợi về cái gì? 2 bộ mới nổi lên như hiện tượng trong năm 2019 đó là Kimetsu no Yaiba và 5-toubun. Kimetsu no yaiba thì được ca ngợi nhờ vào animation và tính giải trí cao với những cảnh hành động gay cấn còn, còn 5-toubun thì được ca ngợi vì …gái?

Tình trạng hiện nay đối với cộng đồng anime có là có ngày càng nhiều những “newbie”, “normies” những người chỉ xem anime vì tính giải trí hay ngắm waifu. “Bộ đó có đánh đấm hay, bộ đó có gái dễ thương chấm 10/10!” cần gì phải suy nghĩ làm chi dăm ba cái nội dung nghệ thuật khi đánh giá “chinese cartoon” phải không nào! :v

Sự khác biệt đáng kể trong cách đánh giá anime xưa và nay nói trên đã khiến cho tiêu chuẩn lựa chọn classic, 1 bộ được “critical acclaimed” trong thời nay ngày càng khó khăn. Chúng ta không thể chỉ dựa vào điểm số hay những bảng xếp hạng để xác định giá trị của 1 bộ anime có nổi bật, cao hơn hẵn những tác phẩm khác.

Ví dụ như điểm số của KnY trên MAL là 8.86 cao hơn rất nhiều bộ classics ở thời kỳ trước như Gurren Lagann, Ghost in the shell: SAC, Berserk, toàn bộ film của Satoshi Kon, film của Hayao Miyazaki trừ Spirited Away kể cả Cowboy bebop, Mushishi và Monster,… Nếu chúng ta chỉ dựa vào điểm số thì có phải KnY hay hơn tất cả những bộ classic trên? Một bộ anime mới ra mắt năm rồi hay hơn gần như toàn bộ classic trong suốt 20 năm?
Hay là cuộc bình chọn bộ anime của thập kỷ của trang Funimation cho ra kết quả bộ anime của thập kỷ là KnY! Một bộ anime mới ra mắt năm rồi là hay nhất trong cả 10 năm với hàng ngàn bộ anime và ít nhất cả trăm tác phẩm đặc sắc trong đó?

Mình cảm thấy càng ngày càng thiếu tin tưởng vào sự đánh giá của cộng đồng đối với những bộ anime mới. Những giá trị về nội dung và nghệ thuật được xem như chuẩn mực để lựa chọn 1 bộ classic giờ đây không còn được chú trọng nữa, giờ đây bộ anime nào mới nổi, hype một chút là liền gắn ghép cái mác “kinh điển, huyền thoại” vào liền sẽ dẫn đến giá trị của những từ trên ngày càng bị phai nhạt.

Đọc đến đây thì nhiều bạn sẽ cho rằng ý của mình là thời nay sẽ không còn classics nữa, giống như video của của Gigguk là “NO MORE CLASSICS”. Thật ra là mình nghĩ là vẫn còn classsics. Ví dụ như trong thập kỷ 2010s vẫn có 1 số ít bộ anime đủ tiêu chuẩn của 1 classic và và được phần lớn mọi người đồng tình như FMAB, Steins;gate, HxH, Madoka Magicka,… Thế nhưng ý của mình ở đây đó là những bộ classics sẽ đóng góp vai trò ngày càng ít, thay vào đó là taste cá nhân, ít kiến cá nhân của từng người.

Nhìn lại về từ classic trong những thời trước, tác dụng của việc lựa chọn ra những bộ classic là gì? Đó là việc recommend! Khi ta gọi Cowboy bebop là 1 classic tức là ta đã chỉ ra đây là 1 tác phẩm đặc sắc hơn những bộ anime thông thường khác và khi ta muốn xem một bộ anime từ thời 90s thì ta thường phải bắt đầu từ những bộ classic, những tên tuổi quen thuộc trước. Bởi vì “sự lựa chọn của thời gian” những bộ có nội dung tầm thường thường sẽ bị quên đi sau 1 khoảng thời gian còn những classic sẽ được người ta ấn tượng. nhớ đến lâu hơn nhiều. Trong thời đại ngày nay thì việc đó không còn diễn ra nữa do thị trường anime đã mở rộng ra hơn rất nhiều, có vô số bộ anime thuộc mọi thể loại khác nhau phù hợp với từng đối tượng khán giả khác nhau. Đây không còn là thời đại của những classic mà là thời đại cho những giá trị chủ quan lên ngôi.

Một điều quan trọng khiến cho bản thân mình nghĩ rằng Kimetsu no yaiba khó có thể trở thành 1 classic đó là sự thiếu tính độc đáo, ấn tượng trong tác phẩm này. Nhân vật chính kiểu như Deku 2.0, cách thể hiện các tình tiết, xây dựng nhân vật phản diện cũng không quá đổi mới so với shounen thông thường nên thiếu tính “cách mạng” hoặc tầm ảnh hưởng

Thế nhưng cho dù nếu KnY sẽ trở thành 1 classic thì cũng không còn quá quan trọng nữa bởi vì ngay từng mùa anime thôi đã là có những bộ “hidden gems” ấn tượng và đặc sắc hơn rồi. Ví dụ như bộ Id:Invaded lúc ban đầu chưa ai biết đến nhưng mà đã nhanh chóng trở thành 1 original đầy triển vọng và có thể là 1 trong những bộ anime hay nhất năm.

Mình nghĩ đây là thời kỳ mà các fan anime cần phải “chịu khó” hơn, đọc nhiều bài, xem nhiều video review về các bộ anime khác nhau hơn để tìm ra được những “báu vật” cho riêng mình có thể lẫn dưới đáy của những bảng xếp hạng về độ nổi tiếng như Anime trending hay thậm chí là điểm số trên MAL. Mình thà bỏ ra vài tiếng đồng hồ nghe podcast nơi mình có thể tiếp nhận nhiều ý kiến khác nhau đến từ những người có taste, quan điểm khác nhau đầy thú vị hơn là đơn giản chỉ nhìn vào vài ba cái rank xếp hạng hay vài con số chẳng thể hiện được ý nghĩa gì cả.

Một trong những nguồn review phong phú dồi dào mà các bạn nên theo dõi chính là page anime reviewer này đây. Mình thấy rằng page này có rất nhiều admin với taste khác nhau và có cover nhiều bộ “hidden gems” ít người biết đến là 1 điểm thuận lợi cho những bạn chán với những bộ được số đông hype quá lên.

Cá nhân mình nghĩ rằng chất lượng anime chưa bao giờ đi xuống mà ngược lại càng đa dạng càng ấn tượng hơn về cả nội dung và nghệ thuật. Chỉ phù thuộc vào việc bạn có đào đủ sâu hay không thôi. Bởi vì một viên ngọc quý có được tỏa sáng hay không thì cũng 1 phần là ở người đã dày công tìm ra nó.
#Athes

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến