[REVIEW ANIME]: Tenki no Ko (Weathering with you): Liệu có đáng với những gì ta kì vọng?
[REVIEW ANIME]: Tenki no Ko (Weathering with you): Liệu có đáng với những gì ta kì vọng?
Đây là một review KHÔNG SPOIL, nên bạn cứ tự nhiên đọc thôi :> Trừ khi bạn là đứa sợ bị spoil đến cả màu tóc nhân vật.
Tenki no Ko có lẽ không cần phải giới thiệu nhiều, đây đang là quả bom lớn nhất phòng vé hiện tại đối với các Fan Anime. Đứa con tinh thần này của đạo diễn Shinkai Makoto đang “làm mưa làm gió” trên vô số diễn đàn, group Anime/ Manga. Nhất là sau thành công vang dội của Kimi no nawa/ Your Name (2016)- Anime có doanh thu cao thứ 2 trong lịch sử tính đến hiện tại. Tenki no Ko lại càng được kì vọng nhiều. Vậy liệu Shikai Makoto có tiếp tục thành công lần nữa? Liệu Tenki no Ko là một bước tiến lớn sau những “tượng đài” của Shinkai Makoto như: Your Name, 5cm/s, The Garden of Words...? Hay đây chỉ là một sản phẩm mang tính “thị trường” để phục vụ thị hiếu người xem?
Về mặt nội dung: nội dung của Tenki no Ko có khá nhiều điểm tương đồng với Kimi no nawa, khi mà chúng đều xoay quanh mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người và thiên nhiên, Thế giới. Một cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, bố cục phim khá rõ ràng với 3 hồi. Cách chuyển giao giữa các phần tương đối hợp lý, kết nối, thậm chí hồi 2 và hồi 3 vô cùng “cuốn”, bạn còn có thể vô tình quên mất là phim đã tới giai đoạn kết thúc. Tuy nhiên, sự đơn giản này chỉ mang lại cho ngưòi xem sự dễ nắm bắt mạch phim và cốt truyện, chứ không hề làm tăng tính kì bí. Bạn có thể so sánh nhẹ với Your Name, dễ dàng thấy nguyên tắc hoán đổi thể xác xuyên thời gian tuy dễ hiểu, nhưng vẫn vô cùng kì bí và dễ khai thác sự bất ngờ từ đó. Còn với Tenki no Ko, sự đơn giản hóa về cốt truyện khiến sự huyền bí của thiên nhiên trở nên... dễ đoán, mất đi sự bất ngờ, hồi hộp, lôi cuốn. Chính bởi thế, cao trào của phim cũng sẽ không làm tim bạn phải đập thật nhanh vì hồi hộp, lo lắng về cách các nhân vật vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, cốt truyện đơn giản này lại khá thích hợp nếu bạn vô tình bỏ qua một đoạn mà vẫn dễ dàng nắm bắt được nội dung.
Phần tiếp theo mình muốn nói tới, chắc chắn là hình ảnh. Không còn gì phải bàn cãi, ngay từ Trailer ta cũng có thể thấy, từng thước phim đỉnh cao cỡ nào. Phim sử dụng vô cùng nhiều hình ảnh “mưa” và vật dụng đi kèm: “ô”. Những hình ảnh này xuất hiện với tần suất hầu hết 2 hồi đầu của phim, và lại tiếp tục bao phủ lại vào cuối hồi 3. Việc lặp lại hình ảnh này tạo cho bộ phim một không khí rất “ướt át”, vô cùng hợp với nội dung phim. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ ấn tượng với những cơn mưa vào những phút ban đầu, dần dần, hình ảnh cơn mưa nhiều đến vậy sẽ khiến người xem “bão hòa”. Bạn sẽ quen dần với nó, coi nó là điều hiển nhiên, mất đi thích thú vì sự “chất” đến từng hạt mưa. Tưởng như đây là điểm trừ cho đến cuối hồi 2 đầu hồi 3 của phim, bạn sẽ bỡ ngỡ và có chút... kì lạ khi không còn có thể thấy những cơn mưa nữa. Để rồi cuối phim, ta lại thấy lại cơn mưa với sự nhẹ nhõm và an tâm. Có thể nói, cách sử dụng hình ảnh nền nhưng lại xuất hiện nhiều đến như thế đã góp phần lớn điều chỉnh mạch phim và cảm xúc của người xem. Nhờ cách sử dụng hình ảnh với tần suất lớn này mà ta thấy những hình ảnh mang tính đối lập với nó trở nên giá trị hơn. Cảm xúc và sự chú ý của ta bị dắt theo “cơn mưa”- thứ vốn độc chiếm nền suốt 2/3 bộ phim: mới đầu thì thích thú, rồi quen dần quen dần và có thể... chán. Chính bởi vậy mà khi hình ảnh mưa biến mất, ta mới thấy giá trị của những phút giây này.
Để nói hết về những cơn mưa và cách chúng tôn lên giá trị của những cảnh phim hiếm hoi không có chúng, thì còn dài và phải dựa chút vào nội dung phim nữa. Thực sự có thể nói, hình ảnh thiên nhiêm trong Tenki no Ko vô cùng sinh động, chân thật, uyển chuyển. Tông màu chủ đạo là xám xanh,, đôi lúc là vàng trắng. Dường như chỉ sử dụng 2 tông màu chỉ đạo này góp phần khiến ta thấy mạch phim dễ nắm bắt, đơn giản dễ hiểu. Tuy vậy cũng quá đủ để choáng ngợp rồi. Nếu như Kimi no Nawa có những cảnh phim mang đậm tính riêng tư, chia cắt của nhân vật, với những lần cắt cảnh tuy chậm mà đẩy mạch phim nhanh hơn thì Tenko no Ko cũng có những cảnh phim “chất” không kém. Tuy “chất” là thế, nhưng không mới nếu so với những tác phẩm cũ của Shinkai Makoto mà điển hình là Your Name. Ta cũng có những cảnh quay thể hiện sự riêng tư, thế giới riêng của từng nhân vật, thể hiện cuộc sống tấp nập ở Tokyo một cách khéo léo. Ta có những cú lia máy dài, xoay quanh các nhân vật chính và tất nhiên, xung quanh là không gian rộng lớn có thể là cơn mưa, thể hiện rõ quan hệ giữa con người nhỏ bé với thiên nhiên rộng lớn, bí ẩn (cũng chẳng bí ẩn lắm, mạch phim đơn giản hóa mất mà) và muôn sắc muôn màu (nếu là cú lia máy xoay quanh nhân vật bao phủ bởi cơn mưa, ờ thì cũng không muôn sắc lắm đâu). Ta cũng có những cắt cảnh nhanh nhằm đẩy mạch phim và mối quan hệ giữa các nhân vật lên nhanh hơn và cao hơn. Tuy nhiên, khác với Your Name, những cắt cảnh liên tục này không bao gồm từng nhân vật riêng lẻ, mà lại là nhóm các nhân vật. Đây là sự khác biệt với Your Name, khi mà Taki và Mitsuha từ tác phẩm này liên tục bị chia cắt, còn Tenki no Ko thì lại ngược lại.
Đi kèm với hình ảnh tuyệt vời giúp cải thiện nội dung và cụ thể hóa mạch phim, không thể bỏ qua nửa còn lại của combo này: âm thanh. Ấn tượng mạnh mẽ với ngưòi xem được để lại, một phần không nhỏ cũng từ đây. Ồ ạt ồ ạt là những tiếng mưa, những tiếng mưa rất “thực” làm ta đủ thích thú. Bởi lẽ, dù đã nghe nhiều nhưng những âm thanh nhiên nhiên trong Tenki no Ko song hành cùng phần hình ảnh, trở thành cặp bài trùng kéo cả tá điểm cộng cho phim. Dàn diễn viên lồng tiếng cũng làm rất tốt công việc của mình, khiến mình không thể chê được. Phần âm nhạc cũng khá tốt, với những bài hát vang lên đúng thời điểm: lúc thì năng động, vui tưoi, kích thích người xem hòa vào câu chuyện được phô bày trước mắt. Lúc thì gấp rút, đầy mạnh mẽ và quyết tâm, ý chí như lao vào cuộc hành trình bất tận. Hầu hết các đoạn nhạc không lời vang lên cũng đúng thời điểm, hợp với mạch cảm xúc của người xem và góp phần tăng thêm cảm xúc ấy. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng nên mong chờ như vậy. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra, có vài phân đoạn âm nhạc chưa thực sự hợp với cảm xúc lắm. Lúc ta cần chút ngỡ ngàng, ngạc nhiên, và đôi chút lo lắng thì ngay lập tức một bản nhạc khá creep được thêm vào. Mặc dù vậy, cách nhấn nhá ở các nốt cũng hoàn thành tốt công việc của mình, khiến ngay cả những phân đoạn bất hợp lý kia cũng đạt được mục đích chuyển dòng cảm xúc của khán giả. Nhân nói đến chuyển dòng cảm xúc, đôi lúc bạn sẽ thấy combo “tắt điện đen màn hình” và “âm thanh im hết” khá giống với phim kinh dị, tuy nhiên, hiệu quả trong việc phân tách mạch phim và kìm hãm tiết tấu, chuyển tông cảm xúc cũng rất thành công.
Hiển nhiên với một tác phẩm như thế này, sự hài hước là không thể thiếu. Ta có khá nhiều câu đùa vui, chuyển nửa đầu phim sang một gam cảm xúc rất vui tươi. Và không chỉ hài hước ở những câu thoại, đó còn là phần hình ảnh. Tuy nhiên, với một tông màu chủ đạo xám xanh và ẩm ướt cùng tiếng mưa dày đặc, sự vui vẻ từ những sự hài hước này không phải lúc nào cũng đạt hiệu suất tối đa. Thậm chí, một số phần hài hước còn xuất hiện khá... vô duyên, do dù đã hết giá trị, nhưng vẫn được đưa vào một cách tái sử dụng thái quá. Có chỗ bạn sẽ cười, có chỗ dù biết là hài nhưng lại không cười. Đôi lúc ta được thấy những câu đùa trong phân đoạn... mang sức nặng để bắt nguồn cao trào. Hay nói cách khác: đùa vui lúc bạn nên nghiêm túc. Hầu hết cách làm này có hiệu quả riêng: nhờ sự trái ngược ấy mà ta thấy được phần nào tính cách nhân vật, thứ vốn được khắc họa rất ít, cũnc như tôn lên giá trị cảnh phim. Về cơ bản, cách làm này khá giống vơi việc sử dụng hình ảnh mưa thật nhiều để tôn lên giá trị cảnh quay đối lập đặc biệt hơn. Tuy vậy, không phải lúc nào cách làm này cũng thành công. Đối với một số ngưòi khó tính, đây có thể coi là sự tự làm giảm cảm xúc đến từ nhà làm phim. Cảm xúc của người xem cũng thay đổi khá linh hoạt, mặc dù là cốt truyện đơn giản hóa ngay cả những gì huyền bí. Hồi đầu: đó là vui vẻ, xen chút thích thú và hiếu kỳ. Dần dần đến hồi 2 là sự hòa nhập, năng động, vui tươi và chuyển dần sang lo lắng, ngạc nhiên ở cuối hồi 2. Đến hồi cuối, đó là đau đớn, xót xa rồi lại lóe lên hy vọng, hồi hộp và thấp thỏm. Để rồi sau đó ta lại được vui vẻ, thỏa mãn và chấp nhận, mặc cho trong lòng còn nhiều câu hỏi.
Phim khá chân thực, sát với đời sống ở phần đầu. Tâm lý và tính cách nhân vật chính cũng vô cùng đặc trưng, dễ hiểu. Tuy nhiên sự thích nghi lại quá nhanh, mặc dù đã được dùng khá nhiều cảnh phim cắt liên tục đẩy nhanh nhịp phim. Các nhân vật phụ cũng khá ấn tượng, mặc cho tính cách và nội tâm còn nhiều phần thiếu, sơ sài. Nữ chính cũng quá “kiểu mẫu”, khó để tìm ra sự đặc biệt thực sự của cô so với hàng tá “best girl” khác. So với các phim trước của Shinkai Makoto, điển hình, ờm, lại là Kimi no nawa :>, thì rõ ràng tương tác và hội thoại giữa cặp nhân vật chính là đa chiều hơn hẳn. Ta thấy Taki và Mitsuha có rất nhiều tương tác với nhau, bộc lộ nhiều phần tính cách bản thân hơn hẳn. Dường như với Tenki no Ko, ta chỉ thấy Hina bộc lộ những gì đẹp nhất của bản thân, cô cũng hoàn toàn không có sự phát triển nào. Todaka thì may mắn hơn chút, nội tâm được khắc họa rõ hơn, tính cách cũng có thể thấy đặc trưng riêng của cậu. Tuy vậy, sự phát triển nhân vật vẫn là không có, hay ít ra là quá ít. Ngoại trừ tình cảm, hầu như ta chẳng thấy cậu có chút thay đổi nào so với đầu phim cả. Tuy vậy, nếu đó không phải thứ bạn quan tâm, đây vẫn là bộ phim dành cho bạn. Có vài phân đoạn rất cảm xúc, tuy nhiên chưa đủ để làm khán giả khóc đâu. Cũng vì cách giải quyết vấn đề, gỡ nút thắt của phim hơi... dễ dàng quá (nội dung đơn giản mà) nên người xem khó mà có thể hòa mình vào mạch cảm xúc một cách trọn vẹn. Trừ khi bạn là đứa xem Táo Quân cũng khóc.
Ý nghĩa của phim được truyền tải có phần hơi... ít. So với những 5cm/s, Garden of Words,... Ý nghĩa rút ra về quan hệ giữa người với người dường như khá kém. Đó không phải là câu chuyện về sự đồng cảm, thấu hiẻu như trong “Garden of Words”, không phải là một dáng hình ta mãi theo đuổi, bám víu vào qua bao năm tháng sẽ nên được từ bỏ trong “5cm/s”, chẳng phải là quan hệ bất chấp không- thời gian có chút trái ngược lạ lẫm nhưng lại vô cùng gắn kết, cho ta hi vọng gặp người quan trọng mai sau. Tenki no Ko có chút gì đó... hội tụ tất cả, nhưng lại quá mờ nhạt. Mối quan hệ này có chút gì đó thấu hiểu, chút xa cách về cả không gian và thời gian, chút theo đuổi bất chấp năm tháng... nhưng lại quá nhạt nhòa từng phần và sơ sài khiến nó chỉ được nhận ra và hoàn thiện ờ... cuối phim.
Nếu bạn là Fan của Shinkai Makoto, bạn chắc chắn nên xem. Bạn muốn xem một bộ Anime hot và ấn tượng hơn hầu hết các Anime đại trà? Bạn nên xem. Bạn quá chú ý vào tiểu tiết, nghệ thuật nọ kia? Bạn... xem hay không kệ bạn :> Bạn kì vọng ở một “siêu phẩm” vượt qua Kimi no nawa? Ờ... thôi cho tôi xin :> Tóm lại, bạn rất nên xem, tuy nhiên đừng quá kỳ vọng nhé. Vậy còn chờ gì không móc ví ra xem thôi?
#Cáo
Sẽ có một bài chi tiết hơn của #Rinn vào 1 tương lai không xa. Chà...cứ đón chờ nha
Ps: bạn có thể xem Spoil đầy đủ trên Wiki
P/S 2: Tôi nói thật :> bạn nào hôm nay đi CGV xem mà đúng lúc cao trào cả rạp im phăng phắc mà “Húuuuuuu....” thì chấn chỉnh đi :> không hay đâu nhé. Đám bạn của bạn với mấy đứa không có ý thức cứ nghĩ phá mạch cảm xúc của người khác là hay thì tự xem xét lại nhé. Chỗ mà cảm động lại được mấy thánh cười át cả tiếng loa.
P/S 3: hơi Spoil tý nhé: có Cameo của 2 nhân vật ai-cũng-biết-là-ai. Và có cả Cameo ngầm của mình :>
Đây là một review KHÔNG SPOIL, nên bạn cứ tự nhiên đọc thôi :> Trừ khi bạn là đứa sợ bị spoil đến cả màu tóc nhân vật.
Tenki no Ko có lẽ không cần phải giới thiệu nhiều, đây đang là quả bom lớn nhất phòng vé hiện tại đối với các Fan Anime. Đứa con tinh thần này của đạo diễn Shinkai Makoto đang “làm mưa làm gió” trên vô số diễn đàn, group Anime/ Manga. Nhất là sau thành công vang dội của Kimi no nawa/ Your Name (2016)- Anime có doanh thu cao thứ 2 trong lịch sử tính đến hiện tại. Tenki no Ko lại càng được kì vọng nhiều. Vậy liệu Shikai Makoto có tiếp tục thành công lần nữa? Liệu Tenki no Ko là một bước tiến lớn sau những “tượng đài” của Shinkai Makoto như: Your Name, 5cm/s, The Garden of Words...? Hay đây chỉ là một sản phẩm mang tính “thị trường” để phục vụ thị hiếu người xem?
Về mặt nội dung: nội dung của Tenki no Ko có khá nhiều điểm tương đồng với Kimi no nawa, khi mà chúng đều xoay quanh mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người và thiên nhiên, Thế giới. Một cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, bố cục phim khá rõ ràng với 3 hồi. Cách chuyển giao giữa các phần tương đối hợp lý, kết nối, thậm chí hồi 2 và hồi 3 vô cùng “cuốn”, bạn còn có thể vô tình quên mất là phim đã tới giai đoạn kết thúc. Tuy nhiên, sự đơn giản này chỉ mang lại cho ngưòi xem sự dễ nắm bắt mạch phim và cốt truyện, chứ không hề làm tăng tính kì bí. Bạn có thể so sánh nhẹ với Your Name, dễ dàng thấy nguyên tắc hoán đổi thể xác xuyên thời gian tuy dễ hiểu, nhưng vẫn vô cùng kì bí và dễ khai thác sự bất ngờ từ đó. Còn với Tenki no Ko, sự đơn giản hóa về cốt truyện khiến sự huyền bí của thiên nhiên trở nên... dễ đoán, mất đi sự bất ngờ, hồi hộp, lôi cuốn. Chính bởi thế, cao trào của phim cũng sẽ không làm tim bạn phải đập thật nhanh vì hồi hộp, lo lắng về cách các nhân vật vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, cốt truyện đơn giản này lại khá thích hợp nếu bạn vô tình bỏ qua một đoạn mà vẫn dễ dàng nắm bắt được nội dung.
Phần tiếp theo mình muốn nói tới, chắc chắn là hình ảnh. Không còn gì phải bàn cãi, ngay từ Trailer ta cũng có thể thấy, từng thước phim đỉnh cao cỡ nào. Phim sử dụng vô cùng nhiều hình ảnh “mưa” và vật dụng đi kèm: “ô”. Những hình ảnh này xuất hiện với tần suất hầu hết 2 hồi đầu của phim, và lại tiếp tục bao phủ lại vào cuối hồi 3. Việc lặp lại hình ảnh này tạo cho bộ phim một không khí rất “ướt át”, vô cùng hợp với nội dung phim. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ ấn tượng với những cơn mưa vào những phút ban đầu, dần dần, hình ảnh cơn mưa nhiều đến vậy sẽ khiến người xem “bão hòa”. Bạn sẽ quen dần với nó, coi nó là điều hiển nhiên, mất đi thích thú vì sự “chất” đến từng hạt mưa. Tưởng như đây là điểm trừ cho đến cuối hồi 2 đầu hồi 3 của phim, bạn sẽ bỡ ngỡ và có chút... kì lạ khi không còn có thể thấy những cơn mưa nữa. Để rồi cuối phim, ta lại thấy lại cơn mưa với sự nhẹ nhõm và an tâm. Có thể nói, cách sử dụng hình ảnh nền nhưng lại xuất hiện nhiều đến như thế đã góp phần lớn điều chỉnh mạch phim và cảm xúc của người xem. Nhờ cách sử dụng hình ảnh với tần suất lớn này mà ta thấy những hình ảnh mang tính đối lập với nó trở nên giá trị hơn. Cảm xúc và sự chú ý của ta bị dắt theo “cơn mưa”- thứ vốn độc chiếm nền suốt 2/3 bộ phim: mới đầu thì thích thú, rồi quen dần quen dần và có thể... chán. Chính bởi vậy mà khi hình ảnh mưa biến mất, ta mới thấy giá trị của những phút giây này.
Để nói hết về những cơn mưa và cách chúng tôn lên giá trị của những cảnh phim hiếm hoi không có chúng, thì còn dài và phải dựa chút vào nội dung phim nữa. Thực sự có thể nói, hình ảnh thiên nhiêm trong Tenki no Ko vô cùng sinh động, chân thật, uyển chuyển. Tông màu chủ đạo là xám xanh,, đôi lúc là vàng trắng. Dường như chỉ sử dụng 2 tông màu chỉ đạo này góp phần khiến ta thấy mạch phim dễ nắm bắt, đơn giản dễ hiểu. Tuy vậy cũng quá đủ để choáng ngợp rồi. Nếu như Kimi no Nawa có những cảnh phim mang đậm tính riêng tư, chia cắt của nhân vật, với những lần cắt cảnh tuy chậm mà đẩy mạch phim nhanh hơn thì Tenko no Ko cũng có những cảnh phim “chất” không kém. Tuy “chất” là thế, nhưng không mới nếu so với những tác phẩm cũ của Shinkai Makoto mà điển hình là Your Name. Ta cũng có những cảnh quay thể hiện sự riêng tư, thế giới riêng của từng nhân vật, thể hiện cuộc sống tấp nập ở Tokyo một cách khéo léo. Ta có những cú lia máy dài, xoay quanh các nhân vật chính và tất nhiên, xung quanh là không gian rộng lớn có thể là cơn mưa, thể hiện rõ quan hệ giữa con người nhỏ bé với thiên nhiên rộng lớn, bí ẩn (cũng chẳng bí ẩn lắm, mạch phim đơn giản hóa mất mà) và muôn sắc muôn màu (nếu là cú lia máy xoay quanh nhân vật bao phủ bởi cơn mưa, ờ thì cũng không muôn sắc lắm đâu). Ta cũng có những cắt cảnh nhanh nhằm đẩy mạch phim và mối quan hệ giữa các nhân vật lên nhanh hơn và cao hơn. Tuy nhiên, khác với Your Name, những cắt cảnh liên tục này không bao gồm từng nhân vật riêng lẻ, mà lại là nhóm các nhân vật. Đây là sự khác biệt với Your Name, khi mà Taki và Mitsuha từ tác phẩm này liên tục bị chia cắt, còn Tenki no Ko thì lại ngược lại.
Đi kèm với hình ảnh tuyệt vời giúp cải thiện nội dung và cụ thể hóa mạch phim, không thể bỏ qua nửa còn lại của combo này: âm thanh. Ấn tượng mạnh mẽ với ngưòi xem được để lại, một phần không nhỏ cũng từ đây. Ồ ạt ồ ạt là những tiếng mưa, những tiếng mưa rất “thực” làm ta đủ thích thú. Bởi lẽ, dù đã nghe nhiều nhưng những âm thanh nhiên nhiên trong Tenki no Ko song hành cùng phần hình ảnh, trở thành cặp bài trùng kéo cả tá điểm cộng cho phim. Dàn diễn viên lồng tiếng cũng làm rất tốt công việc của mình, khiến mình không thể chê được. Phần âm nhạc cũng khá tốt, với những bài hát vang lên đúng thời điểm: lúc thì năng động, vui tưoi, kích thích người xem hòa vào câu chuyện được phô bày trước mắt. Lúc thì gấp rút, đầy mạnh mẽ và quyết tâm, ý chí như lao vào cuộc hành trình bất tận. Hầu hết các đoạn nhạc không lời vang lên cũng đúng thời điểm, hợp với mạch cảm xúc của người xem và góp phần tăng thêm cảm xúc ấy. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng nên mong chờ như vậy. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra, có vài phân đoạn âm nhạc chưa thực sự hợp với cảm xúc lắm. Lúc ta cần chút ngỡ ngàng, ngạc nhiên, và đôi chút lo lắng thì ngay lập tức một bản nhạc khá creep được thêm vào. Mặc dù vậy, cách nhấn nhá ở các nốt cũng hoàn thành tốt công việc của mình, khiến ngay cả những phân đoạn bất hợp lý kia cũng đạt được mục đích chuyển dòng cảm xúc của khán giả. Nhân nói đến chuyển dòng cảm xúc, đôi lúc bạn sẽ thấy combo “tắt điện đen màn hình” và “âm thanh im hết” khá giống với phim kinh dị, tuy nhiên, hiệu quả trong việc phân tách mạch phim và kìm hãm tiết tấu, chuyển tông cảm xúc cũng rất thành công.
Hiển nhiên với một tác phẩm như thế này, sự hài hước là không thể thiếu. Ta có khá nhiều câu đùa vui, chuyển nửa đầu phim sang một gam cảm xúc rất vui tươi. Và không chỉ hài hước ở những câu thoại, đó còn là phần hình ảnh. Tuy nhiên, với một tông màu chủ đạo xám xanh và ẩm ướt cùng tiếng mưa dày đặc, sự vui vẻ từ những sự hài hước này không phải lúc nào cũng đạt hiệu suất tối đa. Thậm chí, một số phần hài hước còn xuất hiện khá... vô duyên, do dù đã hết giá trị, nhưng vẫn được đưa vào một cách tái sử dụng thái quá. Có chỗ bạn sẽ cười, có chỗ dù biết là hài nhưng lại không cười. Đôi lúc ta được thấy những câu đùa trong phân đoạn... mang sức nặng để bắt nguồn cao trào. Hay nói cách khác: đùa vui lúc bạn nên nghiêm túc. Hầu hết cách làm này có hiệu quả riêng: nhờ sự trái ngược ấy mà ta thấy được phần nào tính cách nhân vật, thứ vốn được khắc họa rất ít, cũnc như tôn lên giá trị cảnh phim. Về cơ bản, cách làm này khá giống vơi việc sử dụng hình ảnh mưa thật nhiều để tôn lên giá trị cảnh quay đối lập đặc biệt hơn. Tuy vậy, không phải lúc nào cách làm này cũng thành công. Đối với một số ngưòi khó tính, đây có thể coi là sự tự làm giảm cảm xúc đến từ nhà làm phim. Cảm xúc của người xem cũng thay đổi khá linh hoạt, mặc dù là cốt truyện đơn giản hóa ngay cả những gì huyền bí. Hồi đầu: đó là vui vẻ, xen chút thích thú và hiếu kỳ. Dần dần đến hồi 2 là sự hòa nhập, năng động, vui tươi và chuyển dần sang lo lắng, ngạc nhiên ở cuối hồi 2. Đến hồi cuối, đó là đau đớn, xót xa rồi lại lóe lên hy vọng, hồi hộp và thấp thỏm. Để rồi sau đó ta lại được vui vẻ, thỏa mãn và chấp nhận, mặc cho trong lòng còn nhiều câu hỏi.
Phim khá chân thực, sát với đời sống ở phần đầu. Tâm lý và tính cách nhân vật chính cũng vô cùng đặc trưng, dễ hiểu. Tuy nhiên sự thích nghi lại quá nhanh, mặc dù đã được dùng khá nhiều cảnh phim cắt liên tục đẩy nhanh nhịp phim. Các nhân vật phụ cũng khá ấn tượng, mặc cho tính cách và nội tâm còn nhiều phần thiếu, sơ sài. Nữ chính cũng quá “kiểu mẫu”, khó để tìm ra sự đặc biệt thực sự của cô so với hàng tá “best girl” khác. So với các phim trước của Shinkai Makoto, điển hình, ờm, lại là Kimi no nawa :>, thì rõ ràng tương tác và hội thoại giữa cặp nhân vật chính là đa chiều hơn hẳn. Ta thấy Taki và Mitsuha có rất nhiều tương tác với nhau, bộc lộ nhiều phần tính cách bản thân hơn hẳn. Dường như với Tenki no Ko, ta chỉ thấy Hina bộc lộ những gì đẹp nhất của bản thân, cô cũng hoàn toàn không có sự phát triển nào. Todaka thì may mắn hơn chút, nội tâm được khắc họa rõ hơn, tính cách cũng có thể thấy đặc trưng riêng của cậu. Tuy vậy, sự phát triển nhân vật vẫn là không có, hay ít ra là quá ít. Ngoại trừ tình cảm, hầu như ta chẳng thấy cậu có chút thay đổi nào so với đầu phim cả. Tuy vậy, nếu đó không phải thứ bạn quan tâm, đây vẫn là bộ phim dành cho bạn. Có vài phân đoạn rất cảm xúc, tuy nhiên chưa đủ để làm khán giả khóc đâu. Cũng vì cách giải quyết vấn đề, gỡ nút thắt của phim hơi... dễ dàng quá (nội dung đơn giản mà) nên người xem khó mà có thể hòa mình vào mạch cảm xúc một cách trọn vẹn. Trừ khi bạn là đứa xem Táo Quân cũng khóc.
Ý nghĩa của phim được truyền tải có phần hơi... ít. So với những 5cm/s, Garden of Words,... Ý nghĩa rút ra về quan hệ giữa người với người dường như khá kém. Đó không phải là câu chuyện về sự đồng cảm, thấu hiẻu như trong “Garden of Words”, không phải là một dáng hình ta mãi theo đuổi, bám víu vào qua bao năm tháng sẽ nên được từ bỏ trong “5cm/s”, chẳng phải là quan hệ bất chấp không- thời gian có chút trái ngược lạ lẫm nhưng lại vô cùng gắn kết, cho ta hi vọng gặp người quan trọng mai sau. Tenki no Ko có chút gì đó... hội tụ tất cả, nhưng lại quá mờ nhạt. Mối quan hệ này có chút gì đó thấu hiểu, chút xa cách về cả không gian và thời gian, chút theo đuổi bất chấp năm tháng... nhưng lại quá nhạt nhòa từng phần và sơ sài khiến nó chỉ được nhận ra và hoàn thiện ờ... cuối phim.
Nếu bạn là Fan của Shinkai Makoto, bạn chắc chắn nên xem. Bạn muốn xem một bộ Anime hot và ấn tượng hơn hầu hết các Anime đại trà? Bạn nên xem. Bạn quá chú ý vào tiểu tiết, nghệ thuật nọ kia? Bạn... xem hay không kệ bạn :> Bạn kì vọng ở một “siêu phẩm” vượt qua Kimi no nawa? Ờ... thôi cho tôi xin :> Tóm lại, bạn rất nên xem, tuy nhiên đừng quá kỳ vọng nhé. Vậy còn chờ gì không móc ví ra xem thôi?
#Cáo
Sẽ có một bài chi tiết hơn của #Rinn vào 1 tương lai không xa. Chà...cứ đón chờ nha
Ps: bạn có thể xem Spoil đầy đủ trên Wiki
P/S 2: Tôi nói thật :> bạn nào hôm nay đi CGV xem mà đúng lúc cao trào cả rạp im phăng phắc mà “Húuuuuuu....” thì chấn chỉnh đi :> không hay đâu nhé. Đám bạn của bạn với mấy đứa không có ý thức cứ nghĩ phá mạch cảm xúc của người khác là hay thì tự xem xét lại nhé. Chỗ mà cảm động lại được mấy thánh cười át cả tiếng loa.
P/S 3: hơi Spoil tý nhé: có Cameo của 2 nhân vật ai-cũng-biết-là-ai. Và có cả Cameo ngầm của mình :>
Nhận xét
Đăng nhận xét