[HAYAO MIYAZAKI – TỪ HOẠT HÌNH ĐẾN ĐỜI SỐNG]
Có rất nhiều điều ở phim của Hayao Miyazaki khiến chúng ta mê đắm, việc lựa chọn ra một phim yêu thích nhất của ông có lẽ là công việc khó khăn nhất, bởi khoảnh khắc bạn chọn ra bất kì tác phẩm nào cũng là khoảnh khắc bạn bị cuốn đi bởi sự lãng mạn, những chuyến phiêu và tình bạn, cùng với đó là những sinh vật huyền bí chỉ có trong trí tưởng tượng và những nhân vật cuốn hút đến kì lạ! Nhưng thứ đã kết nối những thứ ta yêu lại với nhau và lấp đầy thế giới này với sự sinh động, chính là không gian mà những sinh vật, nhân vật sinh sống và âm thanh đã định nghĩa những không gian ấy.
Mỗi tác phẩm của Miyazaki từ khung cảnh mở đầu đã định hình nên một chất riêng cho âm thanh của tác phẩm ấy, như một “chữ kí”, một nét riêng phát triển xuyên suốt bộ phim. "My Neighbor’s Totoro" sở hữu những âm thanh yên bình nhất, nó mang lại bầu không khí lộng gió mát và đầy cây xanh, bối cảnh được lấp đầy với sự xuất hiện của côn trùng, chim chóc, thiên nhiên được đưa làm ưu tiên hàng đầu. Nhưng rồi sau đó, những âm thanh tự nhiên ấy biến mất nhường chỗ cho nhưng hiệu ứng âm thanh tương phản hoàn toàn đến từ Totoro và những linh hồn rừng khác, mang chất “hoạt hình” và kì ảo nhiều hơn. Mặt khác, "Princess Mononoke" lại sử dụng âm thanh để làm nền cho tính tàn bạo của mình, thế giới của Mononoke là thế giới của máu và lửa, của sức mạnh và bạo lực, mỗi cảnh hành động của phim đều khắc họa xuất sắc một cảm giác sự bùng nổ bị dồn nén và đầy dữ dội. Âm thanh là thứ đã mang đến sức mạnh và tạo đà cho những khung cảnh ấy tỏa sáng, đưa vào chúng một nguồn năng lượng đầy kích động.Trong cảnh Ashitaka giương cung bắn, mũi tên của anh tạo tiếng rít gió mạnh tới nỗi ta cảm giác như nó có thể chẻ đôi một người đàn ông, những tiếng vung dao như xé toạc không gian chớp nhoáng và nguy hiểm. Tiếng nổ lớn đến mức tim người xem như ngừng đập kịp truyền cho ta sự sợ hãi trước khi nó biến mất vào khoảng không. Sự hủy diệt được khắc họa rõ nét trong phim đã tạo tác động không hề nhỏ tới thế giới tự nhiên, trong khi Totoro chỉ nhẹ nhàng đặt bầu không khí thanh bình của thiên nhiên vào cùng chút hiệu ứng âm thanh phong cách “hoạt hình” đầy tinh nghịch. Mononoke tương phản sự yên tĩnh ấy với tiếng ồn của xung đột bạo lực kéo dài giữa thiên nhiên và sự phát triển công nghiệp.
Âm thanh có thể làm được nhiều thứ, nó là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất của nhà làm phim, chúng ta có thể dung nó để truyền tải những sắc thái, xây dựng bầu không khí và duy trì ảo giác của chuyển động bằng cách đánh lừa người xem, khiến họ nghĩ rằng họ thấy nhiều hơn thực tế. Bạn có thể thấy, Miyazaki thường chỉ tạo hoạt họa trên mỗi fram 2 hay 3, nghĩa là bạn chỉ có thể thấy bức vẽ mới sau mỗi giây hoặc frame hình thứ 3, và sự thực thì trên giấy có vẻ như hoạt ảnh sẽ trở nên rời rạc và không được liên tục, và chắc chắn không được mượt mà như hoạt ảnh trong phim Akira, nhưng nhờ vào những âm thanh liên tục đã giúp những khung cảnh ấy trở nên sống động, và như tôi đã nói, nó đánh lừa não bạn và khiến bạn nghĩ mình thấy nhiều hơn là một bức ảnh tĩnh. Bằng cách điền vào những khoảng trống đó, âm thanh là thứ tạo nên kết cấu cho hoạt ảnh, nó cũng chính là chiều sâu của một hình ảnh vốn chỉ có chiều dài và chiều rộng.Nhờ âm thanh, bạn có thể cảm nhận sự lạo xạo của cỏ, trọng lượng của chiếc máy bay, không chỉ nhìn thế giới thôi mà bạn thậm chí còn sống trong nó nữa!
Nếu bạn chỉ xem bản lồng tiếng anh những phim cũ của Ghibli, sẽ có rất nhiều yếu tố kết cấu trong cách xây dựng thế giới bị bỏ qua, tôi sẽ đưa ra một ví dụ, trong một cảnh của Castle In The Sky, hai phiên bản gồm bản gốc và lồng tiếng có sự khác nhau rõ rệt, ở bản lồng tiếng không chỉ có sự thêm vào của tiếng nhạc, mà còn là sự thiếu vắng của tất thảy mọi thứ tạo nên kết cấu về thứ ta theo dõi:Tiếng gió, tiếng thét, tiếng súng nổ, mọi chút của thông tin được đưa vào bởi nhà soạn nhạc Joe Hisaishi, người đã sáng tác cho từng bộ phim của Miyazaki nói rằng trong suốt quá trình phân phối phim của Bắc Mỹ cho Lâu Đài Trên Không. Nhân viên Disney nói ông rằng khán giả phương Tây sẽ thấy không thoải mái nếu không có nhạc trong hơn 3 phút, nên ông đã phải kéo dài bản âm thanh 60 phút cho bộ phim dài hơn 2 tiếng thành bản âm thanh dài 90 phút. Vậy nên những khoảng lặng kéo dài từ 7-8 phút của phim hay những đoạn “giải thoát” khỏi âm thanh đều bị chôn vùi dưới những đoạn nhạc thêm vào hoặc bị dỡ bỏ thẳng thừng. May mắn thay Miyazaki đã đặt dấu chấm hết cho những thay đổi này và thay thế bằng những phiên bản gần đây hơn.Nhưng nếu bạn lớn lên cùng với bản phim Ghibli lồng tiếng Anh thì rất có thể bầu không khí đầy tinh tế và cách xây dựng thế giới thanh bình sẽ bị bỏ lỡ, vậy nên tôi sẽ khuyến khích các bạn trở lại xem chúng ở dạng nguyên bản,bạn có thể sẽ khám phá ra những điều mới mẻ từ những trải nghiệm này đấy, thêm nữa giọng lồng tiếng bản gốc cũng ngầu hơn nhiều!
Thiết kế âm thanh là một loại ngôn ngữ không cần thông dịch hay phụ đề, thật không may nhiều nhà làm phim hoạt hình điển hình không có nhiều sự tin tưởng vào tiềm năng kể chuyện của nó. Bạn thấy điều này quá thường xuyên trong nhiều sản phẩm của Disney, sự thiếu vắng của yếu tố môi trường xung quanh bởi công việc hậu kì âm thanh để tạo bầu không khí luôn bị xem nhẹ để nhường chỗ cho nhạc phim, bạn có thể nghe tiếng nhạc trong mỗi khung hình phim Disney, và dường như những bộ phim này chưa từng có cơ hội để “thở”. Mặt khác, bản nhạc của Joe Hisaishi lại quá tốt để bị sử dụng tùy tiện, bạn không hề cảm thấy phát ngán vì nhạc ông không phải cứ mổi giây lại cất lên một lần, mà được hạn chế sử dụng và mỗi lần sử dụng đều có chủ đích, đó là lí do âm nhạc trong phim Ghibli có sức mạnh rất lớn khi nó xuất hiện và thật đáng nhớ sau khi đã đi mất. Còn những bản nhạc trong phim Disney, mặc dù được sáng tác hay hết mức có thể nhưng lại bị dung như một miếng bang keo cá nhân để che đi sự thiếu vắng của hiệu ứng âm thanh hoặc sự ít ỏi của môi trường xung quanh
Trong những phim như “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà”, khán giả chỉ thấy được lớp vỏ ngoài nghèo nàn, các đám đông lớn bằng CGI gồm các quần chúng vô cảm không khác gì những con robot chỉ biết lặp lại những gì đã được cài đặt. Đó là một cách rẻ tiền và hiệu quả để bán cho người xem ảo tưởng về một thành phố nhộn nhịp, nhưng khi xem xét kĩ lưỡng các cảnh quay thì lại trông vô cùng giả. Disney có một trong những tiền cảnh đẹp nhất trong ngành phim hoạt hình (foreground), đó là điều không thể phủ nhận, vậy nên thật đáng hổ thẹn khi hậu cảnh(Background) lại tệ không chịu được. Quần chúng không phải là một đám người đáng thương không có mặt mũi, họ đã tạo nên xã hội này, thế nên hãy vẽ họ cho đàng hoàng! (Hayao Miyazaki) Đạo diễn Spirited Away Không bao giờ đối xử hậu cảnh(Background) như một hậu cảnh. Trong phim Ghibli, chúng ta thấy hàng tá nhân vật với biểu cảm và được khắc họa rõ ràng trên màn hình, một vài người chỉ xuất hiện vài giây nhưng họ có cả linh hồn và tính cách riêng! Cả khung hình có hướng đi rõ ràng là nhờ điều ấy. Họ không chỉ là những nét bút chì được phác thảo trên giấy, những cộng đồng này tạo cảm giác như họ thật sự sống chứ không chỉ là những hình vẽ nhà ở rồi đặt người lên, hang tram những chuyển động được hoạt họa cực kì chi tiết với hang tram tiếng động nhỏ theo sau. Những đường chỉ tuyệt đẹp của không gian, âm thanh và chuyển động, tất cả đều được đan lại tạo thành tấm vải mang tên cuộc sống. Âm thanh cũng là thông tin, vậy nên ta có thể học thêm nhiều thứ về không gian và cách nó tạo ra tiếng động, và nếu bạn lắng nghe đủ kĩ, âm thanh sẽ trở thành công cụ kể chuyện đầy thú vị.
Trong những phim như “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà”, khán giả chỉ thấy được lớp vỏ ngoài nghèo nàn, các đám đông lớn bằng CGI gồm các quần chúng vô cảm không khác gì những con robot chỉ biết lặp lại những gì đã được cài đặt. Đó là một cách rẻ tiền và hiệu quả để bán cho người xem ảo tưởng về một thành phố nhộn nhịp, nhưng khi xem xét kĩ lưỡng các cảnh quay thì lại trông vô cùng giả. Disney có một trong những tiền cảnh đẹp nhất trong ngành phim hoạt hình (foreground), đó là điều không thể phủ nhận, vậy nên thật đáng hổ thẹn khi hậu cảnh(Background) lại tệ không chịu được. Quần chúng không phải là một đám người đáng thương không có mặt mũi, họ đã tạo nên xã hội này, thế nên hãy vẽ họ cho đàng hoàng! (Hayao Miyazaki) Đạo diễn Spirited Away Không bao giờ đối xử hậu cảnh(Background) như một hậu cảnh. Trong phim Ghibli, chúng ta thấy hàng tá nhân vật với biểu cảm và được khắc họa rõ ràng trên màn hình, một vài người chỉ xuất hiện vài giây nhưng họ có cả linh hồn và tính cách riêng! Cả khung hình có hướng đi rõ ràng là nhờ điều ấy. Họ không chỉ là những nét bút chì được phác thảo trên giấy, những cộng đồng này tạo cảm giác như họ thật sự sống chứ không chỉ là những hình vẽ nhà ở rồi đặt người lên, hang tram những chuyển động được hoạt họa cực kì chi tiết với hang tram tiếng động nhỏ theo sau. Những đường chỉ tuyệt đẹp của không gian, âm thanh và chuyển động, tất cả đều được đan lại tạo thành tấm vải mang tên cuộc sống. Âm thanh cũng là thông tin, vậy nên ta có thể học thêm nhiều thứ về không gian và cách nó tạo ra tiếng động, và nếu bạn lắng nghe đủ kĩ, âm thanh sẽ trở thành công cụ kể chuyện đầy thú vị.
Vùng đất linh hồn có một trong những ví dụ yêu thích của tôi về cách xây dựng thế giới bằng âm thanh, khi Chihiro tiến đến phòng tắm của Yubaba lần đầu tiên sau khi lang thang qua một ngôi làng tĩnh lặng, bạn sẽ nhận ra Miyazaki đã hướng sự chú ý của ta vào 3 âm thanh riêng biệt để cắt ngang sự im ắng ấy: Tiếng lạch cạch của ống khói, tiếng gió lùa vào cửa sổ, tiếng nước cuồn cuộn từ dòng suối, đồng thời là điềm báo cho những nguyên tố và địa điểm mà Chihiro sắp đặt chân tới: Lửa của phòng đun nước, gió của ban công, nước của phòng tắm. Thế lực nguyên tố luôn đóng vai trò lớn trong tác phẩm của Miyazaki, được nhân hóa thông qua thiết kế âm thanh và được truyền cho một sức sống không khác gì nhân vật riêng trên màn ảnh, tiếng ríu rít của biển, tiếng thét của lửa, với cơn bão tuyết là tiếng rống. Nhưng phim Gió Thổi (The Wind Rises) đã đưa sự nhân hóa của những nguyên tố này lên một tầm cao mới bằng cách kết hợp giọng người thật vào bản phối, mọi thứ từ cơn gió, cơn động đất đến tiếng máy bay đều được tạo ra bởi âm thanh từ miệng người đàn ông tên Koji Kasamatsu, và cũng vì đây là bộ phim duy nhất của Miyazaki bắt nguồn từ nhân vật có thật trong lịch sử, vậy nên cần gì phải tách rời thực tế cơ chứ. Những khoảnh khắc mở đầu của "The Wind Rises" được thiết lập trong một giấc mơ đó có những tính chất của sự mơ mộng, kể cả âm thanh, nhưng khi Jiro tỉnh giấc, anh ta vẫn mang nó theo bên mình và giữ nó đến suốt cuộc đời.
Thế giới trong "The Wind Rises" được khám phá qua lăng kính của một người mơ mộng và có một bóp méo trong thế giới ấy, giọng người đã đưa ta khỏi giấc mơ để về với thực tại, câu chuyên hư cấu lịch sử được giữ cân bằng trên rìa của sự thật và mơ mộng giữa thời chiến, và được kể theo cách mang đậm dấu ấn của câu chuyện cổ tích, như thể Miyazaki đang bế chúng ta vào giường và kể cho ta nghe về "The Wind Rises" như một câu chuyện trước khi ngủ vậy. Nhưng cũng nhiều như việc tôi yêu người đàn ông này, chúng ta không thể đặt mọi gánh nặng lên vai ông, tôn thờ ông như người đã đặt dấu ấn của mình lên những tác phẩm của mình với cái giá là quên đi sự công nhận của cả đoàn làm phim và đóng góp của họ với những dự án này. Khi bạn đang đắm chìm vào những thước phim của Ghibli, hãy nhớ rằng ngoài những tên tuổi lớn ra vẫn còn đó một nhóm những nhà thiết kế âm thanh xuất sắc,kĩ thuật viên, ban hậu kì âm thanh và họa sĩ Background, tất cả đều làm việc trong âm thầm để mang sức sống cho môi trường trong phim, những người như Shigeharu Shiba, chỉ đạo âm thanh cho “Totoro”,” Castle in the sky” hay nghệ sĩ như Miki Yamaguchi người tạo ra toàn bộ những âm thanh chân thực mà bạn nghe thấy, hay bậc thầy như Kazuo Oga, người chịu trách nhiệm tô màu cho những bức Background chi tiết đến mức nhìn thôi cúng muốn toát mồ hôi. Những ngôi nhà, những âm thanh ấy, ở trên chỉ là vài người hung thầm lặng được xướng tên ở studio Ghibli mà thôi, công việc của họ là mạch máu của cả bộ phim nhưng lại thường xuyên bị lãng quên. Âm thanh chính xác là 1/3 những gì ta cảm nhận được về điện ảnh, 2 thứ còn lại là cái ta xem và cái ta cảm nhận, và chúng đều xứng đáng nhận được sự quan tâm đều nhau và sự chú ý của phần lớn các nhà làm phim.
Thế giới trong "The Wind Rises" được khám phá qua lăng kính của một người mơ mộng và có một bóp méo trong thế giới ấy, giọng người đã đưa ta khỏi giấc mơ để về với thực tại, câu chuyên hư cấu lịch sử được giữ cân bằng trên rìa của sự thật và mơ mộng giữa thời chiến, và được kể theo cách mang đậm dấu ấn của câu chuyện cổ tích, như thể Miyazaki đang bế chúng ta vào giường và kể cho ta nghe về "The Wind Rises" như một câu chuyện trước khi ngủ vậy. Nhưng cũng nhiều như việc tôi yêu người đàn ông này, chúng ta không thể đặt mọi gánh nặng lên vai ông, tôn thờ ông như người đã đặt dấu ấn của mình lên những tác phẩm của mình với cái giá là quên đi sự công nhận của cả đoàn làm phim và đóng góp của họ với những dự án này. Khi bạn đang đắm chìm vào những thước phim của Ghibli, hãy nhớ rằng ngoài những tên tuổi lớn ra vẫn còn đó một nhóm những nhà thiết kế âm thanh xuất sắc,kĩ thuật viên, ban hậu kì âm thanh và họa sĩ Background, tất cả đều làm việc trong âm thầm để mang sức sống cho môi trường trong phim, những người như Shigeharu Shiba, chỉ đạo âm thanh cho “Totoro”,” Castle in the sky” hay nghệ sĩ như Miki Yamaguchi người tạo ra toàn bộ những âm thanh chân thực mà bạn nghe thấy, hay bậc thầy như Kazuo Oga, người chịu trách nhiệm tô màu cho những bức Background chi tiết đến mức nhìn thôi cúng muốn toát mồ hôi. Những ngôi nhà, những âm thanh ấy, ở trên chỉ là vài người hung thầm lặng được xướng tên ở studio Ghibli mà thôi, công việc của họ là mạch máu của cả bộ phim nhưng lại thường xuyên bị lãng quên. Âm thanh chính xác là 1/3 những gì ta cảm nhận được về điện ảnh, 2 thứ còn lại là cái ta xem và cái ta cảm nhận, và chúng đều xứng đáng nhận được sự quan tâm đều nhau và sự chú ý của phần lớn các nhà làm phim.
Vậy nên, nếu bạn đang kiếm cớ để xem lại vài bộ phim Ghibli thì còn chần chừ gì nữa? Còn lúc nào thích hợp hơn bây giờ cơ chứ, hi vọng với một đôi tai mới và một cặp mắt mới, bạn sẽ được trải nghiệm lại chúng theo cách bạn chưa từng làm trước đây, và ai biết được.. có khi danh sách những phim bạn yêu thích sẽ trở nên dài hơn thì sao?
Trans:Crow
P/s Kênh Youtube Captainkristain là một kênh Youtube chuyên làm video essays chủ đề phim ảnh khá hay ~~ bạn nào mê phim nên ghé qua xem thử
Nhận xét
Đăng nhận xét