[PHÂN TÍCH THE DRIFTING CLASSROOM] (Có Spoil)
Nếu đã là fan hâm mộ dòng manga kinh dị Nhật Bản, hẳn bạn sẽ khó mà chưa từng nghe qua cái tên Umezu Kazuo, một mangaka có phong cách vẽ rất đặc trưng cùng nội dung sáng tạo và gây ám ảnh cho người đọc. Vậy nên, hôm nay mình sẽ viết về một bộ truyện mình thích nhất của ông, đó là "The Drifting Classroom".
Tác phẩm: The Drifting Classroom
Tác giả: Umezu Kazuo
Thể loại: siêu nhiên, viễn tưởng, kinh dị
Tác giả: Umezu Kazuo
Thể loại: siêu nhiên, viễn tưởng, kinh dị
Nội dung:
Trường tiểu học Yamato đột nhiên bị dịch chuyển tới một nơi kì lạ, bao quanh bởi sa mạc mênh mông cùng những loài sinh vật kì bí. Sho Takamatsu cũng là một nạn nhân của sự kiện đó, cậu cùng các bạn mình nhanh chóng nhận ra bản thân đã bị dịch chuyển đến tương lai, nơi trái đất đã gần như hoàn toàn bị hủy hoại. Giờ đây, các học sinh trong trường phải đoàn kết để tìm cách quay về thế giới cũ, đồng thời vật lộn để sinh tồn trong chốn địa ngục trần gian này.
Cảm nhận:
-Đôi nét về nhân vật chính:
The Drifting Classroom là câu chuyện được thuật lại dựa trên cuốn nhật kí của Sho Takamatsu - cậu học sinh mắc kẹt trong trường, đồng thời là nhân vật chính - dành cho mẹ mình. Trước khi biến cố xảy ra, nhân vật Sho được xây dựng như một cậu bé tốt bụng, hiếu thảo qua việc cậu chọn mua chiếc đồng hồ tặng mẹ thay vì món đồ chơi mình yêu thích (dù chiếc đồng hồ ấy đã bị cán nát khi bị đánh rơi), tuy nhiên vẫn còn phần ngỗ nghịch của một đứa trẻ khi hỗn hào với mẹ chỉ vì mấy viên bi nhỏ nhặt, nhưng đâu ngờ rằng, đó là lần cuối cùng cậu gặp mẹ mình. Điều ấy khiến cậu ân hận mãi sau này và cũng là lí do xuyên suốt bộ truyện đã thúc đẩy cậu sinh tồn và tìm cách trở về nhà..
Emiko Takamatsu: Mẹ của Sho, là người đau buồn nhất bởi sự ra đi của con trai, bà tuyệt vọng đi tìm cách giúp con trai mình mỗi khi nghe thấy tiếng cầu cứu và là người đã giúp trường Yamato sống sót hết lần này đến lần khác.
Yu(Yuichi):Cậu bé 3 tuổi tình cờ bị mắc kẹt trong trường khi đang chờ Sho, và là người duy nhất trở lại được với gia đình, cậu là người chuyển cuốn nhật kí Sho viết cho mẹ mỉnh ở tương lai và đã hứa sẽ giúp mọi người bị kẹt quay trở lại.
Ngoài ra còn có Nishi Ayumi, Cô bé có khả năng ngoại cảm, là cầu nối giúp kết nối giữa Sho và mẹ mình ở quá khứ, tình cờ cũng có người bạn là Nakata có năng lực siêu nhiên, Otomo, bạn thân nhất của Sho và Sakiko, cô bé luôn bên cạnh Sho dù chuyện gì xảy ra, nhưng mình sẽ không đào sâu quá nhiều vì họ không quá nổi bật và đóng vai tró quá lớn trong truyện.
Emiko Takamatsu: Mẹ của Sho, là người đau buồn nhất bởi sự ra đi của con trai, bà tuyệt vọng đi tìm cách giúp con trai mình mỗi khi nghe thấy tiếng cầu cứu và là người đã giúp trường Yamato sống sót hết lần này đến lần khác.
Yu(Yuichi):Cậu bé 3 tuổi tình cờ bị mắc kẹt trong trường khi đang chờ Sho, và là người duy nhất trở lại được với gia đình, cậu là người chuyển cuốn nhật kí Sho viết cho mẹ mỉnh ở tương lai và đã hứa sẽ giúp mọi người bị kẹt quay trở lại.
Ngoài ra còn có Nishi Ayumi, Cô bé có khả năng ngoại cảm, là cầu nối giúp kết nối giữa Sho và mẹ mình ở quá khứ, tình cờ cũng có người bạn là Nakata có năng lực siêu nhiên, Otomo, bạn thân nhất của Sho và Sakiko, cô bé luôn bên cạnh Sho dù chuyện gì xảy ra, nhưng mình sẽ không đào sâu quá nhiều vì họ không quá nổi bật và đóng vai tró quá lớn trong truyện.
-Sự khắc nghiệt của thế giới tương lai
Ngay từ khi xuất hiện, bối cảnh của thế giới mới đã được khắc họa vô cùng đáng sợ qua nét vẽ tỉ mẫn của Umezu Kazuo, một hoang mạc rộng lớn kéo dài tới tận chân trời, cùng với đám mây đen nghịt miêu tả bầu không khí ngày tận thế vô cùng thuyết phục và ảm đạm, chỉ nhìn thấy nó thôi và ta có thể biết rằng không thứ gì có thể sống sót trên mảnh đất hoang vu cằn cỗi này được, Sho chợt nhận ra mình đã rơi vào một địa ngục thật sự.
Phải nói rằng, tác giả Umezu Kazuo rất thông minh khi lấy trẻ em làm nhân vật chính trong truyện của mình, còn gì làm nổi bật sự kinh dị và tàn nhẫn của thế giới hơn là đặt nó với một thứ đối nghịch là sự ngây thơ, trong sáng của lũ trẻ? Thêm vào đó, cách mà ông xây dựng câu chuyện thật sự rất gây ám ảnh, không phải bởi sự khắc nghiệt khi hầu như mọi nguồn sống như nước uống, thức ăn đều gần như bằng không, mà là bởi trong tình huống khắc nghiệt ấy, ta mới nhận ra bản chất thật của con người. Những kẻ yếu đuối sẽ chọn cách tự sát để trốn tránh thực tại, kẻ ích kỉ chỉ biết nghĩ cho bản thân thì sẵn sàng làm hại người khác miễn là mình được sống sót. Sekiya luôn được những đứa trẻ xem như một chú giao thức ăn tốt bụng, luôn tỏ ra thân thiện với mọi người, thế nhưng ngay khi lâm vào thế khó khăn, hắn sẵn sàng làm mọi thứ kể cả giết người để có đồ ăn. Rồi cả thầy Wakahara, hay thậm chí là Otomo, cậu bạn thân nhất của Sho, một khi bị đẩy đến giới hạn của sức chịu đựng, họ đều có thể phản bội những người xung quanh bất cứ lúc nào! Điều này chợt làm mình liên tưởng đến câu nói của Harvey Dent: Anh sẽ chết như một người hùng hoặc sống đủ lâu để thấy bản thân mình trở thành kẻ xấu! Ngay cả nhân vật chính là Sho cũng từng lỡ tay giết chết một cậu bạn trong trường, điều đó cho thấy tình huống mà nhóm bạn trải qua khắc nghiệt đến nhường nào.
Phải nói rằng, tác giả Umezu Kazuo rất thông minh khi lấy trẻ em làm nhân vật chính trong truyện của mình, còn gì làm nổi bật sự kinh dị và tàn nhẫn của thế giới hơn là đặt nó với một thứ đối nghịch là sự ngây thơ, trong sáng của lũ trẻ? Thêm vào đó, cách mà ông xây dựng câu chuyện thật sự rất gây ám ảnh, không phải bởi sự khắc nghiệt khi hầu như mọi nguồn sống như nước uống, thức ăn đều gần như bằng không, mà là bởi trong tình huống khắc nghiệt ấy, ta mới nhận ra bản chất thật của con người. Những kẻ yếu đuối sẽ chọn cách tự sát để trốn tránh thực tại, kẻ ích kỉ chỉ biết nghĩ cho bản thân thì sẵn sàng làm hại người khác miễn là mình được sống sót. Sekiya luôn được những đứa trẻ xem như một chú giao thức ăn tốt bụng, luôn tỏ ra thân thiện với mọi người, thế nhưng ngay khi lâm vào thế khó khăn, hắn sẵn sàng làm mọi thứ kể cả giết người để có đồ ăn. Rồi cả thầy Wakahara, hay thậm chí là Otomo, cậu bạn thân nhất của Sho, một khi bị đẩy đến giới hạn của sức chịu đựng, họ đều có thể phản bội những người xung quanh bất cứ lúc nào! Điều này chợt làm mình liên tưởng đến câu nói của Harvey Dent: Anh sẽ chết như một người hùng hoặc sống đủ lâu để thấy bản thân mình trở thành kẻ xấu! Ngay cả nhân vật chính là Sho cũng từng lỡ tay giết chết một cậu bạn trong trường, điều đó cho thấy tình huống mà nhóm bạn trải qua khắc nghiệt đến nhường nào.
-Hy vọng của những đứa trẻ
Xuyên suốt cả bộ truyện, người duy nhất không chịu ảnh hưởng bởi những sự xấu xa trên có chăng chỉ mình bé Yu. Yu hiện lên như một đứa trẻ ngây thơ, trong sáng nhưng vô cùng lanh lợi, cậu giống như một biểu tượng của niềm hi vọng mà Sho cùng các bạn ra sức bảo vệ, họ dành hết tình thương, sự chăm sóc cho Yu giống như đang chăm sóc cho phần hi vọng nhỏ nhoi còn sót lại của mình, cố giữ cho tờ giấy trắng không bị vấy bẩn. Một trong những điều quan trọng nhất của các đứa trẻ trong truyện là hình tượng người mẹ, với những đứa nhóc tiểu học thì tình mẫu tử chính là thứ tình cảm sâu đậm và gắn bó nhất! Ăn cũng mẹ nấu, học cũng mẹ dạy, cả việc thức dậy buổi sớm cũng nhờ mẹ nhắc, mọi thứ trong cuộc sống đều có bóng dáng mẹ phía sau bảo ban, có lẽ nhờ thứ tình cảm thiêng liêng đó đã tạo nên sợi dây kết nối không thể đứt giữa Sho và mẹ mình, vượt qua khoảng cách của không gian và thời gian. Nhờ sự trợ giúp của cô bé Nishi, Sho có thể liên lạc về quá khứ với mẹ, giúp cả trường thoát chết trong nhiều tình huống ngàn cân treo sợi tóc, từ việc để con dao găm vào tường khách sạn cho Sho có thể dùng nó đâm chết thầy Wakamura ở tương lai, cho tới để thuốc chữa bệnh vào trong xác chết cho học sinh trường Yamato thoát khỏi cơn dịch bệnh, người mẹ sẵn sàng làm mọi thứ để con mình được bình an, và lũ trẻ cũng cảm nhận được điều đó nên xem tượng mẹ Sho như một vị thần, như một niềm hi vọng vào một ngày không xa mình lại được trở về trong vòng tay mẹ giống trong mơ..
-Thông điệp của truyện
Ngoài con người và sự khắc nghiệt của thế giới ra, cũng có những thứ đóng vai trò phản diện khác như là con quái vật trong tưởng tượng của Nakata (bạn của cô bé ngoại cảm Nishi) đột nhiên biến thành sự thật và giết người, nhưng mình sẽ không đi sâu vào vấn đề này vì có lẽ đó chỉ là một chi tiết để tác giả Uzume giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, loài quái vật đáng chú ý hơn chính là những con quỉ với hình thù kì dị có một mắt trên thân mình, chúng chính là loài người tiến hóa thành để thích nghi với thế giới mới, thế giới mà con người cũ đã hủy hoại để phục vụ cho lợi ích riêng, những cánh rừng bị chặt bỏ và thay thế bởi nhà cao tầng, thế giới bị sa mạc hóa, hay cả một công viên giải trí do con người tốn hàng tỉ để xây dựng nên, đáng lẽ là một nơi đầy vui vẻ và tiếng cười thì khi thế giới tàn lụi cũng chỉ là đống sắt vụn gieo rắc nỗi kinh hoàng. Từ đây, chủ đề chính của bộ truyện dần bộc lộ rõ nét hơn, đó là hậu quả của việc tàn phá môi trường để xây dựng những thứ phù phiếm dẫn đến việc thế hệ mai sau (thế hệ của sho) là những người phải gánh chịu, từ căn bệnh dịch hạch, không khí ô nhiễm hay việc bị "người tiến hóa" ăn thịt đều do người ở thời đại Sho gây nên, một chủ đề không bao giờ cũ dù đã là năm 2019, thậm chí nó còn trở nên nóng hơn bao giờ hết, từ đó đặt ra câu hỏi:" Liệu thế hệ trẻ có chạy trốn khỏi những hệ quả ấy để trở về cuộc sống ấm no lúc trước (thời quá khứ) hay không?"
-Kết truyện
Sau khi tìm ra cách quay trở về quá khứ, Sho và các bạn được thắp lên niềm tin rằng mình có thể quay trở về nhà, nhưng KHÔNG! Mọi nỗ lực đều đã thất bại, các bạn nhỏ của chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bị kẹt lại chốn này mãi mãi..
Vài bạn cho rằng đây là cái kết buồn, vì mới trước kia thôi, những đứa trẻ còn đang sướt mướt đòi về nhà thì nay mọi hi vọng đều tan biến và tất cả (trừ Yu) đều phải chấp nhận số phận bi thảm phía trước, nhưng không phải vậy! The Drifting Classroom không chỉ là câu chuyện lên án sự tàn phá thiên nhiên của con người, mà còn là câu chuyện về sự trưởng thành, Sho cùng các bạn sau khi trải qua muôn vàn thử thách đã trở nên mạnh mẽ hơn, sau khi thấy chim chóc và cây cối vẫn có thể sinh trưởng đã lại trở nên tràn trề hi vọng, Sho tìm ra cho mình một lí do cho toàn bộ sự việc này, đó là Sho và các bạn là những người được chọn! Đúng vậy, cậu dõng dạc tuyên bố rằng mình và các bạn đã được chọn giữa hàng tỉ người để gửi đến tương lai, với vai trò như nhũng hạt giống của hi vọng hồi sinh lại trái đất. Tác giả cũng đã tiếp thêm hi vọng ấy bằng số lương thực gửi từ vũ trụ, như một minh chứng rằng rồi đây, những người trẻ ấy sẽ thành công, thế giới sẽ được cải tạo lại một lần nữa và nhanh thôi, trái đất lại được phủ xanh. Nhìn cách Yu tự đạp xe về nhà mà không cần ai giúp đỡ, ta càng vững tin Yu sẽ gánh vác thành công sứ mệnh đè nặng trên vai và trở thành thủ tướng giúp ích cho đất nước.
Vài bạn cho rằng đây là cái kết buồn, vì mới trước kia thôi, những đứa trẻ còn đang sướt mướt đòi về nhà thì nay mọi hi vọng đều tan biến và tất cả (trừ Yu) đều phải chấp nhận số phận bi thảm phía trước, nhưng không phải vậy! The Drifting Classroom không chỉ là câu chuyện lên án sự tàn phá thiên nhiên của con người, mà còn là câu chuyện về sự trưởng thành, Sho cùng các bạn sau khi trải qua muôn vàn thử thách đã trở nên mạnh mẽ hơn, sau khi thấy chim chóc và cây cối vẫn có thể sinh trưởng đã lại trở nên tràn trề hi vọng, Sho tìm ra cho mình một lí do cho toàn bộ sự việc này, đó là Sho và các bạn là những người được chọn! Đúng vậy, cậu dõng dạc tuyên bố rằng mình và các bạn đã được chọn giữa hàng tỉ người để gửi đến tương lai, với vai trò như nhũng hạt giống của hi vọng hồi sinh lại trái đất. Tác giả cũng đã tiếp thêm hi vọng ấy bằng số lương thực gửi từ vũ trụ, như một minh chứng rằng rồi đây, những người trẻ ấy sẽ thành công, thế giới sẽ được cải tạo lại một lần nữa và nhanh thôi, trái đất lại được phủ xanh. Nhìn cách Yu tự đạp xe về nhà mà không cần ai giúp đỡ, ta càng vững tin Yu sẽ gánh vác thành công sứ mệnh đè nặng trên vai và trở thành thủ tướng giúp ích cho đất nước.
Nét vẽ, cách kể chuyện và một số khuyết điểm:
Phải nói rằng Umezu Kazuo có cách vẽ người hơi tương đồng với comic phương tây, trừ việc ông luôn chăm chút phác nét cho bối cảnh và nhân vật, do vậy qua từng khung truyện ta đều thấy được sự tỉ mẩn trong công việc của Umezu-sensei. Ông dùng rất nhiều cách để tạo kịch tính qua nét vẽ, đầu tiên là tạo nhiều panel trong một trang để đẩy tiết tấu đọc đi nhanh, sử dụng bóng thoại dạng nhím rất nhiều gây căng thẳng, thêm nữa là biểu cảm nhân vật hầu hết luôn ở trạng thái há hốc miệng vẻ tức giận hoặc hoảng sợ. Những điều đó cộng với việc các tình tiết hấp dẫn được đưa vào dồn dập sẽ khiến người đọc không thể rời mắt khỏi truyện và đọc một vèo hết 43 chap. Phải công nhận rằng cốt truyện nơi lũ trẻ buộc phải sinh tồn chốn hoang mạc mà không có sự trợ giúp người lớn là một ý tưởng đắt giá và đầy thú vị! Tuy nhiên, việc liên tục ném ra tình tiết căng thẳng sẽ khiến những tình tiết ấy khó đọng lại mà trở nên dễ quên (đôi khi gây khó chịu), những khoảng nghỉ là cần thiết để đào sâu vào tâm lí nhân vật và giúp họ trở nên đáng nhớ, ngoài ra những đứa trẻ trong truyện mang lại chút cảm giác gì đó không đúng lắm ( còn bé mà biết làm máy phát điện, phẫu thuật,vv) khi mang lại cảm giác trưởng thành quá so với tuổi. Cốt truyện phụ của mẹ Sho cũng chưa khai thác hết tiềm năng của nó, khi sự tương tác giữa hai người là khá ít ỏi, chỉ đóng vai trò như phao cứu sinh trong những lúc hoạn nạn. Nhìn chung, những khuyết điểm ấy không ảnh hưởng quá nhiều đến mạch truyện chính và thông điệp mà truyện muốn truyền tải, "Lớp học phiêu lưu" vẫn xứng đáng là tác phẩm đoạt giải Shogakukan Manga!
Kết: Được ra đời từ hơn 50 năm trước, tác phẩm của Umezu Kazuo vẫn được xếp vào hàng kinh điển của manga kinh dị Nhật không chỉ vì sự khiếp sợ mà còn bởi thông điệp vượt thời gian mà nó mang lại, vì biết đâu vào một ngày không xa, trái đất lại trở thành một địa ngục như trong The Drifting Classroom thì sao?
Nhận xét
Đăng nhận xét