TRUNG QUỐC “THỐNG TRỊ” ANIME? NỰC CƯỜI!
Các bạn nào theo dõi trang lâu thì cũng đã biết về cái drama giữa trang này và trang vnsharing. Cụ thể là trang vns đã đăng lên 3 bài viết: 1 bài đã hiểu sai trầm trọng về vai trò của Osamu Tezuka trong ngành công nghiệp anime-manga; 1 bài có ý muốn bôi nhọ, có cái nhìn phiến diện về Tezuka-san và muốn bác bỏ những đóng góp không thể thay thế của ông giúp xây dựng nên tên tuổi của anime-manga; còn 1 bài còn lại là hiểu sai về sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên ngành công nghiệp anime.
Trang anime reviewer chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu trang vnsharing gỡ 3 bài viết kia xuống do những thông tin sai sót trầm trọng cùng với góc nhìn đầy phiến diện của người viết bài, có thể khiến nhiều người đọc bị lầm tưởng. Thế nhưng bên vnsharing vẫn luôn cứng đầu không hề chịu gỡ xuống. Do đó, bên page chúng tôi tự nhận nhiệm vụ viết bài đính chính, giải ảo để nếu như có người nào dẫn 3 bài viết này của vnsharing vào thì các bạn hãy sử dụng bài của chúng tôi như là một công cụ để phản biện lại.
Bác #Atom đã có viết bài giải ảo 2 bài đầu về Osamu Tezuka rồi, các bạn có thể xem lại theo link sau:
https://2dreviewer.com/2019/05/06/phan-bien-vns-dao-su-k-va-fact-check/?fbclid=IwAR0xUdpbITGwGSVb6wLvqRSS5XZWv0evkcafiYQEFSZ75GVeolgBczszSRo
Còn bây giờ tôi sẽ bash bài thứ 3, một bài viết có tên “LIỆU TRUNG QUỐC CÓ THỂ THỐNG TRỊ NGÀNH CN ANIME?” của Ad –v4v-. Cụ thể thì các bạn có thể đọc lại theo link sau:
https://www.facebook.com/VnSharingPage/posts/908087209377250
Bài viết này cũng đã lâu rồi, 1 năm trước lận. Phần là do bài viết này mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm không bằng những bài viết “rác rưởi” về Osamu Tezuka của trang vnsharing. Tuy nhiên gần đây tôi nhận thấy có khá nhiều luận điệu trên mạng về ngành công nghiệp anime kiểu như “ngành cn anime sẽ sụp đổ, tan biến” và một trong số những lý do được đưa ra đó là sự “thống trị” của hoạt hình Trung Quốc sẽ khiến anime khổng thể cạnh tranh lại và bị sụp đổ. Do đó bây giờ tôi nghĩ bài viết này là cần thiết để tránh các bạn đọc rơi vào những thuyết âm mưu nhảm xịt giống như trên.
Để tiện cho bạn đọc thì tôi sẽ trình bày trong 2 phần riêng biệt. Phần 1 là nêu ra những sự phi logic, những mâu thuẫn đến từ bài viết gốc của trang vnsharing, phần 2 là trình bày những quan điểm của tôi về vấn đề này theo từng luận điểm một.
I. VỀ BÀI VIẾT CỦA TRANG VNS:
Khác với 2 bài trước của vnsharing viết về Osamu Tezuka – một bài có liên quan đến lịch sử của ngành công nghiệp anime nên nhiều bạn có thể sẽ không tìm hiểu đến, một bài còn lại thì quá dài nên nhiều người sẽ không đọc hết để mà nhận ra những ngôn từ mang tính thù địch, xúc phạm của trang vnsharing đến “vị thánh của manga-anime”. Thì bài này là một bài khá ngắn và những luận điểm không hợp lý, đầy mâu thuẫn được thể hiện khá rõ. Bên dưới phần comment các bạn có thể thấy có khá nhiều sự tranh cãi và nhiều ý kiến không đồng tình với bài viết này, thế nhưng nhờ năng lực block thần thánh của v4v – cãi không lại thì cứ block bịt miệng thì mọi chuyện đều đâu lại vào đấy.
Khi đọc sơ qua bài viết ta có thể nhận ra rõ ràng một luận điểm rất là chấm hỏi của v4v, đó là đem hai game mobile ất ơ nào đó Azur Lane và Kantai Collection vào so sánh để tượng trưng cho cả ngành công nghiệp anime-manga? Ta đang bàn về ngành cn anime- manga chứ không phải là ngành công nghiệp game! Mà tại sao lại lôi dòng game mobile vào? Nhật Bản trước giờ không bao giờ mạnh về mảng game mobile. Thế mạnh của họ vốn là dòng game console với những tên tuổi nổi tiếng toàn thế giới như Nintendo và Square Enix. Thử hỏi có công ty game Trung Quốc nào được tham dự hội chợ E3. Rõ ràng là với dòng game thế mạnh của mình thì Trung Quốc hoàn toan2 không có cửa so với Nhật.
Sai lầm lớn thứ 2 của bài viết đó là việc hiểu nhầm hợp tác quốc tế bình thường như là một chiêu trò của Trung Quốc, Nhật đang “nuôi ong tay áo” còn Trung Quốc chỉ là kẻ hưởng lợi.
“Cái hay của Trung Quốc là nó bê cái mảng văn hóa mạnh nhất của Nhật về nước nó và còn biến nó thành một nền công nghiệp nhiều tỷ NDT ở ngay đất TQ. Và từ số tiền đấy TQ lại đem đầu tư ngược lại trên đất Nhật và còn có cơ hội chèn thêm văn hóa nước mình vào ngay mảng anime, như một số bộ manhua chuyển thể anime vừa rồi. Ngay cả các event anime, idol gì gì đấy giờ cũng phải có thêm chuỗi sự kiện trên đất TQ, cái gì chứ tiền sao mà chê được:D Tiền của TQ nhiều đến mức có thể biến một công ty đang bờ vực phá sản thịnh vượng trở lại, như SNK là một ví dụ điển hình này. Ở Nhật bây giờ chắc chắc không thiếu những studio, nhà xuất bản nợ ngập đầu, một cơ hội không thể tốt hơn cho các nhà đầu tư TQ. Nếu không có thay đổi về cơ cấu, ngành công nghiệp 2D Nhật chuẩn bị đón nhận một cú "phản damage" mạnh nhất lịch sử trong vài năm tới”
What? Thứ nhất việc anime vào được thị trường Trung Quốc thì ai là người đầu tiên có lợi? Dĩ nhiên sẽ là Nhật! Trung Quốc nếu có hưởng lợi cũng chỉ là những dịch vụ ăn theo. Và tại sao Trung Quốc lại phải đầu tư ngược lại vào những hãng anime của Nhật mà không tự đầu tư vào ngành công nghiệp của chính nước mình, phát triển một nền công nghiệp tự cường dĩ nhiên phải tốt hơn rồi. “Phản damage” là cái quái gì vậy, tôi chẳng thể hiểu được? Bạn này bảo rằng Trung Quốc đang giúp mấy công ty Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phá sản là việc tốt mà lại “phản damage” cái quái gì vậy? Thứ hai đó là ko chỉ các nhà đầu tư Trung Quốc mà còn cả các ông lớn của Mĩ như Netflix cũng đang làm điều tương tự, họ còn hợp tác toàn diện hơn cả Trung Quốc nữa kìa, họ mua bản quyền phát sóng độc quyền, họ đầu tư vào các bộ “Netflix Original Series” vào cả các live action chuyển thể từ anime, manga nữa kìa. Vậy là ko những Trung Quốc mà cả Mĩ cũng âm mưu “phảm damage” Nhật Bản à? Mấy ông Nhật sao lại tiếp tục phải hợp tác thế để phải chịu phản “damage” thế kía.
“Thế kinh nghiệm kiếm từ đâu ra? Đó là từ những công việc gia công hoạt họa. Tuy nhiên, việc gia công trong ngành CN lại bị phụ thuộc vào việc outsource (thuê nhân công) đến các nước thứ ba, mà điển hình là Trung, Hàn và các nước khác như VN. Nhưng Trung và nam Hàn là 2 nước chiếm nhiều nhất.”
“Vòng lẩn quẩn cứ tiếp diễn: animators mới bỏ việc do lương ít ỏi, việc gia công được gửi sang các nước rẻ bèo khác vì Nhật … thiếu nhân lực. Ngành công nghiệp đã mất đi phương tiện chính để chui rèn tài năng, kinh nghiệm. Chỉ những hoạt họa sĩ giàu kinh nghiệm (đa phần đảm nhận key animation) mới có lương bổng khá khẩm, nhưng để trở nên "kinh nghiệm" thì bắt buộc họ phải trải qua giai đoạn cơ nhỡ ban đầu. Irie Yasuhiro(từng làm với Miyazaki) chia sẻ thêm:”Nhật hoàn toàn đủ khả năng đào tạo thế hệ tài năng nếu như công việc gia công có thể giúp thế hệ họa sĩ mới kiếm sống. Ngành công nghiệp đang “nuôi ong tay áo”, góp phần giúp đỡ các đối thủ cạnh tranh.”
Đây là sai lầm tiếp theo trong bài viết của vnsharing, một lần nữa, chỉ là hợp tác quốc tế bình thường lại được nghĩ quá lên thành “nuôi ong tay áo”. Thế tôi tự hỏi quy trình các nước tiến bộ hợp tác xuất khẩu lao động, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam mình là một việc nuôi ong tay áo mà mấy nước đó ngu nên nới làm vậy à?
Thay vì những vấn đề xã hội kinh tế của Nhật Bãn thì các záo sư Vnsharing lại đổ lỗi cho việc hợp tác lao động bình thường. Tôi ko cần đọc sách kinh tế hay học chuyên ngành gì, từ hồi phổ thông tôi đã được dạy về toàn cầu hóa và khi lên Đại học tôi đã được dạy cần phải nâng cao kỹ năng để cạnh tranh lại các nhân công quốc tế. Hợp tác thì phải là win-win, hai bên cùng có lợi, chẳng ai ngu một bên bị thiệt hại, một bên có lợi mà người ta đi hợp tác cả. Nếu có những vấn đề phát sinh từ sự hợp tác quốc tế thì đó cũng là vấn đề mà cả hai phía phải chịu chứ.
Không biết các záo sư vnsharing có biết một thứ gọi là “chảy máu chất xám” không, nếu như bên xuất khẩu lao động hoàn toàn hưởng lợi thì làm gì báo đài Việt Nam suốt ngày kêu la nước ta bị “chảy máu chất xám” hoài. Bây giờ hãy nghĩ về phía Trung Quốc, nếu họ đưa những nhân công của họ sang làm việc cho ngành công nghiệp anime thì thay vì họ được cống hiến cho ngành công nghiệp nước nhà được phát triển thì họ lại sang giúp đỡ cho ngành công nghiệp cạnh tranh. Vậy chẳng phải cũng là “nuôi ông tay áo” à? Hai bên đều nuôi ong tay áo của nhau à?
“Đứng về khía cạnh kinh doanh, việc thuê nhân công giá rẻ từ các nước khác là chuyện rất bình thường. Nhưng nếu trên cương vị của những người sáng tác, một tác phẩm mang bản sắc văn hóa nước nhà nhưng không được thực hiện bởi những người nước nhà, vấn đề đấy.”
Như các bạn đã thấy ở đây chính záo sư v4v đã thừa nhận đó là 1 chuyện rất bình thường nhưng vì “văn hóa” lại ko bình thường? WUT? Làm anime có phải là kinh doanh ko vậy záo sư? Thứ đầu tiên mà một hãng hoạt họa muốn là gì? Dĩ nhiên là đạt doanh số tốt! Anime là một “ngành công nghiệp” tức là liên quan đến kinh tế đó. Lại còn “anime phãi mang bản sắc nước nhà”, từ đâu mà khẳng định 1 câu lạ vậy? Lại là tuyệt chiêu lấy fact ra từ ý kiến của riêng mình nữa à?
Anime trước giờ chẳng ai quy định là phải mang bản sắc Nhật Bản cả. Mấy bộ như Cowboy bebop, Trigun, Baccano, Litte Witch Academia, Hellsing,… cùng rất nhiều bộ anime khác đều chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Anime bây giờ đã vương tầm ra khỏi Nhật Bản trở thành một trào lưu vắn hóa, nghệ thuật ảnh hưởng toàn cầu, nhiều bộ phim hoạt hình của Trung Quốc, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi phong cách anime, thậm chí phong cách anime còn ảnh hưởng cả 1 số bộ cartoon luôn kìa. Bây giờ mà còn có suy nghĩ anime phải mang đặc trưng của Nhật Bản thì quá là cổ hủ rồi.
Qua đó, ta thấy cái nhìn của trang vnsharing rất là phiến diện, bỏ qua hoàn toàn những lợi ích to lớn của hợp tác quốc tế, giúp giải quyết tình trạng thiếu thốn nhân lực, vấn đề nghiệm trọng nhất hiện nay của ngành công nghiệp, đồng thời giúp các nhân tố tài năng có cơ hội thể hiện, góp phần tạo ra những bộ anime chất lượng ngày càng tốt.
Ví dụ như 1 cảnh tuyệt đẹp trong bộ Mob Psycho 100 là nhờ vào thuê một animator đầy tài năng người Trung Quốc - Weilin Zhang: https://v.redd.it/eqzww6iws9o21
Hay BAHI JD, 1 animator đầy kinh nghiệm người Áo đã cho ta 1 opening đầy phong cách và sinh động của bộ Carole and Tuesday: https://youtu.be/6MMSIA-Sl00
Tất cả là nhờ những sự “nuôi ong tay áo” mà záo sư v4v đã đề cập đó.
• Phần kết luận như sh*t!
Tại phần kết luận của bài viết trên trang vnsharing ta thấy rõ một sự thiếu thống nhất và hoàn toàn mâu thuẫn với những gì mà họ đã viết. Trong bài viết ta thấy rõ ràng rằng họ đang có ý đồng tình với quan điểm “trung quốc sẽ thống trị anime”, thế nhưng tại phần kết luận thì họ lại quay ngoắt 180 độ, bảo rằng sẽ “không sao đâu”? WUT? Hãy cùng xem tại sao họ lại kết luận như vậy nhé.
Thứ nhất họ đưa ra luận cứ:
“Và nói như thế, không có nghĩa là ngành CN anime Nhật ngồi yên mà để vị thế của họ bị TQ đe dọa. Sự thay đổi từ bộ máy vận hành đang diễn ra, ở mức độ vi mô. Kyoto Animation đã và đang nuôi dưỡng thế hệ hoạt họa sĩ cho riêng mình bằng chính ngôi trường đặt trong studio. Những studio khác như P.A Works đã noi theo chân, mở hẳn nơi đào tạo thế hệ tài năng trẻ nước nhà. Đại gia Cygames cũng nhảy vào, góp tiền tài trợ giúp nâng cao đời sống của những hoạt họa sĩ nội địa, giúp họ có thêm điều kiện phát triển … Chính phủ với dự án “anime mirai”, và còn rất nhiều khoảng đầu tư với các dự án khác từ những người có vị thế, mong muốn sự thay đổi trong ngành.”
Các chương trình đào tạo trên chỉ giúp cải thiện vấn đề thiếu thốn nhân lực trong ngành công nghiệp, một vấn đề cấp bách hiện nay thôi, chứ chẳng hề ảnh hưởng gì đến xu hướng hợp tác quốc tế như vnsharing đã nêu ra ở trước đó cả. Mình xin nhấn mạnh là hợp tác quốc tế là một xu thế toàn cầu mà bạn hiển nhiên phải tham gia, chẳng có lý do gì mà phải dừng lại cả bởi vì những lợi ích của nó vẫn là rất lớn so với những hệ quả nên chẳng ai ngu mà dừng sự hợp tác này lại cả. Cho nên luận cứ này chẳng hề đối lập với luận điểm mà bài viết nêu ra trước đó để mà có thể có 1 cái kết luận quay ngoắt 180 độ như vậy được.
“Trên hết, những thế hệ trụ cột, gương mặt đại diện cho anime vẫn … sống nhăn, điển hình như Anno, Miyazaki, Shinkai, Hosoda, Butcher, Shinbo và vv …Kết luận siêu ngắn: chừng nào TQ còn chưa làm được Bible B.. à nhầm, Neon Genesis Evangelion(hoặc bộ nào đó tương tự như Mononoke Princess…), thì đến lúc đó khả năng "thống trị" của họ vẫn còn xa vời.”
Luận cứ tiếp theo của vnsharing lại càng nhảm hơn cái đầu nữa. Sự sống chết của 1 vài ông đạo diễn có thể khiến Trung Quốc thống trị anime à? Phải chờ mấy ông đó chết rồi mới biết thống trị hay không à?
Hơn 30 năm trước, huyền thoại quan trọng nhất, người đã “khai sinh” ra ngành công nghiệp anime là Osamu Tezuka đã từ giã cõi đời. Thế thì ngành công nghiệp lúc đó có bị sụp đổ không? Nó vẫn đang phát triển hơn bao giờ hết sau 30 năm. Khi Satoshi Kon hay gần đây là đạo diễn Isao Takahata chết đi thì ngành công nghiệp có bị thống trị không? Dĩ nhiên là không.
Là bởi vì khi những người già chết đi thì tự nhiên sẽ có lớp trẻ hơn đứng lên thay thế vậy thôi. Mà ví dụ như ông Makoto Shinkai ổng còn trẻ mới 4 mươi mấy thôi, chờ ổng chết chắc hơi bị lâu.
Rồi còn “phải làm ra bộ như Eva mới thống trị cn anime” nữa chứ. Bên vnsharing bảo bên đây không được thần thánh hóa Osamu Tezuka trong khi bên đó đang tự thần thánh hóa chỉ 1 bộ anime từ thời 90s như vậy. Xin hỏi Eva là cái thá gì mà quyết định số phận của ngành công nghiệp anime như vậy.
Tóm lại, cảm nhận của mình về bài viết của vnsharing thì đây là 1 bài viết hoàn toàn bị mâu thuẫn giữa phần mở đầu, thân bài và phần kết bài. Khi đọc bài ta cảm thấy sự rối loạn không rõ quan điểm của người viết là gì. Mà mình chắc hẳn záo sư v4v cũng không biết mình đang viết cái quái gì đâu. Các luận điểm và luận cứ điều manh mún, nhiều cái lạc đề chẳng liên quan tới vấn đề chính, hay chỉ lấy một vài cái cụ thể, chi tiết nhỏ để chỉ cái toàn thể. Và nhiều lần đưa cái nhìn chủ quan phiến diện của người viết vào bài viết.
Để các bạn có cái nhìn tổng quan đúng dắn hơn về vấn đề này, dưới đây mình sẽ nêu ra những luận điểm của riêng mình dựa trên những số liệu thực tế từ bản báo cáo của hiệp hội hoạt hình Nhật Bản năm 2018. (Các bạn có thể tự tải về và xem theo đường link sau: https://aja.gr.jp/download/anime_ind_rpt2018_summary_en-2?wpdmdl=1407)
II. Quan điểm của Athes: Sẽ không hề có chuyện hoạt hình Trung Quốc thống trị anime!
1. Trung Quốc dang thực sự cứu vớt ngành công nghiệp anime!
Một cái fact đầu tiên mà mình muốn nhấn mạnh đó là rất tiếc cho bọn suốt ngày kêu ca ngành cn anime sắp chết, suy tàn hay bị Trung Quốc vượt mặt thì theo báo cáo của hiệp hội hoạt hình Nhật Bản, cả ngành công nghiệp đang tăng trưởng NHANH HƠN BAO GIỜ HẾT. Trong năm 2017 ngành công nghiệp đạt giá trị lên tới hơn 2000 tỉ yên (tương đương gần 20 tỉ đô la mĩ), vớt tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng, lên đến 108%.
Trong khi thị trường nội địa suy giảm nhẹ từ 1300 tỉ yên (2014) xuống còn 1150 tỉ yên (2017) thì thị trường quốc tế đang tăng trưởng hết sức nhanh chóng từ 320 tỉ yên (2014) lên đến gần 1000 tỉ yên (2017), tức là gần 3 lần chỉ trong 3 năm.
Sự tăng trưởng của các thị trường quốc tế là động lực chính cho sự phát triển của anime trong vài năm trở lại đây. Trong đó thị trường Trung Quốc chính là nơi tiềm năng nhất để anime tìm được sự bùng nổ của mình.
Mặc cho những sự kiểm duyệt khắc khe của chính quyền Trung Quốc thì sự hấp dẫn của thị trường cả tỉ dân vẫn là rất lớn. Số lượng các thanh thiếu niên, người trẻ tuổi Trung Quốc – đối tượng mà anime nhắm đến là rất lớn. Nếu vượt qua được những kiểm duyệt khắc khe thì chắc chắn anime sẽ khuấy động một trào lưu lớn trong giới trẻ Trung Quốc và đem về một nguồn lợi lớn cùng với một lượng fan đông đảo cho ngành công nghiệp này.
Năm 2016, tại sao tác phẩm Your name lại thành công, mang lại tiếng vang lớn đến vậy? Có phép màu gì ở đây? Vâng, phép màu đó mang tên Trung Quốc. Theo báo cáo doanh thu phòng vé (box office) thì tại thị trường Trung Quốc, bộ này thu được hơn 83 triệu đô la mĩ, là bằng với 35% doanh thu nội địa ở Nhật Bản và chiếm đến 71% doanh thu thị trường quốc tế của bộ phim.
Năm 2016 cũng nhờ làn sóng mà Your name tạo ra tại thị trường Trung Quốc mà hàng loạt hợp đồng trình chiếu anime được ký kết dẫn đến trong năm này Trung Quốc trở thành thị trường quốc tế lớn nhất của anime. Năm 2017, do hàng loạt bộ anime ko qua được kiểm duyệt, bị cấm trình chiếu nên số lượng hợp đồng bị giảm tuy nhiên Trung Quốc vẫn nằm trong những nước được trình chiếu anime nhiều nhất thế giới.
Một trong những lý do mà mình ghét quan điểm Trung Quốc thống trị anime này đó là việc hình dung Trung Quốc như một kẻ xấu, âm mưu thôn tính ngành công nghiệp anime hay gì. Trong lúc mà thị trường nội địa dang chững lại thì sự phát triển của thị trường Trung Quốc như là một đòn bẩy tuyệt vời giúp ngành công nghiệp đang tăng trưởng liên tục ngày càng nhanh trong suốt 3,4 năm qua. Nên qua bài viết này mong mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn, hãy xem những lợi ích to lớn đến như thế nào của Trung Quốc như là một cứu cánh của ngành cn anime thay vì cứ có cái nhìn phiến diện 1 chiều chỉ có những tác hại.
2. Muốn hoạt hình trung quốc thống trị anime? Bạn cần phải từ bỏ anime trước đã!
Ở luận điểm thứ 2 này mình muốn chứng minh sự vô lý của quan điểm hoạt hình Trung Quốc sẽ thống trị anime. Ở đây mình không phủ nhận sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc hay Hàn Quốc, sẽ khiến các ngành công nghiệp này có khả năng cạnh tranh với ngành công nghiệp anime. Tuy nhiên, “thống trị”? Nực cười!
Theo bảng báo cáo, trong năm 2017, doanh thu thị trường nội địa của toàn ngành công nghiệp đến từ các thành phần nhiều nhất như sau:
- Pachinko (máy quay ra đồ lưu niệm): 269 tỉ yên.
- Merchandising (bán fig, đồ lưu niệm, game ăn theo): 523 tỉ yên.
- Tiền mua đĩa bluray, xem phim rạp: 117 tỉ yên
Tổng của 3 thành phần trên là 909 tỉ yên, chiếm đến 79% tổng doanh thu của thị trường nội địa. Tức là 79% doanh thu của ngành công nghiệp phụ thuộc vào những người chịu bỏ tiền ra mua fig, mua đồ lưu niệm, mua game ăn theo và mua đĩa bluray, những người đó là ai? Đó chính là các otaku hay những fan cứng anime trên toàn thế giới. Nếu như họ vẫn còn chịu bỏ tiền ra cho anime thì nguồn thu chính của ngành công nghiệp vẫn còn dảm bảo.
Để cho hoạt hình Trung Quốc thống trị anime thì chỉ khi phần lớn các otaku Nhật bản hay fan anime trên toàn thế giới từ bỏ hoàn toàn anime chuyển sang xem hoạt hình trung quốc thì chuyện đó mới xảy ra. Thật nực cười! Nếu như có một ngày Trung Quốc làm ra nhiều bộ chất lượng tốt so sánh được với anime thì tôi có thể xem thêm mấy bộ đó nhưng mà chẳng có lý do gì để tôi sẽ từ bỏ anime cả! Nếu có một cái poll khảo sát ý kiến của các fan anime trên toàn thế giới thì tôi nghĩ phần lớn cũng sẽ đồng tình với tôi rằng chẳng có lý do gì để từ bỏ anime mà xem hoạt hình trung quốc cả.
Bây giờ nhìn vào ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc, thực tế tôi chẳng nhớ có một bộ nào của Trung Quốc mà có figure chính thức hay game ăn theo cả. Trong khi mỗi franchise anime lớn như One piece, Naruto, Bleach, SAO,… điều có ít nhất hàng chục tựa game ăn theo và hàng dống fig, vật phẩm lưu niệm.
Ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc thực chất vẫn đang trong giai đoạn thành hình fanbase của mình thôi, vẫn chưa thể so sánh với lượng otaku, fan anime đông đảo với độ cuồng có thừa của mình đâu.
3. Chính chúng ta đang bỏ qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của anime.
Một điểm bất hợp lý nữa của quan điểm này đó là chỉ coi trọng sự tăng trưởng của hoạt hình Trung Quốc mà quên rằng chính ngành công nghiệp anime-manga cũng hoàn toàn không chịu thua mà đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết.
Nhiều người dựa vào sự tăng trưởng nhanh chóng của hoạt hình Trung Quốc thông qua những con số lượt xem trực tuyến khủng mà nghĩ rằng chúng sẽ lấn át anime khi công nghiệp giải trí toàn thế giới bước sang thời đại trực tuyến.
Tuy nhiên theo báo cáo của hiệp hội hoạt hình Nhật Bản, trong năm 2017 doanh thu từ phân phối trực tuyến (internet distribution) của ngành cn anime tăng đến hơn 551%. Tức là hơn 5 lần chỉ trong vòng 1 năm.
Đúng là các studio hoạt hình Nhật Bản khá là chậm chạp trong việc chuyển đổi từ phôi phối truyền thống sang phân phối trực tuyến. Nhưng mình thiết nghĩ, phân phối trực tuyến chắc chắn là xu thế trong thời đại mới nên các công ty ở Nhật trong những năm sắp tới đây chắc chắn sẽ phải tham gia vào lĩnh vực này mà thôi. Tuy ngành cn anime đi sau trong lĩnh vực này thế nhưng chưa hẵn đã là kẻ thua cuộc, vì tiềm năng của loại hình anime trực tuyến là quá lớn cùng với những nhà đầu tư lớn, những gã khổng lồ sẵn sàng đẩy mạnh việc này như là Netflix, Amazon,.. Thì mình tin tưởng rằng trong tương lai, anime vẫn sẽ dễ dàng cạnh tranh với hoạt hình Trung Quốc, cho dù là trong lĩnh vực nào đi nữa.
4. Sự cạnh tranh đem lại lợi ích cho khán giả!
Cho dù hoạt hình Trung Quốc có phát triển, có cạnh tranh với anime thì với góc nhìn của một khán giả thông thường đây là một điều hoàn toàn tốt. Sự cạnh tranh trong kinh doanh lúc nào cũng sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng bởi vì các công ty đều sẽ phải cải tiến chất lượng sản phẩm của mình sao cho hơn đối thủ.
Theo bản báo cáo năm 2018, trong 3 năm liên tục từ 2015 đến 2017, tổng thời lượng và cả số lượng anime chiếu trên TV có dấu hiệu chững lại (dao động trong khoảng 115.000 phút và hơn 300 bộ/năm) đồng thời là chi phí sản xuất ngày càng tăng.
Đây là dấu hiệu cho thấy rằng chất lượng sản xuất của anime ngày càng tăng và sự cạnh tranh với hoạt hình Trung Quốc hay Hàn Quốc sẽ càng thúc đẩy việc này hơn.
Chúng ta ca ngợi sự cải thiện nhanh chóng chất lượng của hoạt hình Trung Quốc mà quên rằng trong những năm trở lại đây anime đã đạt được những thành tựu về nội dung nghệ thuật ấn tượng đến như thế nào.
Sangatsu no lion, Rakugo Shinjuu, Made In Abyss, chuyển thể một cách hoàn hảo manga cho ta một tiêu chuẩn mới cho việc chuyển thể tốt một bộ manga thành anime là như thế nào.
Về mặt hình ảnh Kimetsu no Yaiba có thể nói là bộ anime đẹp nhất mà Ufotable từng thực hiện với các hiệu ứng vẽ tay cực đẹp thay cho các hiệu ứng CGI, đây là thành tựu về mặt kỹ thuật đáng nể của studio này. Mob psycho 100 có thể nói là đỉnh cao sakuga của studio Bones, đã cho cộng đồng fan sakuga một show diễn hoành tráng.
Violet Evergarden là một bộ TV series nhưng lại có chất lượng hình ảnh như 1 movie đã phá vỡ những giới hạn của một bộ TV series về mặt chất lượng sản xuất.
Và bộ movie Children of the sea, chỉ cần xem MV này: https://youtu.be/1s84rIhPuhk là mình có thể mường tượng rằng nó có thể sẽ là bộ phim đẹp nhất mà mình từng xem trong đời mình. Do đó mình vô cùng mong chờ để được xem movie này.
Do đó qua bài viết này mình mong mọi người hãy nhớ rằng anime là một loại hình văn hóa giải trí vẫn đang còn phát triển nhanh chóng, và vẫn còn vô vàn nhiều thứ, một thế giới rộng lớn của anime đang chờ đón chúng ta khám phá. Nên đừng nên nghe vào mấy lời đồn thuyết âm mưu nhảm xịt, và hãy cứ tin tưởng vào ngành cn anime với những thành tựu to lớn đang chờ phía trước.
#Athes
----------------------
Vì một số vấn đề về hình ảnh nên mình đã xóa bài để thay ảnh. Xin lỗi các bạn vì sự bất tiện trên
Ảnh lấy từ video "This Chinese Anime Looks Better than Japanese Anime?" cuả channel Tokyosaurus.
Một lần nữa xin lỗi vì sự thiếu chuyên nghiệp trên Mong mọi người tiếp tục ủng hộ trong tương lai
Trang anime reviewer chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu trang vnsharing gỡ 3 bài viết kia xuống do những thông tin sai sót trầm trọng cùng với góc nhìn đầy phiến diện của người viết bài, có thể khiến nhiều người đọc bị lầm tưởng. Thế nhưng bên vnsharing vẫn luôn cứng đầu không hề chịu gỡ xuống. Do đó, bên page chúng tôi tự nhận nhiệm vụ viết bài đính chính, giải ảo để nếu như có người nào dẫn 3 bài viết này của vnsharing vào thì các bạn hãy sử dụng bài của chúng tôi như là một công cụ để phản biện lại.
Bác #Atom đã có viết bài giải ảo 2 bài đầu về Osamu Tezuka rồi, các bạn có thể xem lại theo link sau:
https://2dreviewer.com/2019/05/06/phan-bien-vns-dao-su-k-va-fact-check/?fbclid=IwAR0xUdpbITGwGSVb6wLvqRSS5XZWv0evkcafiYQEFSZ75GVeolgBczszSRo
Còn bây giờ tôi sẽ bash bài thứ 3, một bài viết có tên “LIỆU TRUNG QUỐC CÓ THỂ THỐNG TRỊ NGÀNH CN ANIME?” của Ad –v4v-. Cụ thể thì các bạn có thể đọc lại theo link sau:
https://www.facebook.com/VnSharingPage/posts/908087209377250
Bài viết này cũng đã lâu rồi, 1 năm trước lận. Phần là do bài viết này mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm không bằng những bài viết “rác rưởi” về Osamu Tezuka của trang vnsharing. Tuy nhiên gần đây tôi nhận thấy có khá nhiều luận điệu trên mạng về ngành công nghiệp anime kiểu như “ngành cn anime sẽ sụp đổ, tan biến” và một trong số những lý do được đưa ra đó là sự “thống trị” của hoạt hình Trung Quốc sẽ khiến anime khổng thể cạnh tranh lại và bị sụp đổ. Do đó bây giờ tôi nghĩ bài viết này là cần thiết để tránh các bạn đọc rơi vào những thuyết âm mưu nhảm xịt giống như trên.
Để tiện cho bạn đọc thì tôi sẽ trình bày trong 2 phần riêng biệt. Phần 1 là nêu ra những sự phi logic, những mâu thuẫn đến từ bài viết gốc của trang vnsharing, phần 2 là trình bày những quan điểm của tôi về vấn đề này theo từng luận điểm một.
I. VỀ BÀI VIẾT CỦA TRANG VNS:
Khác với 2 bài trước của vnsharing viết về Osamu Tezuka – một bài có liên quan đến lịch sử của ngành công nghiệp anime nên nhiều bạn có thể sẽ không tìm hiểu đến, một bài còn lại thì quá dài nên nhiều người sẽ không đọc hết để mà nhận ra những ngôn từ mang tính thù địch, xúc phạm của trang vnsharing đến “vị thánh của manga-anime”. Thì bài này là một bài khá ngắn và những luận điểm không hợp lý, đầy mâu thuẫn được thể hiện khá rõ. Bên dưới phần comment các bạn có thể thấy có khá nhiều sự tranh cãi và nhiều ý kiến không đồng tình với bài viết này, thế nhưng nhờ năng lực block thần thánh của v4v – cãi không lại thì cứ block bịt miệng thì mọi chuyện đều đâu lại vào đấy.
Khi đọc sơ qua bài viết ta có thể nhận ra rõ ràng một luận điểm rất là chấm hỏi của v4v, đó là đem hai game mobile ất ơ nào đó Azur Lane và Kantai Collection vào so sánh để tượng trưng cho cả ngành công nghiệp anime-manga? Ta đang bàn về ngành cn anime- manga chứ không phải là ngành công nghiệp game! Mà tại sao lại lôi dòng game mobile vào? Nhật Bản trước giờ không bao giờ mạnh về mảng game mobile. Thế mạnh của họ vốn là dòng game console với những tên tuổi nổi tiếng toàn thế giới như Nintendo và Square Enix. Thử hỏi có công ty game Trung Quốc nào được tham dự hội chợ E3. Rõ ràng là với dòng game thế mạnh của mình thì Trung Quốc hoàn toan2 không có cửa so với Nhật.
Sai lầm lớn thứ 2 của bài viết đó là việc hiểu nhầm hợp tác quốc tế bình thường như là một chiêu trò của Trung Quốc, Nhật đang “nuôi ong tay áo” còn Trung Quốc chỉ là kẻ hưởng lợi.
“Cái hay của Trung Quốc là nó bê cái mảng văn hóa mạnh nhất của Nhật về nước nó và còn biến nó thành một nền công nghiệp nhiều tỷ NDT ở ngay đất TQ. Và từ số tiền đấy TQ lại đem đầu tư ngược lại trên đất Nhật và còn có cơ hội chèn thêm văn hóa nước mình vào ngay mảng anime, như một số bộ manhua chuyển thể anime vừa rồi. Ngay cả các event anime, idol gì gì đấy giờ cũng phải có thêm chuỗi sự kiện trên đất TQ, cái gì chứ tiền sao mà chê được:D Tiền của TQ nhiều đến mức có thể biến một công ty đang bờ vực phá sản thịnh vượng trở lại, như SNK là một ví dụ điển hình này. Ở Nhật bây giờ chắc chắc không thiếu những studio, nhà xuất bản nợ ngập đầu, một cơ hội không thể tốt hơn cho các nhà đầu tư TQ. Nếu không có thay đổi về cơ cấu, ngành công nghiệp 2D Nhật chuẩn bị đón nhận một cú "phản damage" mạnh nhất lịch sử trong vài năm tới”
What? Thứ nhất việc anime vào được thị trường Trung Quốc thì ai là người đầu tiên có lợi? Dĩ nhiên sẽ là Nhật! Trung Quốc nếu có hưởng lợi cũng chỉ là những dịch vụ ăn theo. Và tại sao Trung Quốc lại phải đầu tư ngược lại vào những hãng anime của Nhật mà không tự đầu tư vào ngành công nghiệp của chính nước mình, phát triển một nền công nghiệp tự cường dĩ nhiên phải tốt hơn rồi. “Phản damage” là cái quái gì vậy, tôi chẳng thể hiểu được? Bạn này bảo rằng Trung Quốc đang giúp mấy công ty Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phá sản là việc tốt mà lại “phản damage” cái quái gì vậy? Thứ hai đó là ko chỉ các nhà đầu tư Trung Quốc mà còn cả các ông lớn của Mĩ như Netflix cũng đang làm điều tương tự, họ còn hợp tác toàn diện hơn cả Trung Quốc nữa kìa, họ mua bản quyền phát sóng độc quyền, họ đầu tư vào các bộ “Netflix Original Series” vào cả các live action chuyển thể từ anime, manga nữa kìa. Vậy là ko những Trung Quốc mà cả Mĩ cũng âm mưu “phảm damage” Nhật Bản à? Mấy ông Nhật sao lại tiếp tục phải hợp tác thế để phải chịu phản “damage” thế kía.
“Thế kinh nghiệm kiếm từ đâu ra? Đó là từ những công việc gia công hoạt họa. Tuy nhiên, việc gia công trong ngành CN lại bị phụ thuộc vào việc outsource (thuê nhân công) đến các nước thứ ba, mà điển hình là Trung, Hàn và các nước khác như VN. Nhưng Trung và nam Hàn là 2 nước chiếm nhiều nhất.”
“Vòng lẩn quẩn cứ tiếp diễn: animators mới bỏ việc do lương ít ỏi, việc gia công được gửi sang các nước rẻ bèo khác vì Nhật … thiếu nhân lực. Ngành công nghiệp đã mất đi phương tiện chính để chui rèn tài năng, kinh nghiệm. Chỉ những hoạt họa sĩ giàu kinh nghiệm (đa phần đảm nhận key animation) mới có lương bổng khá khẩm, nhưng để trở nên "kinh nghiệm" thì bắt buộc họ phải trải qua giai đoạn cơ nhỡ ban đầu. Irie Yasuhiro(từng làm với Miyazaki) chia sẻ thêm:”Nhật hoàn toàn đủ khả năng đào tạo thế hệ tài năng nếu như công việc gia công có thể giúp thế hệ họa sĩ mới kiếm sống. Ngành công nghiệp đang “nuôi ong tay áo”, góp phần giúp đỡ các đối thủ cạnh tranh.”
Đây là sai lầm tiếp theo trong bài viết của vnsharing, một lần nữa, chỉ là hợp tác quốc tế bình thường lại được nghĩ quá lên thành “nuôi ong tay áo”. Thế tôi tự hỏi quy trình các nước tiến bộ hợp tác xuất khẩu lao động, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam mình là một việc nuôi ong tay áo mà mấy nước đó ngu nên nới làm vậy à?
Thay vì những vấn đề xã hội kinh tế của Nhật Bãn thì các záo sư Vnsharing lại đổ lỗi cho việc hợp tác lao động bình thường. Tôi ko cần đọc sách kinh tế hay học chuyên ngành gì, từ hồi phổ thông tôi đã được dạy về toàn cầu hóa và khi lên Đại học tôi đã được dạy cần phải nâng cao kỹ năng để cạnh tranh lại các nhân công quốc tế. Hợp tác thì phải là win-win, hai bên cùng có lợi, chẳng ai ngu một bên bị thiệt hại, một bên có lợi mà người ta đi hợp tác cả. Nếu có những vấn đề phát sinh từ sự hợp tác quốc tế thì đó cũng là vấn đề mà cả hai phía phải chịu chứ.
Không biết các záo sư vnsharing có biết một thứ gọi là “chảy máu chất xám” không, nếu như bên xuất khẩu lao động hoàn toàn hưởng lợi thì làm gì báo đài Việt Nam suốt ngày kêu la nước ta bị “chảy máu chất xám” hoài. Bây giờ hãy nghĩ về phía Trung Quốc, nếu họ đưa những nhân công của họ sang làm việc cho ngành công nghiệp anime thì thay vì họ được cống hiến cho ngành công nghiệp nước nhà được phát triển thì họ lại sang giúp đỡ cho ngành công nghiệp cạnh tranh. Vậy chẳng phải cũng là “nuôi ông tay áo” à? Hai bên đều nuôi ong tay áo của nhau à?
“Đứng về khía cạnh kinh doanh, việc thuê nhân công giá rẻ từ các nước khác là chuyện rất bình thường. Nhưng nếu trên cương vị của những người sáng tác, một tác phẩm mang bản sắc văn hóa nước nhà nhưng không được thực hiện bởi những người nước nhà, vấn đề đấy.”
Như các bạn đã thấy ở đây chính záo sư v4v đã thừa nhận đó là 1 chuyện rất bình thường nhưng vì “văn hóa” lại ko bình thường? WUT? Làm anime có phải là kinh doanh ko vậy záo sư? Thứ đầu tiên mà một hãng hoạt họa muốn là gì? Dĩ nhiên là đạt doanh số tốt! Anime là một “ngành công nghiệp” tức là liên quan đến kinh tế đó. Lại còn “anime phãi mang bản sắc nước nhà”, từ đâu mà khẳng định 1 câu lạ vậy? Lại là tuyệt chiêu lấy fact ra từ ý kiến của riêng mình nữa à?
Anime trước giờ chẳng ai quy định là phải mang bản sắc Nhật Bản cả. Mấy bộ như Cowboy bebop, Trigun, Baccano, Litte Witch Academia, Hellsing,… cùng rất nhiều bộ anime khác đều chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Anime bây giờ đã vương tầm ra khỏi Nhật Bản trở thành một trào lưu vắn hóa, nghệ thuật ảnh hưởng toàn cầu, nhiều bộ phim hoạt hình của Trung Quốc, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi phong cách anime, thậm chí phong cách anime còn ảnh hưởng cả 1 số bộ cartoon luôn kìa. Bây giờ mà còn có suy nghĩ anime phải mang đặc trưng của Nhật Bản thì quá là cổ hủ rồi.
Qua đó, ta thấy cái nhìn của trang vnsharing rất là phiến diện, bỏ qua hoàn toàn những lợi ích to lớn của hợp tác quốc tế, giúp giải quyết tình trạng thiếu thốn nhân lực, vấn đề nghiệm trọng nhất hiện nay của ngành công nghiệp, đồng thời giúp các nhân tố tài năng có cơ hội thể hiện, góp phần tạo ra những bộ anime chất lượng ngày càng tốt.
Ví dụ như 1 cảnh tuyệt đẹp trong bộ Mob Psycho 100 là nhờ vào thuê một animator đầy tài năng người Trung Quốc - Weilin Zhang: https://v.redd.it/eqzww6iws9o21
Hay BAHI JD, 1 animator đầy kinh nghiệm người Áo đã cho ta 1 opening đầy phong cách và sinh động của bộ Carole and Tuesday: https://youtu.be/6MMSIA-Sl00
Tất cả là nhờ những sự “nuôi ong tay áo” mà záo sư v4v đã đề cập đó.
• Phần kết luận như sh*t!
Tại phần kết luận của bài viết trên trang vnsharing ta thấy rõ một sự thiếu thống nhất và hoàn toàn mâu thuẫn với những gì mà họ đã viết. Trong bài viết ta thấy rõ ràng rằng họ đang có ý đồng tình với quan điểm “trung quốc sẽ thống trị anime”, thế nhưng tại phần kết luận thì họ lại quay ngoắt 180 độ, bảo rằng sẽ “không sao đâu”? WUT? Hãy cùng xem tại sao họ lại kết luận như vậy nhé.
Thứ nhất họ đưa ra luận cứ:
“Và nói như thế, không có nghĩa là ngành CN anime Nhật ngồi yên mà để vị thế của họ bị TQ đe dọa. Sự thay đổi từ bộ máy vận hành đang diễn ra, ở mức độ vi mô. Kyoto Animation đã và đang nuôi dưỡng thế hệ hoạt họa sĩ cho riêng mình bằng chính ngôi trường đặt trong studio. Những studio khác như P.A Works đã noi theo chân, mở hẳn nơi đào tạo thế hệ tài năng trẻ nước nhà. Đại gia Cygames cũng nhảy vào, góp tiền tài trợ giúp nâng cao đời sống của những hoạt họa sĩ nội địa, giúp họ có thêm điều kiện phát triển … Chính phủ với dự án “anime mirai”, và còn rất nhiều khoảng đầu tư với các dự án khác từ những người có vị thế, mong muốn sự thay đổi trong ngành.”
Các chương trình đào tạo trên chỉ giúp cải thiện vấn đề thiếu thốn nhân lực trong ngành công nghiệp, một vấn đề cấp bách hiện nay thôi, chứ chẳng hề ảnh hưởng gì đến xu hướng hợp tác quốc tế như vnsharing đã nêu ra ở trước đó cả. Mình xin nhấn mạnh là hợp tác quốc tế là một xu thế toàn cầu mà bạn hiển nhiên phải tham gia, chẳng có lý do gì mà phải dừng lại cả bởi vì những lợi ích của nó vẫn là rất lớn so với những hệ quả nên chẳng ai ngu mà dừng sự hợp tác này lại cả. Cho nên luận cứ này chẳng hề đối lập với luận điểm mà bài viết nêu ra trước đó để mà có thể có 1 cái kết luận quay ngoắt 180 độ như vậy được.
“Trên hết, những thế hệ trụ cột, gương mặt đại diện cho anime vẫn … sống nhăn, điển hình như Anno, Miyazaki, Shinkai, Hosoda, Butcher, Shinbo và vv …Kết luận siêu ngắn: chừng nào TQ còn chưa làm được Bible B.. à nhầm, Neon Genesis Evangelion(hoặc bộ nào đó tương tự như Mononoke Princess…), thì đến lúc đó khả năng "thống trị" của họ vẫn còn xa vời.”
Luận cứ tiếp theo của vnsharing lại càng nhảm hơn cái đầu nữa. Sự sống chết của 1 vài ông đạo diễn có thể khiến Trung Quốc thống trị anime à? Phải chờ mấy ông đó chết rồi mới biết thống trị hay không à?
Hơn 30 năm trước, huyền thoại quan trọng nhất, người đã “khai sinh” ra ngành công nghiệp anime là Osamu Tezuka đã từ giã cõi đời. Thế thì ngành công nghiệp lúc đó có bị sụp đổ không? Nó vẫn đang phát triển hơn bao giờ hết sau 30 năm. Khi Satoshi Kon hay gần đây là đạo diễn Isao Takahata chết đi thì ngành công nghiệp có bị thống trị không? Dĩ nhiên là không.
Là bởi vì khi những người già chết đi thì tự nhiên sẽ có lớp trẻ hơn đứng lên thay thế vậy thôi. Mà ví dụ như ông Makoto Shinkai ổng còn trẻ mới 4 mươi mấy thôi, chờ ổng chết chắc hơi bị lâu.
Rồi còn “phải làm ra bộ như Eva mới thống trị cn anime” nữa chứ. Bên vnsharing bảo bên đây không được thần thánh hóa Osamu Tezuka trong khi bên đó đang tự thần thánh hóa chỉ 1 bộ anime từ thời 90s như vậy. Xin hỏi Eva là cái thá gì mà quyết định số phận của ngành công nghiệp anime như vậy.
Tóm lại, cảm nhận của mình về bài viết của vnsharing thì đây là 1 bài viết hoàn toàn bị mâu thuẫn giữa phần mở đầu, thân bài và phần kết bài. Khi đọc bài ta cảm thấy sự rối loạn không rõ quan điểm của người viết là gì. Mà mình chắc hẳn záo sư v4v cũng không biết mình đang viết cái quái gì đâu. Các luận điểm và luận cứ điều manh mún, nhiều cái lạc đề chẳng liên quan tới vấn đề chính, hay chỉ lấy một vài cái cụ thể, chi tiết nhỏ để chỉ cái toàn thể. Và nhiều lần đưa cái nhìn chủ quan phiến diện của người viết vào bài viết.
Để các bạn có cái nhìn tổng quan đúng dắn hơn về vấn đề này, dưới đây mình sẽ nêu ra những luận điểm của riêng mình dựa trên những số liệu thực tế từ bản báo cáo của hiệp hội hoạt hình Nhật Bản năm 2018. (Các bạn có thể tự tải về và xem theo đường link sau: https://aja.gr.jp/download/anime_ind_rpt2018_summary_en-2?wpdmdl=1407)
II. Quan điểm của Athes: Sẽ không hề có chuyện hoạt hình Trung Quốc thống trị anime!
1. Trung Quốc dang thực sự cứu vớt ngành công nghiệp anime!
Một cái fact đầu tiên mà mình muốn nhấn mạnh đó là rất tiếc cho bọn suốt ngày kêu ca ngành cn anime sắp chết, suy tàn hay bị Trung Quốc vượt mặt thì theo báo cáo của hiệp hội hoạt hình Nhật Bản, cả ngành công nghiệp đang tăng trưởng NHANH HƠN BAO GIỜ HẾT. Trong năm 2017 ngành công nghiệp đạt giá trị lên tới hơn 2000 tỉ yên (tương đương gần 20 tỉ đô la mĩ), vớt tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng, lên đến 108%.
Trong khi thị trường nội địa suy giảm nhẹ từ 1300 tỉ yên (2014) xuống còn 1150 tỉ yên (2017) thì thị trường quốc tế đang tăng trưởng hết sức nhanh chóng từ 320 tỉ yên (2014) lên đến gần 1000 tỉ yên (2017), tức là gần 3 lần chỉ trong 3 năm.
Sự tăng trưởng của các thị trường quốc tế là động lực chính cho sự phát triển của anime trong vài năm trở lại đây. Trong đó thị trường Trung Quốc chính là nơi tiềm năng nhất để anime tìm được sự bùng nổ của mình.
Mặc cho những sự kiểm duyệt khắc khe của chính quyền Trung Quốc thì sự hấp dẫn của thị trường cả tỉ dân vẫn là rất lớn. Số lượng các thanh thiếu niên, người trẻ tuổi Trung Quốc – đối tượng mà anime nhắm đến là rất lớn. Nếu vượt qua được những kiểm duyệt khắc khe thì chắc chắn anime sẽ khuấy động một trào lưu lớn trong giới trẻ Trung Quốc và đem về một nguồn lợi lớn cùng với một lượng fan đông đảo cho ngành công nghiệp này.
Năm 2016, tại sao tác phẩm Your name lại thành công, mang lại tiếng vang lớn đến vậy? Có phép màu gì ở đây? Vâng, phép màu đó mang tên Trung Quốc. Theo báo cáo doanh thu phòng vé (box office) thì tại thị trường Trung Quốc, bộ này thu được hơn 83 triệu đô la mĩ, là bằng với 35% doanh thu nội địa ở Nhật Bản và chiếm đến 71% doanh thu thị trường quốc tế của bộ phim.
Năm 2016 cũng nhờ làn sóng mà Your name tạo ra tại thị trường Trung Quốc mà hàng loạt hợp đồng trình chiếu anime được ký kết dẫn đến trong năm này Trung Quốc trở thành thị trường quốc tế lớn nhất của anime. Năm 2017, do hàng loạt bộ anime ko qua được kiểm duyệt, bị cấm trình chiếu nên số lượng hợp đồng bị giảm tuy nhiên Trung Quốc vẫn nằm trong những nước được trình chiếu anime nhiều nhất thế giới.
Một trong những lý do mà mình ghét quan điểm Trung Quốc thống trị anime này đó là việc hình dung Trung Quốc như một kẻ xấu, âm mưu thôn tính ngành công nghiệp anime hay gì. Trong lúc mà thị trường nội địa dang chững lại thì sự phát triển của thị trường Trung Quốc như là một đòn bẩy tuyệt vời giúp ngành công nghiệp đang tăng trưởng liên tục ngày càng nhanh trong suốt 3,4 năm qua. Nên qua bài viết này mong mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn, hãy xem những lợi ích to lớn đến như thế nào của Trung Quốc như là một cứu cánh của ngành cn anime thay vì cứ có cái nhìn phiến diện 1 chiều chỉ có những tác hại.
2. Muốn hoạt hình trung quốc thống trị anime? Bạn cần phải từ bỏ anime trước đã!
Ở luận điểm thứ 2 này mình muốn chứng minh sự vô lý của quan điểm hoạt hình Trung Quốc sẽ thống trị anime. Ở đây mình không phủ nhận sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc hay Hàn Quốc, sẽ khiến các ngành công nghiệp này có khả năng cạnh tranh với ngành công nghiệp anime. Tuy nhiên, “thống trị”? Nực cười!
Theo bảng báo cáo, trong năm 2017, doanh thu thị trường nội địa của toàn ngành công nghiệp đến từ các thành phần nhiều nhất như sau:
- Pachinko (máy quay ra đồ lưu niệm): 269 tỉ yên.
- Merchandising (bán fig, đồ lưu niệm, game ăn theo): 523 tỉ yên.
- Tiền mua đĩa bluray, xem phim rạp: 117 tỉ yên
Tổng của 3 thành phần trên là 909 tỉ yên, chiếm đến 79% tổng doanh thu của thị trường nội địa. Tức là 79% doanh thu của ngành công nghiệp phụ thuộc vào những người chịu bỏ tiền ra mua fig, mua đồ lưu niệm, mua game ăn theo và mua đĩa bluray, những người đó là ai? Đó chính là các otaku hay những fan cứng anime trên toàn thế giới. Nếu như họ vẫn còn chịu bỏ tiền ra cho anime thì nguồn thu chính của ngành công nghiệp vẫn còn dảm bảo.
Để cho hoạt hình Trung Quốc thống trị anime thì chỉ khi phần lớn các otaku Nhật bản hay fan anime trên toàn thế giới từ bỏ hoàn toàn anime chuyển sang xem hoạt hình trung quốc thì chuyện đó mới xảy ra. Thật nực cười! Nếu như có một ngày Trung Quốc làm ra nhiều bộ chất lượng tốt so sánh được với anime thì tôi có thể xem thêm mấy bộ đó nhưng mà chẳng có lý do gì để tôi sẽ từ bỏ anime cả! Nếu có một cái poll khảo sát ý kiến của các fan anime trên toàn thế giới thì tôi nghĩ phần lớn cũng sẽ đồng tình với tôi rằng chẳng có lý do gì để từ bỏ anime mà xem hoạt hình trung quốc cả.
Bây giờ nhìn vào ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc, thực tế tôi chẳng nhớ có một bộ nào của Trung Quốc mà có figure chính thức hay game ăn theo cả. Trong khi mỗi franchise anime lớn như One piece, Naruto, Bleach, SAO,… điều có ít nhất hàng chục tựa game ăn theo và hàng dống fig, vật phẩm lưu niệm.
Ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc thực chất vẫn đang trong giai đoạn thành hình fanbase của mình thôi, vẫn chưa thể so sánh với lượng otaku, fan anime đông đảo với độ cuồng có thừa của mình đâu.
3. Chính chúng ta đang bỏ qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của anime.
Một điểm bất hợp lý nữa của quan điểm này đó là chỉ coi trọng sự tăng trưởng của hoạt hình Trung Quốc mà quên rằng chính ngành công nghiệp anime-manga cũng hoàn toàn không chịu thua mà đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết.
Nhiều người dựa vào sự tăng trưởng nhanh chóng của hoạt hình Trung Quốc thông qua những con số lượt xem trực tuyến khủng mà nghĩ rằng chúng sẽ lấn át anime khi công nghiệp giải trí toàn thế giới bước sang thời đại trực tuyến.
Tuy nhiên theo báo cáo của hiệp hội hoạt hình Nhật Bản, trong năm 2017 doanh thu từ phân phối trực tuyến (internet distribution) của ngành cn anime tăng đến hơn 551%. Tức là hơn 5 lần chỉ trong vòng 1 năm.
Đúng là các studio hoạt hình Nhật Bản khá là chậm chạp trong việc chuyển đổi từ phôi phối truyền thống sang phân phối trực tuyến. Nhưng mình thiết nghĩ, phân phối trực tuyến chắc chắn là xu thế trong thời đại mới nên các công ty ở Nhật trong những năm sắp tới đây chắc chắn sẽ phải tham gia vào lĩnh vực này mà thôi. Tuy ngành cn anime đi sau trong lĩnh vực này thế nhưng chưa hẵn đã là kẻ thua cuộc, vì tiềm năng của loại hình anime trực tuyến là quá lớn cùng với những nhà đầu tư lớn, những gã khổng lồ sẵn sàng đẩy mạnh việc này như là Netflix, Amazon,.. Thì mình tin tưởng rằng trong tương lai, anime vẫn sẽ dễ dàng cạnh tranh với hoạt hình Trung Quốc, cho dù là trong lĩnh vực nào đi nữa.
4. Sự cạnh tranh đem lại lợi ích cho khán giả!
Cho dù hoạt hình Trung Quốc có phát triển, có cạnh tranh với anime thì với góc nhìn của một khán giả thông thường đây là một điều hoàn toàn tốt. Sự cạnh tranh trong kinh doanh lúc nào cũng sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng bởi vì các công ty đều sẽ phải cải tiến chất lượng sản phẩm của mình sao cho hơn đối thủ.
Theo bản báo cáo năm 2018, trong 3 năm liên tục từ 2015 đến 2017, tổng thời lượng và cả số lượng anime chiếu trên TV có dấu hiệu chững lại (dao động trong khoảng 115.000 phút và hơn 300 bộ/năm) đồng thời là chi phí sản xuất ngày càng tăng.
Đây là dấu hiệu cho thấy rằng chất lượng sản xuất của anime ngày càng tăng và sự cạnh tranh với hoạt hình Trung Quốc hay Hàn Quốc sẽ càng thúc đẩy việc này hơn.
Chúng ta ca ngợi sự cải thiện nhanh chóng chất lượng của hoạt hình Trung Quốc mà quên rằng trong những năm trở lại đây anime đã đạt được những thành tựu về nội dung nghệ thuật ấn tượng đến như thế nào.
Sangatsu no lion, Rakugo Shinjuu, Made In Abyss, chuyển thể một cách hoàn hảo manga cho ta một tiêu chuẩn mới cho việc chuyển thể tốt một bộ manga thành anime là như thế nào.
Về mặt hình ảnh Kimetsu no Yaiba có thể nói là bộ anime đẹp nhất mà Ufotable từng thực hiện với các hiệu ứng vẽ tay cực đẹp thay cho các hiệu ứng CGI, đây là thành tựu về mặt kỹ thuật đáng nể của studio này. Mob psycho 100 có thể nói là đỉnh cao sakuga của studio Bones, đã cho cộng đồng fan sakuga một show diễn hoành tráng.
Violet Evergarden là một bộ TV series nhưng lại có chất lượng hình ảnh như 1 movie đã phá vỡ những giới hạn của một bộ TV series về mặt chất lượng sản xuất.
Và bộ movie Children of the sea, chỉ cần xem MV này: https://youtu.be/1s84rIhPuhk là mình có thể mường tượng rằng nó có thể sẽ là bộ phim đẹp nhất mà mình từng xem trong đời mình. Do đó mình vô cùng mong chờ để được xem movie này.
Do đó qua bài viết này mình mong mọi người hãy nhớ rằng anime là một loại hình văn hóa giải trí vẫn đang còn phát triển nhanh chóng, và vẫn còn vô vàn nhiều thứ, một thế giới rộng lớn của anime đang chờ đón chúng ta khám phá. Nên đừng nên nghe vào mấy lời đồn thuyết âm mưu nhảm xịt, và hãy cứ tin tưởng vào ngành cn anime với những thành tựu to lớn đang chờ phía trước.
#Athes
----------------------
Vì một số vấn đề về hình ảnh nên mình đã xóa bài để thay ảnh. Xin lỗi các bạn vì sự bất tiện trên
Ảnh lấy từ video "This Chinese Anime Looks Better than Japanese Anime?" cuả channel Tokyosaurus.
Một lần nữa xin lỗi vì sự thiếu chuyên nghiệp trên Mong mọi người tiếp tục ủng hộ trong tương lai
Nhận xét
Đăng nhận xét