[REVIEW YAKIATE!! JAPAN]


Nếu nói đến manga nấu ăn, hẳn nhiều người sẽ liên tưởng đến vua bếp Soma, bộ truyện nổi tiếng với những màn thi đấu nảy lửa và những pha nếm thức ăn cũng.. ecchi nảy lửa không kém=) Hôm nay mình muốn giới thiệu một bộ truyện về ẩm thực khác cũng có cách chấm điểm món ăn kì dị như vậy (nếu không muốn nói là hơn) và cũng cực kì hấp dẫn, đó chính là Vua Bánh Mì ( Yakite!! Japan) cái tên vô cùng quen thuộc của những “mọt truyện” thế hệ cũ ^^
Tựa Việt: Vua bánh mì
Thể loại: Hài hước, nấu ăn, shonen
Tác giả: Hashiguchi Takashi
Tình trạng: Đã hoàn thành
Tóm tắt nội dung:
Cùng theo chân Kazuma Azuma, một tên “hai lúa” chính hiệu vừa chân ướt chân ráo lên đất Tokyo để thực hiện ước mơ của đời mình:” Tạo ra được món Bánh mì Nhật Bản và làm rạng danh ngành làm bánh mì của đất nước”, trong khi tất cả những gì Kazuma có trong đầu chỉ là mấy món bánh cậu tự chế ở nhà, ngoài ra kiến thức bánh mì không gì ngoài con số 0 tròng trĩnh!
Cùng tìm hiểu xem Yakite!! Japan có gì hấp dẫn để biến nó thành bộ truyện tuổi thơ của bản thân Crow nói riêng và thế hệ 9x nói chung nhé  ~
+ Những tình tiết truyện thú vị:
Phải nói rằng không có bất cứ một trang nào của yakite!! Japan là mang lại cảm giác nhàm chán cho người đọc, giống như Vua bếp Soma, không khí trong Vua bánh mì luôn tràn ngập trong sự căng thẳng của các cuộc thi đấu, từ cuộc thi tuyển dụng vào tiệm bánh ở đầu truyện, rồi cuộc thi sát hạch, thi giành quyền ảnh hưởng cửa tiệm.. nhưng nếu nói về điểm khác biệt tạo nên sức cuôn hút riêng cho Vua bánh mì, có lẽ nói tới mai chẳng hết ( nhưng mình sẽ ráng thử=)) một trong số đó là những món bánh mì Nhật do Kazuma làm ra, với số thứ tự lần lượt từ 1 tới.. 61, có ai là không tò mò món bánh tiếp theo Kazuma làm là gì, khi chúng đánh bại tất cả mọi đối thủ trong cuộc thi, nhưng có lẽ, thứ làm cho những món bánh gây tò mò và khiến bộ truyện thú vị đến vậy, là nhờ những phản ứng kì cục đến từ giám khảo Ryou Kuroyanagi, tên giám khảo khó tính mà ai cũng ghét, hắn có thể trừ gần hết điểm một thí sinh chỉ vì người đó.. xấu trai, hoặc hôi, hoặc mập, blah blah.. thế nhưng một khi nếm món của nhân vật chính, mọi sự nghiêm túc hắn gây dựng đều bị phá vỡ, nhẹ nhất là ăn bánh sừng trâu ( hình giống mặt trăng) thì uốn mình như mặt trăng, còn nặng nhất là ăn Bánh mì Nhật số 44 thì.. spoil trước mất vui=) nhưng đây chắc chắn là màn chấm điểm đẳng cấp và khủng khiếp nhất từ trước đến nay! Càng về sau, các màn chấm điểm càng “ảo” và thú vị, và tất nhiên giám khảo cũng càng “khổ” hơn, việc xem một kẻ khó chịu như giám khảo Ryou bị vỡ hình tượng quả thực không gì giải trí bằng=)
+ Dàn nhân vật trong Yakiate!! Japan có thể không quá nhiều, nhưng mỗi người đều có những cá tính rất riêng, vừa thú vị mà lại có phần thực tế giúp người đọc dễ đồng cảm.
Từ những trang truyện đầu tiên, chúng ta được làm quen với Kazuma - cậu bé với tính cách và ngoại hình đặc trưng của một main chính Shonen – mái tóc bờm xờm, tính cách ngô nghê, lạc quan cùng giấc mơ viễn vông và ngây thơ như của một dứa trẻ, và cũng ngay lập tức, ta cảm thấy thích cậu và muốn thấy cậu hoàn thành ước mơ viễn vông ấy! Kazuma sở hữu năng lực đặc biệt để làm bánh, đó là bàn tay thái dương – bàn tay có độ ấm thích hợp cho việc lên men- năng lực ấy dù nghe có vẻ hay ho nhưng không được sử dụng hay xuất hiện quá nhiều suốt bộ truyện, thứ giúp Kazuma làm ra những chiếc Bánh mì Nhật ngon tuyệt vẫn là sự sáng tạo, tinh thần kiên trì không ngại thử thách của một thợ làm bánh mì thực thụ, có lẽ “lạc quan” là từ miêu tả tính cách của Kazuma đúng nhất, ta ít khi thấy cậu tuyệt vọng hay chán nản, nhở có cậu mà cả bộ truyện luôn tràn ngập sự thú vị và bất ngờ, Kazuma đầy năng lượng hệt như bản thân bộ truyện vậy!
Nhân vật số 2 của truyện chắc chắn là Kawachi Kyosuke, trái ngược hẳn với Kazuma, Kawachi là một tên rất mưu mô và hay tính toán, đồng thời có vốn kiến thức rất sâu rông về bánh mì, có thể lúc đầu người đọc không mấy thiện cảm khi Kawachi liên tục chơi xấu và lợi dụng Kazuma, nhưng rồi nhận ra cậu cũng có hoài bão, có khả năng và chăm chỉ không kém ai, nếu Kazuma là Goku thì Kawachi sẽ là Vegeta, một kẻ luôn xếp sau và luôn cố gắng để một ngày sẽ vượt qua main chính. Kế đến là Tsukino Azusagawa, con gái chủ nhãn hiệu bánh mì Pantasia, một nhân vật hiền lành và không quá nổi bật, tuy nắm giữ nhiều bí mật và có thân phận không đơn giản, “sư phụ” của cô, Ken Matsuhiro, đồng thời là sư phụ của tên giám khảo khó tính Ryou, là một ông chú trung tuổi có kiểu đầu Afro quái dị và có tính cách quái dị không kém, dù trông lực lưỡng và có vẻ nguy hiểm nhưng lại phục vụ gây hài là chính, lâu lâu khạc được vài câu khuyên nhủ xong cũng lặn đi dâu mất. Còn rất nhiều những nhân vật thú vị khác như Shigeru Kanmuri, động đội sau này của team Kazuma, hay Yuiichi Kurusaki, chủ tiệm bánh St Pierre, người đã truyền cảm hứng cho Kazuma trở thành thợ bánh mì,.. đều được thiết kế với sự đa dạng trong tính cách cũng như ngoại hình khiến người đọc không bị nhàm chán.
+ Những sự sáng tạo “độc nhất vô nhị”:
Hashiguchi Takashi thực sự là một mangaka rất giỏi, trước hết là từ khả năng vẽ, khi mà những ổ bánh mì trong truyện đều được vẽ rất đẹp và chăm chút tỉ mỉ y như thật, thiết kế nhân vật cũng rất tốt khi đã gợi lên phần nào tính cách, khi Kazuma trông như con gái, tượng trưng cho sự nhạy cảm và có phần thiếu sức mạnh, Matsuhiro với thân thể cao lớn, đen xì từ đầu tới chân, nhìn vô là biết thứ dữ, không nên đụng vô,.. nhưng điều tuyệt vời nhất ở ông với cương vị họa sĩ chính là những trang truyện đầy năng lượng, biểu cảm và chuyển động nhân vật vô cùng đa dạng, dù cho không biết đọc đi nữa cũng thấy thú vị khi xem những trang truyện của ông, bởi tự thân cử động nhân vật đã cho thấy nội dung của câu chuyện cả rồi. Đó chính là thứ dễ thấy nhất để tách biệt một mangaka chuyên nghiệp và nghiệp dư.
Ở khía cạnh kể chuyện, Takashi đã cân bằng rất tốt giữa yếu tô hài và hiện thực trong truyện của mình. Trong truyện có chứa yếu tố Seinen và có hơi Dark khi ta đào sâu vào quá khứ nhân vật, tuy nhiên tác giả chưa bao giờ đẩy nó đi quá xa và khiến câu chuyện chùng xuống, ông luôn biết cách tiết chế để giữ Yakite!! Japan theo hướng hài đậm giải trí, một chút seinen thêm vào cũng chỉ là để tạo sự đồng cảm cho nhân vật, thêm nữa, mình cũng đánh giá cao việc lượng thông tin về món ăn được đưa vào là vừa đủ, không quá nhiều khiến đọc giả thấy nhàm chán, mà cũng không thiếu bước nào cho bạn có thể thực hành làm bánh tại nhà ( tác giả đã làm thử cái bánh mì nhật số 2 và nuốt không nổi=)) nhiều câu đùa trong truyện là từ việc chơi chữ, tự tiêu đề cũng là chơi chữ rồi (pan trong ja-pan là bánh) nên nhiều khi đọc truyện mình cũng khá hoang mang không hiểu gì, nhưng cứ tới lúc Kuroyanagi chấm điểm là lại cười sằng sặc=) điểm tách biệt manga với phim ảnh là ở chỗ manga không yêu cầu tính hiện thực cao, có lẽ vì vậy mà càng về sau bộ truyện càng ảo hơn nhưng vẫn không bị gượng gạo và duy trì tính gây hài, tác giả Takashi Hashiguchi đã vận dụng đặc tính này rất tốt trong truyện của mình, đọc Yakite!! Japan để giải trí thì quả thật không còn gì hợp hơn.
Kết: Hy vọng vài dòng review ngắn ngủi phía trên sẽ khiến bạn thấy hứng thú và tìm đọc Vua bánh mì, bởi tin mình đi, nhiều khả năng là bạn sẽ không thể dứt nó ra được đâu, một khi đã cầm chap 1 lên và.. đọc!
#Crow

Nhận xét

Bài đăng phổ biến