NOKIA: CÁI CHẾT CỦA NHÀ VUA


NOKIA
CÁI CHẾT CỦA NHÀ VUA



Nokia có hơn 150 năm lịch sử, hơn 50 năm trên top đầu thế giới, 40 năm thống trị ngành thiết bị điện tử và 12 năm thống trị thế giới mảng thiết bị di động, một con số khổng lồ của một của gã không lồ lạc lối, kẻ thích sống bằng những giấc mộng hơn là chấp nhận thực tế phũ phàng.

Con số mà Nokia thống trị đáng để liệt vào những tập đoàn có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử thế giới, đồng thời cũng là hãng thiết bị di động dẫn đầu thế giới trong một thời gian lâu đến như vậy từng ghi nhận. Giờ đây Nokia - kẻ mà đã từng đứng nhất ở mọi mặt, xác lập những kỉ lục vô tiền khoáng hậu, là ước mơ và là niềm tin tuyệt đối của hàng tỷ người tiêu dùng trên khắp thế giới đang phải hấp hối, và chạy theo những thành công mà đáng lẽ ra từ hơn 10 năm trước Nokia đã nên chạy theo như vậy.

Cuối năm 2013, CEO Ballmer và các cộng sự buồn bã phát biểu :”Chúng tôi chẳng làm gì sai, nhưng không hiểu sao chúng tôi vẫn thất bại”.

Sự chậm chạp, tư duy không đổi mới và cố đấm ăn xôi với những thứ được cho là dĩ vàng, Nokia một phần đã tự hại bản thân trước cuộc chạy đua công nghệ vào những năm đầu thế kỉ 21.

♦ Nokia đã phát triển/Tư Duy ra sao ?

Chúng ta đều biết trước năm 2007, tức là trước khi thế giới định nghĩa lại smartphone theo một cách hoàn toàn mới, mỏng, nhẹ, một hệ điều hành có tính tương tác cao với người sử dụng, thì cách đó chỉ trong vòng 8 năm trước smartphone lại định nghĩa hoàn toàn khác.

Smartrphone của thuở hàn vi được định nghĩa là nghe, gọi, chơi game được lập trình đơn giản với đỉnh cao là trò chơi rắn săn mồi, cao cấp hơn có thể chụp ảnh và nghe nhạc, và yếu tố quan trọng nhất kiểu dáng phải đẹp và bền, nghe chẳng khác gì một chiếc điện thoại “đập đá của thế giới công nghệ thời bây giờ”. Tuy nhiên, người tiêu dùng đã ngộ nhận ra được rằng chỉ có phần mềm là cốt lõi của cụm từ smartphone, tuy nhiên sự đòi hỏi, và ý thức vẫn chưa tới nơi tới chốn dẫn đến sự thiếu hoàn chỉnh của thế giới di động trong năm tháng chuyển giao đầu tiên của thế kỷ 21.

Đối với người tiêu dùng thời điểm đó, sự phát triển nhanh như vũ bão của ngành thiết bị công nghệ máy tính đang đạt đến đỉnh cao, và mọi sự chú ý đều tập trung vào những chiếc PC cấu hình khủng hơn là những chiếc điện thoại di động bỏ túi, có lẽ vì vậy mà nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi cũng chẳng quá cao.
Đa số người tiêu dùng tin smartphone nằm ngoài nhu cầu mua sắm của đại đa số người dùng. Với họ, "điện thoại thông minh" là những sản phẩm đắt đỏ, xấu xí, phức tạp dành riêng cho đối tượng người dùng khối doanh nghiệp. Thời điểm này, mọi người vẫn còn có sự liên tưởng đến những cỗ máy thông minh tối tân trên thế giới, to cồng kềnh, đắt tiền như thế nào, vậy nên hình ảnh của Smartphone bị bóp méo chẳng có gì lạ.




Những năm đầu thế kỉ 21, PC là số một cho tới năm 2006 mọi thứ đã thay đổi trước sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường di động.

Và như thế, thay vì hướng đến việc thay đổi nhận thức về smartphone cho cộng đồng người dùng, Nokia lại chọn cách đánh vào điểm yếu của người tiêu dùng và bòn rút triệt để toàn bộ thị trường di động trong những năm tháng còn sơ khai và mê muội. Suốt 8 năm trời, chỉ một loại hình kinh doanh, họ lại thu về không dưới 50 tỷ mỗi năm, là đứa con cưng của Phần Lan góp đến 10% GDP cho đất nước này, tạo nhiều công ăn việc làm cho những người thất nghiệp, Nokia khi còn trên đỉnh cao không chỉ là một đế chế, tập đoàn này còn là niềm tự hào và là người hùng của dân tộc khi nên kinh tế phần Lan bị khủng hoàng từ năm 1990.

Bảng thống kê này sẽ tóm tắt giai đoạn hoàng kim và sụp đổ của Nokia.
Vào đầu thiên niên kỷ mới, Nokia tăng tốc tối đa trên con đường bành trướng.

"Những năm đầu tiên thật là điên khùng", Petra Soderling, một cựu nhân viên đã từng làm việc cho Nokia từ 2000 đến 2012 khẳng định. "Nhân sự mới liên tục xuất hiện… ngay cả việc bong bóng dotcom vỡ cũng dường như không gây ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của thị trường di động".

Tuy nhiên sẽ thật là vô nghĩa khi Nokia đứng trên đỉnh cao mà không có đối thủ. Như đã nói ở phần trên, phần mềm mới là vần đề cốt lõi. Ngay lập tức, Microsoft, với vị thế là người dẫn đầu trong mọi cuộc đua công nghệ thời kỳ đó lập tức "đánh hơi" được xu hướng nhu cầu của thị trường, liền cho ra đời hệ điều hành Windows Mobile (WinMo) hướng tới smartphone.

WinMo cho smartphone các tính năng vượt trội như khả năng chạy được ứng dụng và kết nối mạnh mẽ hơn hẳn các điện thoại thông thường cùng thời, vốn chỉ có chức năng nghe-gọi. Không mất nhiều thời gian để WinMo ........ vị trí thống lĩnh thị trường, giống như những sản phẩm của Microsoft cùng thời. Microsoft khi đó, có cách hành xử giống hệt Apple bây giờ, cũng ham muốn kiểm soát hoàn toàn thị trường bằng luật "bàn tay sắt". Tất nhiên các hãng sản xuất điện thoại khác cũng không thể đứng nhìn Microsoft "tự tung tự tác".

Nỗi lo sợ về một thị trường bị quản lý bởi 1 công ty duy nhất đã đẩy Nokia, nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới cùng ngồi lại với các đối thủ ít tiếng tăm hơn như Sony, Samsung , Motorola, Docomo.... Những "ông lớn" trong ngành công nghiệp di động đã đi đến một thỏa ước rằng để ngăn chặn sự phát triển của Microsoft và WinMo, họ sẽ hỗ trợ một hệ điều hành dành cho smartphone. Hệ điều hành đó đóng vai trò chủ đạo trong sản phẩm smartphone của các hãng có tên trong thỏa ước. Và nó sẽ là đối trọng với WinMo, cũng là để mở ra một nguồn cung phần mềm cho các hãng sản xuất. Tránh tình trạng phụ thuộc vào một công ty "độc tài" như Microsoft.

Có thể bạn sẽ thấy câu chuyện này nghe quen quen. Bởi vì nó chính xác là những gì diễn ra giữa Android và iOS trong thời gian gần đây. Vẫn là kịch bản về một nền tảng "mở" đứng lên chống lại "ách đô hộ" của một hệ sinh thái "bạo chúa, độc tài".

Vào nửa đầu năm 2007, từ con số 25% thị phần vào năm 1998, giờ đây con số ấy đã tăng gấp hơn 1.5 lần, Nokia sỡ hữu trong tay đến 41% thị phần toàn cầu trên thế giới. Tuy nhiên đỉnh cao đã khiến Nokia trở nên hèn nhát và sớm ngủ quên trên chiến thắng.
♦ Cuộc cách mạng của Iphone 2G, Android kế tiếp sự hưng phấn

Chúng ta sẽ viết lại lịch sử từ ngày hôm nay - Steve Jobs dõng dạc phát biểu trước sự kiện MacWorld, trước toàn thế giới và khẳng định Iphone 2G sẽ là thứ thay đổi tất cả, và cũng tại sự kiện MacWorld, Cố CEO Huyền Thoại của Apple đã tiện thể nêu ra những sai lầm chết người mà Nokia đang vấp phải.

So với smartphone Nokia cùng thời, chiếc iPhone đầu tiên có vô số điểm yếu. Thậm chí, đây còn không phải là một chiếc điện thoại "thông minh" đúng nghĩa như smartphone Symbian: iPhone OS 1.0 không hỗ trợ cài ứng dụng độc lập, thay vào đó chỉ hỗ trợ "ứng dụng" nền web. Xét trên nhiều khía cạnh, iPhone là minh chứng cho sự non nớt của Apple: 14/15 tính năng bổ sung được Apple đưa lên iPhone 3G và iPhone 3GS sau này đều đã có mặt trên chiếc N95 ra mắt từ tận 2007.

Với 3 thế hệ iPhone đầu tiên, N95 chỉ có một thiếu sót duy nhất: không có màn hình cảm ứng.

Trước khi iPhone 2G xuất hiện, khái niệm điện thoại thông minh (smartphone) theo mô tả của Steve Jobs là: “Người ta nói những chiếc điện thoại cao cấp nhất được gọi là smartphone. Họ kết hợp một chiếc điện thoại với một vài tính năng email và nói đó là internet, kiểu như internet thời kỳ đầu, và tạo thành một thiết bị. Vấn đề là chúng không thông minh đến thế và cũng không hề dễ sử dụng”

Đối với Nokia, smartphone chỉ là "một chiếc điện thoại có thêm chức năng của máy tính", điều này thể hiện qua thiết kế truyền thống của Nokia là "không bao giờ bỏ đi bàn phím số". Nhưng iPhone ra đời, định nghĩa smartphone trở thành "một chiếc máy tính di động có chức năng thoại".


Và Steve Jobs đã đùa dí dỏm rằng :’’Ai lại muốn có 40 cái nút trên thiết bị khi không cần, chúng đều là những phím nhựa khó bấm, và được có định hoàn toàn chỉ để phục vụ cho những chức năng được lập trình sẵn, nếu bây giờ người ta gọi đây là công nghệ của thời đại thì chúng ta lại phải vác cái bàn phím thu nhỏ này ra ngoài đường à.

Công nghệ máy tính có một thứ tương tác cực tốt và được truyền bá rộng rã chính là chuột máy tính, những gì mà các bạn cần nó chính là tương tác với toàn bộ bề mặt của màn hình, và câu trả lời của họ là 40 cái nút này ư ? Vậy nên ngày hôm nay với màn hình cảm ứng đa chạm chúng ta sẽ dụng bút stylus … Không ai lại muốn lấy ra lấy ra lấy vào một cây bút, thật là kinh tởm, chúng ta sẽ sử dụng thiệt bị đa chạm tốt nhất thế giới mà ai sinh ra cũng có đến 10 cái chính là ngón tay”

Trong buổi Introduction ấy, Steve Jobs còn giới thiệu sự ấn tượng của Iphone OS 10 (sau này gọi tắt lại chính là IOS), là người đầu tiên xây dựng khái niệm Desktop Class thành công đã xuất hiện từ lâu trên PC, và cũng là chiếc điện thoại duy nhất tại tại thời điểm đó tận dụng được toàn bộ bề mặt của sản phẩm.

Và cũng ngay lúc này, niềm tin của người tiêu dùng đã bị lung lay, Iphone 2G quá nổi trội bất chấp nó có những điểm yếu thô thiễn. Các Smartphone của Nokia đã phải nôn mửa khi nhìn thấy Ip2G.

Đây là những bước đầu khi Nokia cho thấy những sai lầm chết người của họ. Về mặt phần mềm Symbian có phần nổi trội hơn ở thời điểm đó, nó đã hoàn tất được rất nhiều các tính năng mà IOS 1.0 chưa thể làm được. Song sự định nghĩa về smartphone khác biệt của cả hai hãng, để đưa đẩy họ đến những tương lai rất khác nhau. Apple đã chứng minh cho thấy, một chiếc smartphone vẫn là một chiếc PC, nhưng kiểu dáng thì không cồng kềnh, xấu xí, mà lại rất thời trang, sang trọng. Và cách sử dụng thì lại rất dễ dàng cho người tiêu dùng.

Trong khi đó smartphone symbian của Nokia thì lại giống một chiếc điện thoại, ăn theo những chức năng của PC hơn, bởi không giống như PC được thể hiện thông qua IP2G rằng, ta có thể có một bàn phím riêng biệt các chữ cái, y hết như bàn phím truyền thống của máy tính. Ta cũng có thể thao tác, toàn bộ mặt hiển thị bằng con chuột máy tính, thì trên Iphone 2G điều đó được thể hiện qua cảm ứng đang chạm của ngón tay.

Công bằng mà nói Nokia mới là người khởi xướng và đi đầu trong công nghệ kết nối 3G, công nghệ Flash cho trình duyệt, như bản thân CEO huyền thoại Jorma Ollila từng phát biểu

"Di động có thể giúp tăng mức độ sử dụng Internet, và chúng ta đều sẽ hưởng lợi".

Đáng tiếc là hãng điện tử phần Lan làm chưa tới, bàn phím cơ đã giới hạn đi quá nhiều góc nhìn và trải nghiệm của người tiêu dùng, trong khi đó bên phía Apple, với chiếc Iphone 2G sỡ hữu màn hình cảm ứng điện dung, việc lướt web, trao đổi Email trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên Olli-Pekka Kallasvuo khẳng định: "Màn hình cảm ứng dĩ nhiên là không của riêng ai cả. Chúng tôi đã đưa cảm ứng lên thị trường từ 5 năm trước, năm nay sẽ có thêm 5 mẫu Nokia cảm ứng ra đời".

Cuộc đua vũ trang bàn phím số và màn hình cảm ứng chưa bao giờ nóng bỏng hơn tại thời điểm đó, phần đông vẫn ủng hộ Nokia, số ít lại ủng hộ Apple, nhưng các nhà mạng Mỹ mới là kẻ quyết định số phận của cuộc đua này. Và đương nhiên Apple mới là kẻ chiếm được lòng tin từ các nhà mạng tại bắc Mỹ.

Cũng không khó hiểu khi vào năm 2004, Nokia có dấu hiệu buông tại thị trường Bắc Mỹ (ở dưới sẽ giải thích rõ hơn), các nhà mạng Mỹ cũng vì thế sinh ra sự kì thị đối với tập đoàn Phần Lan, trong thời gian chiếc N95 đang được người hâm mộ toàn cầu khen và có những lời nhận xét tích cực thì tại thị trường Bắc Mỹ rất ít người biết đến sự tồn tại của sản phẩm này, bởi các băng rôn quảng cáo tại phố Wall đã quá choáng chỗ cho cái tên Iphone 2G.

Giờ khi người viết nhìn lại công nghệ hiện nay, đâu đâu cũng màn hình cảm ứng, việc Nokia được phần đông ủng hộ với bàn phím số cũng dần mất niềm tin và nhiều người đã chạy theo xu hướng mới của thời đại. Apple tuy không xuất sắc, nhưng trải nghiệm mà Iphone 2G đem đến cho người dùng là nổi bật hơn hoàn toàn.

Apple tận dụng triệt để thị trường Bắc Mỹ vào khoảng thời gian mà những ông lớn đang có dấu hiệu chững lại còn Nokia coi như mất giá trị trong mắt những nhà mạng, Thế giới táo khuyết đã xây dựng một mảng Marketting rầm rộ nhất từ trước đến giờ, để quảng cáo cho những cộng nghệ mới của họ.

Think Different đã trở thành cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ sau này
Năm 2008, Google hợp tác với T-Moblie, HTC để tạo HTC Dream và đưa HĐH mà Google đã ấp ủ từ những năm đầu tiên của thế kỉ 21 đến với người tiêu dùng. Cũng vào tháng 6 cùng năm Nokia chi ra hàng tỉ đô để mua lại Symbian LTD, nhưng thật đáng tiếc thay vì tập trung phát triển hệ điều hành này cho nhu cầu của riêng mình, Nokia lại thành lập một tổ chức phi lợi nhuận để mở rộng khả năng tiếp cận của cả ngành công nghiệp viễn thông tới Symbian. Gã khổng lồ Phần Lan không muốn bỏ rơi cộng đồng các nhà phát triển ứng dụng đã hàng năm trời gắn bó với đứa con tinh thần của mình.

Trên nhiều khía cạnh, hệ điều hành của Nokia đi trước Apple vài bước: phải trải qua 3 thế hệ, iPhone OS mới có đầy đủ app, copy-paste và đa nhiệm, vốn đều là các tính năng đã có mặt trên Symbian từ trước 2007. Và đó là còn chưa kể đến những lùm xùm xung quanh Flash, công nghệ đặc biệt quan trọng với Internet của thập niên 2000 nhưng lại bị Steve Jobs kiên quyết ghẻ lạnh.

Điều tương tự cũng xảy ra với Android thời kì đầu, khi nó cũng gặp vô số lỗi, và thiếu đi những ứng dụng ưa thích của phần đông người tiêu dùng, vốn vẫn chưa được thỏa thuận để mua lại bản quyền từ phía Google. Một lần nữa phải nhắc lại, thứ duy nhất Symbian thiếu so với hai hệ điều hành non trẻ này là màn hình cảm ứng. Thứ duy nhất đem lại trải nghiệm người dùng trong việc sử dụng tốt hơn hẳn so với Symbian.

Thật không may khi Symbian không tương thích hoàn toàn với màn hình cảm ứng, khi touch đa chạm của nó quá khó xử dụng và không phù hợp với ARM xung nhịp cao. Chiếc N8 nhanh chóng bị ghẻ lạnh, và Nokia buộc phải bắt tay cải tiến HĐH này.

Triết lý cải tiến Symbian cho phù hợp với các nền tảng mới buộc Nokia phải phát triển độc lập từng phần nhỏ của hệ điều hành này và đến sát ngày phát hành của N8 mới đem ghép lại cùng nhau. Đến cuối cùng, phần mềm Symbian vẫn bị chỉ trích là yếu tố cản trở sức mạnh xử lý của N8.

HTC cũng chưa dám loại bỏ bàn phím số khỏi thiết bị của mình
Tình hình của Nokia cũng không còn khả quan cho lắm, tuy vậy dù đang ngồi trên đống lửa, Nokia vẫn rất tỉnh và ráo riết tiềm kiếm những HĐH mới hơn do chính bản thân hãng điện tử Phần Lan độc quyền, nhưng cũng sụp đổ hoàn toàn vì nhiều lí do khác nhau (ở dưới sẽ giải thích rõ hơn).

Trong khi đó bên phía Android và Apple dù được ca ngợi là những HĐH mới tiên phong cho thời đại nhưng bản chất thì cả hai đều đã và đang cải tiến HĐH thô sơ của mình, khi nó thiếu quá nhiều thứ và chưa thể nào hoàn chỉnh bằng HĐH Symbian thời trước.

Tuy vậy sự xuất hiện của Iphone 2G đã thay đổi bản chất cuộc chơi, nếu bạn muốn thành công tại thời điểm này hạy sỡ hữu cho mình một bộ máy Marketting lão luyện và một màn hình cảm ứng đa chạm, tiếc là Symbian của Nokia không tương thích với màn hình cảm ứng và sẽ không bao giờ làm được như vậy.

♦ Cái chết quá nhanh của Nokia : Lên đỉnh cùng Symbian, bước đầu tụt giảm thị phần cũng tại … Symbian

Chính phủ Phần Lan đã khơi gợi lại những kí ức về Nokia và nói rằng sự xuất hiện của Ipad và Iphone đã huỷ diệt Nokia ?

Sự thật liệu có phải là như vậy ? Mặc dù Apple là công ty giá trị nhất thế giới, tuy nhiên hãng đã chọn lựa sự hoàn hảo, dốc toàn lực vào thị trường cao cấp đắt đỏ và chấp nhận từ bỏ yếu tố toàn cầu tại các thị trường giá rẻ và tầm trung, mà Nokia vẫn đang làm trùm tại phân khúc giá này.

Câu trả lời đã đến từ thế lực tiềm tàng - Android.

Chúng ta đều biết Google từ trước khi Apple tham gia cuộc đua tranh thiết bị di động, gã khổng lồ tìm kiếm của Bắc Mỹ đã cố gắng thuyết phục và lôi kéo Nokia hợp tác sản xuất những chiếc điện thoại Android. Điều này là khá hợp lí, vì tính theo giá trị và thương hiệu của Nokia tại thời điểm đó là quá khủng khiếp, Android chắc chắn sẽ sớm được người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên Nokia đã từ chối, và bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng để làm nên cú big Hit trong làng di động thế giới.


‘’Chiến lược xây dựng Android được hình thành trong khoảng 2000 và 2006, nhằm xây dựng một nền tảng miễn phí, không bị giới hạn bởi các điều khoản đã và đang làm cho ngành công nghiệp di động trì trệ, từ đó tạo nên một nền tảng thay thế hữu hiệu cho các nền tảng thời bấy giờ.

Những nền tảng thời bấy giờ, ý tôi là chúng tôi khá quan tâm đến các sản phẩm của Microsoft. Bây giờ thì khó mà tin được, nhưng vào thời điểm đó, chúng tôi rất quan ngại rằng chiến lược di động của Microsoft sẽ thành công. Ngoài ra, lúc ấy còn có Nokia, với hệ điều hành Symbian, tất nhiên cũng khiến chúng tôi lo ngại. Đó là thời điểm trước khi iPhone xuất hiện, và trước khi iPhone tạo ra cuộc cách mạng di động".

Câu trả lời này có hai thứ đáng lưu tâm

+ Symbian đang quá mạnh, Nokia chẳng có lí do gì để mạo hiểm và trút lấy thất bại, Nokia đã ở đỉnh cao quá lâu để nhận thức được vấn đề, họ hèn nhát, và không có khả năng đối mặt với thất bại

+ Sự xuất Iphone đã làm bàn đạp vững chắc để Android xuất hiện và trám toàn bộ vào thị phần mà Apple (vốn chỉ tiếp cận thị trường cao cấp) gần như không thèm để tâm đến, đó chính là thị trường với nhu cầu phân khúc giá rẻ và tầm trung mà Nokia - Symbian đang nắm giữ.

Điều này cũng lí giải vì sao Apple lại chưa thể nào thành thế lực thật sự bên cạnh việc mất quá nhiều thời gian để cải tiến HĐH thô sơ của bản thân, Apple đã đánh đổi thị phần màu mỡ từ các nước đang phát triển tại Châu Á và Trung Đông, để thay thế nó bằng một chiến lược sản phẩm đồng nhất giúp bên phía thứ 3 của Apple có thể kiểm soát ID của người dùng và tạo nên một HĐH hoàn chỉnh, với những bản cập nhật thiết thực.

Ngược lại Android thì khác, chính vì mục tiêu của Google là trám ngay tại thị phần mà Apple bỏ sót, HĐH do gã khổng lồ tìm kiếm Google mở đầu lại đi theo xu hướng mở thật sự, khuyến khích sự sáng tao, đơn giản là những lý tưởng mới và phù hợp với suy nghĩ chung của giới trẻ thời hiện đại. Gần như 99% Google không có khả năng kiểm soát thiết bị của người dùng khi cộng đồng Android dần lớn mạnh lên, và hãng cũng không hề có trách nhiệm trong việc thiết kế phần cứng mà giao nó lại toàn bộ cho các đối tác tự sản xuất ra các Model của mình.


Ước tính mỗi năm có đến 200 - 300 chiếc smartphone Android được sản xuất từ hàng trăm các thương hiệu sản xuất lớn nhỏ khác nhau, Nokia lúc này hệt như một con thú bò sát không thể thích nghi với môi trường trái đất ngày càng nóng lên và dần tuyệt diệt, thị phần của Nokia ngày càng teo lại, một mình hãng điện thoại Phần Lan chống chọi với Apple đã mệt lại còn thêm hàng trăm cái máy sản xuất đến từ Android, Nokia nhanh chóng đánh mất thị phần của mình trước sự phổ cập và gia tăng nhanh chóng về thương hiệu của các hãng điện thoại Android, và dần không tìm lại được tiếng nói chung.

Sau khi cộng đồng này dần lớn mạnh và đã ăn sạch toàn bộ thị phần tại các thị trường giá rẻ, tầm trung. Các hãng thiết bị di động của Android nhanh chóng sử con bài tẩy Marketting để xây dựng xung mỗi hãng một thương hiệu hoàng tráng!

Trước đây ở phân khúc cao cấp IOS là số một nhưng dần dà sau này trước sự vươn lên quá mạnh mẽ, Apple cũng đành chết lặng khi nhìn thị trường mà mình từng sỡ hữu bị bảo hoà nghiêm trọng, Android nhanh chóng thu phục được niềm tin của người tiêu dùng, và bắt đầu đánh chiếm vương quốc Táo Khuyết.


Galaxy S4 với khẩu hiệu “Tương lai của thế giới là ở đây’’ đã giúp cho nhà sản xuất Hàn Quốc lập kỉ lục 6 triệu chiếc chỉ trong 15 ngày
Mức độ nguy hiểm nguy hiểm của cộng đồng Android sau năm 2012 ngày càng tăng lên, sau khi những hãng sản xuất đi trước bắt đầu tập trung vào phân khúc cao cấp nhiều hơn, những hãng sản xuất non trẻ khác lại bắt đầu trám vào những thị phần tại thị trường tầm trung và giá rẻ.

Điều này có nghĩa là sao, những hãng đã xây dựng đươc thương hiệu của mình lại tập trung tối đa vào sản xuất những sản phẩm cao cấp và tầm trung (không có nghĩa là họ từ bỏ dòng giá rẻ mà phải dùng chữ ít quan tâm), còn những hãng chưa có danh tiếng gì thì lại tập trung vào sản xuất các dòng tầm trung vào giá rẻ tạo ra cái gọi là chất lượng và sự cạnh tranh liên tục ở tất cả mọi phân khúc giá.

Không những vậy trong vài năm gần đây, Trung Quốc trong thời kì chi phối mảng di động đã cho ra những sản phẩm rẻ bất ngờ với cấu hình cũng gây ấn tượng tương tự, chính điều này đã tạo ra sự cạnh tranh liên tục và biến Android thành mảnh đất màu mỡ. Huawei, hiện nay vừa phế truất Samsung về mặt thị phần, kể cả khi bị Mỹ chèn ép, hãng này vẫn sống cực kì khỏe mạnh và là cờ đầu cho các hãng đến từ đất nước được mệnh danh là con rồng của Châu Á.

Trung Quốc đang chi phối thị trường động trong những năm gần đây khi mức tăng trưởng trung bình đều đạt mức trên 20% mỗi năm
Cộng đồng Android, cứ người đi trước lại tiếp nối những cái mới và khai phá, còn người đi sau lại tiếp nối cái cũ và củng cố, các hãng trong cùng cộng đồng Android cũng cạnh tranh gay gắt và làm bàn đạp cho nhau ngày càng tiến bộ, có lẽ đến một lúc nào đó Android sẽ chỉ toàn là những tên tuổi lớn và chắc chắn sẽ là một đế chế rất khó bị đánh bại.

Android đã phát triển đến mức như vậy thì không có lý gì mà Symbian không biến mất quá nhanh khỏi thị trường, phân khúc cao cấp thì đụng đầu ngay Apple và các hãng điện tử nổi tiếng, còn Window Phone bị chặn mọi cửa phát triển từ bên phía Google, liên minh Microsoft - Nokia cũng nhanh chóng bốc hơi.

‘’Sự đổ bổ của HĐH Android và sự đổi mới không ngừng từ IOS đã khiến người tiêu dùng chẳng còn mấy hứng thú với HĐH Symbian nữa. Ban đầu từ 2007 - 2009, người tiêu dùng chưa muốn dứt hẳn với Symbian là bởi vì họ còn tiếc những ứng dụng đã được hoàn thiện trên nền tảng lỗi thời này, nhưng sau khi Android và IOS trở nên phổ biến hơn, tự khắc các ứng dụng đã từng có trên HĐH Symbian nay cũng dần xuất hiện trên Android, IOS, đến lúc này … HĐH mà Nokia sống chết vì nó chẳng còn thú vị, cũng chẳng còn gì mới mẻ, 1 thập kỉ là một con số quá dài mà Nokia đã vắt kiệt sức HĐH này, làm cho nó trở nên hoàn hảo nhưng những HĐH trẻ trung hơn đã thừa hưởng lại toàn bộ những tinh hoa mà Symbian đã mất gần 8 năm để hoàn thiện và thậm chí còn làm xuất sắc hơn như vậy. Chẳng có lí do gì mà Symbian không trở nên lỗi thời và sớm biến mất khỏi thị trường di động.

Symbian từ con số 60% (đa phần là nhờ Nokia) thị phần trên thế giới teo dần lại và hoàn toàn sạch bóng khỏi thị trường di động thế giới.

Và còn một câu chuyện mọi người chưa biết, sau khi các bên đối tác của Symbian Foundation đang có bước chuyển giao sang HĐH Android, chính Nokia (sau khi đã cảm nhận được sức nóng khủng khiếp từ hai HĐH còn non trẻ nhưng đang là cái nhìn mới của thời đại) đã nhận ra Symbian đang dần là một nền tảng chết, khi một cổ đông sỡ hữu đến 48% cổ phần của Symbian LTD lại ra quyết định… từ bỏ thì Symbian rõ ràng đang ở cửa tử. ’’


Symbian từ con số hơn 50% vào tại quý 1/2009 cho đến khi không còn lại gì vào quý 4 năm 2013

Tóm gọn là như thế nào, Nokia đã lên đỉnh thế giới cùng với Symbian và cho tới nay vẫn là một trong những thương vụ làm ăn có lãi bậc nhất trong lịch sử công nghệ thông tin, Nokia đã từng sỡ hữu đến 47% thị phần vào năm 2006 trước khi năm 2007 con số này tụt 6% do nhiều vấn đề khác nhau (đáng chú ý nhất là việc Nokia hờ hững với thị trường Bấc Mỹ), sau khi Apple làm mưa làm gió tại sự kiện MacWorld và đến lượt Android ra đời với những mốc giá được đánh đổ ở mức giá cực rẻ, Hai HĐH này đã bu vào đánh chiếm thị phần Symbian đang nắm giữ và đương nhiên Nokia là người gián tiếp bị ảnh hưởng (và thậm chí là rất nặng nề).

Năm 2012 - Samsung chính thức phế truất ngôi đầu của Nokia, xác lập lại thị phần và vẫn không dừng lại cho đến hôm nay. Cũng càng phải nói thêm, Nokia vốn đã biết và đã dự định đưa công nghệ cảm ứng lên những chiếc Smartphone của mình nhưng dường như đã có điều gì đó khiến họ lưỡng lự.


Người hùng một thời của Apple

Công bằng mà nói trước 2006 và sau 2006 là một câu chuyện rất khác, bản chất thị trường không thay đổi mà là nhu cầu có xu hướng tăng lên, thời của Nokia còn khá đơn sơ, chưa có nhiều đột phá, thị trường toàn cầu khi đó mang tính cơ hoá nhiều hơn là số hoá và Internet Hoá. Nhưng sự xuất hiện của Apple và Google đã làm thay đổi bản chất cuộc chơi vốn do Nokia dẫn đầu, đây là đều là 2 trong số những tập đoàn đã lên kế hoạch tạo nên một nền tảng HĐH di động từ trước cả khi Nokia nắm trong tay 41% thị phần toàn cầu, không khó hiểu khi những cú đấm liên tiếp này đã làm tê liệt thị trường cơ hoá mà Nokia vốn đang nắm giữ, và thay đổi ý thức của người tiêu dùng.

Không còn mấy người tin tưởng vào những sản phẩm của Nokia nữa, bởi sau cùng, dù HĐH của Apple có từng non nớt thế nào trong quá khứ, thì nó vẫn đang cải tiến từng ngày, dựa trên một cái nền của một hấu bối vốn đã cho những trải nghiệm và thao tác người dùng tuyệt vời hơn hẳn Symbian, vốn đã bị các hãng trong liên minh chèn ép quá mức.

Apple dần thống lĩnh mảng cao cấp, còn Android, trên nền tảng mã nguồn mở, từ năm 2008-2009 đã nhanh chóng phổ cập như một làn sóng rộng khắp thế giới. Giá máy Android cũng liên tục bị đánh đổ các mốc cao và nhanh chóng trở nên bình dân hóa, dễ sử dụng .Tuy vậy thật ngạc nhiên là dù đang ngồi trên đống lửa và kẹt cứng hoàn toàn Nokia cũng rất dửng dưng và liên tiếp cho ra những kế hoạch thất bại.

Quay lại câu chuyện của Symbian, khi Nokia ngồi lại cùng những nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới vào năm 2006, sứ mệnh của HĐH này chính là tiêu diệt WinMo, và nó đã thành công khi đẩy WinMo xuống dưới mức báo động, tuy vậy sự xuất hiện của Android và IOS là điều quá bất ngờ và đến khi cần đổi mới, Symbian đã không kịp chuyển mình, và dần dần cũng bị quên lãng như chính đối thủ mà HĐH này đã từng cố công dìm xuống.

♦ Chuyện của thời đại, chuyện của Nokia: Không đúng mà cũng chẳng sai

Nhưng chúng ta cũng không thể viện cớ là Nokia đang phải một mình chống cả thế giới được, Android đúng là một liên minh hùng mạnh nhưng bản thân Android ngay từ đầu làm sao mà có danh tiếng và tiền bạc nhiều bằng Nokia trong hoàng kim của tập đoàn này được, cũng như công nghệ màn hình cảm ứng, công bằng mà nói chính Nokia mới là người phát hiện công nghệ này đầu tiên nhưng … họ lưỡng lự, ban lãnh đạo của Nokia cho rằng còn quá sớm để đưa công nghệ này lên smartphone của mình, họ không dám mạo hiểm vì sợ thất bại.

Rõ ràng, nếu Nokia sớm đưa cộng nghệ cảm ứng đa chạm với toàn thế giới, có lẽ dư luận đã đón nhận tích cực hơn.

Năm 2004, Motorola đang trên đà trở lại với chiếc Razr đổ bổ tại thị trường Bắc Mỹ và lập kỉ lục doanh thu vô tiền khoáng hậu khi 3 năm sau chiếc điện thoại này vẫn bán đắt như tôm tươi, lí giải cho việc này chuyên gia của CNT bây giờ phần trần :”Người tiêu dùng đã quá chán ngấy những thanh kẹo mà Nokia cứ mỗi năm lại sản xuất”

Nhìn lại lịch sử của Nokia, quả thật hãng điện thoại Phần Lan đã liên tục cải tiến những thanh kẹo của mình, nhưng mưa dầm thấm lâu, dần dần người ta cảm thấy nhàm chám với những gì mà Nokia đã và đang tiếp tục đem lại, như cách diễn đạt của CNT, khi Razr với thiết kế cực mỏng, nắp gập đem đến sự mới lạ, những người tiêu dùng tại Bắc Mỹ rời bỏ Nokia giống như đã trút đi được một gánh nặng vậy.


Motorola Razr: Hiện tượng mới của giới trẻ
Bắc Mỹ là một thị trường rất lớn, thậm chí so với các thị trường khác, đây là còn là thị trường số một thế giới trong việc cũng cấp một nguồn doanh thu vô cùng ổn định, ấy vậy mà Nokia đã mích lòng thị trường này. Khi Hyers còn đang là cố vấn của Nokia, ông đã cho rằng thiết kế nắp gập chỉ là một trào lưu nhất thời, thậm chí Hyers còn dẫn chứng rằng ban lãnh đạo của ông chẳng ai thèm dùng vì phải dùng đến hai tay để mở nắp, nhưng sau đó người ta chộp được những bô ảnh đắt giá khi những đồng sự của Hyers cũng đang sử dụng chiếc Razr thoải mái mà chẳng hề gập bất cứ vấn đề nào về nắp gập theo lời của Hyers

Trong cùng năm, các nhà mạng tại Mỹ đã có một số yêu cầu nhất định về các sản phẩm mà họ muốn thông qua làm nhà phân phối chính thức, Đây chính là thời điểm mà Nokia bắt đầu từ bỏ thị trường Mỹ. Các nhà mạng Mỹ lúc này đang tìm kiếm các nhà sản xuất có thể cung cấp các mẫu điện thoại tùy biến. Trong khi Nokia từ chối, các công ty mới nổi như Samsung và LG rất sẵn sàng đáp ứng nhu cầu này. Khi đã mất đi sự hậu thuẫn của các nhà mạng, Nokia trở thành một thương hiệu dành cho số ít. Tất cả những gì Nokia có tại Mỹ chỉ là một số ít các cửa hàng bán lẻ của riêng mình.

"Nokia không mang tới những gì các nhà mạng cần, hoặc là đáp ứng không đủ nhanh. Các công ty Hàn Quốc có thể hoàn thành sớm hơn, và họ đã tận dụng được điểm yếu của Nokia", Tuong Nguyen, một nhà phân tích của Gartner cho biết.

Và các bạn có biết ngay tại thị trường Bắc Mỹ chiếc Razr với 3 năm liên tục đứng số 1 về doanh số tại thị trường này đã giúp Motorola chiếm vị trí dẫn dầu từ tay Nokia nhưng thật đáng tiếc, Motorola lại thất bại phút chót cũng vì đã ngủ quên trên chiến thắng tương tự như Nokia.

Công bằng mà nói Nokia chẳng làm gì sai cả, thậm chí kể cả những lần bỏ lỡ thì tập đoàn Phần Lan vẫn đúng, khi bạn đứng trên đỉnh cao với cùng một công thức và tiếp tục áp dụng nó cho những lần sau này.

Một doanh nghiệp vững mạnh phải hiểu bản chất cuộc chơi và thời thế đã thay đổi như thế nào, đáng tiếc thay Nokia đã ngộ ra điều đó quá trễ và dần tự loại mình ra khỏi cuộc chơi, chiếc Razr chỉ là một số ít minh chứng cho thấy sự ì ạch của Nokia.

♦ Liên Minh Symbian : Khi ai cũng muốn giành chiếc bánh

Khi Symbian đạt đến đỉnh cao vào năm 2006 với 67% thị phần toàn cầu thì bản thân Nokia đã chiếm đến 48% trong số đó. Nhắc đến Symbian là nhắc đến Nokia và những hãng khác tham gia vào liên minh chỉ đóng vai trò làm nền, kép phụ. Tất cả những smartphone của các hãng khác chạy Symbian đều có doanh số thảm hại, nếu đem so sánh với Nokia. Và cứ như thế, tiền bạc và nỗ lực của tất cả các bên hầu như chỉ để biến Symbian thành nguồn cấp cung phần mềm cho 1 hãng duy nhất : Nokia.

Không cần dài dòng, phát biểu, hay làm toáng lên, chắc chắn các bên tham gia vào liên minh đều bằng mặt mà không bằng lòng, không ai bảo ai và tất cả đều nhất trí cảnh giác và coi chừng, và tìm mọi cách khiến cho Symbian không phát triển quá mạnh mẽ, bởi nếu Symbian thống trị tức là Nokia thống trị và ngược lại. Nếu như vậy Nokia - Symbian hiện tại sẽ không khác gì Microsoft năm xưa, thế thì thà để Microsoft ngồi vào chiếc ghế đó còn hơn vì các hãng này đã vô tình giúp cho Nokia ngày càng trở nên mạnh mẽ.

“Và như thế, số phận của Symbian không khác gì một tấn kịch bi tráng: Được tạo ra để chống lại việc một công ty kiểm soát hoàn toàn thị trường , nhưng sau khi thắng lợi, thì lại bị chính những người sinh ra mình tìm cách "vùi dập" vì sợ chính nó sẽ...thống trị.”

Nokia, Sony Ericsson , Samsung , Docomo, Motorola, Vodaphone, AT&T ... là vài cái tên trong số những công ty tham gia vào liên minh Symbian. Tất cả các công ty trên đều sản xuất các sản phẩm chạy Symbian OS. Nhưng Nokia, chiếm đến 48% cổ phần của Symbian, đã trở thành cổ đông chính. Và dựa vào quyền lực của mình, thay vì để cho các thành tựu của sự phát triển Symbian chia đều cho tất cả các thành viên trong liên minh, Nokia lại hướng Symbian phát triển theo hướng tương thích với phần cứng của mình. Hãy thử nhìn cái cách Nokia "độc chiếm" giao diện S40, S60 cho riêng mình, thì bạn sẽ hiểu vì sao điện thoại smartphone chạy Symbian của Nokia lại thành công vượt trội so với sản phẩm của các hãng khác.

Các hãng khác trong liên minh rất vất vả khi phải chỉnh sửa Symbian để chạy được trên thiết bị của mình. Vì thế, chi phí phát triển của các nhà sản xuất này thay vì tập trung vào việc "phát triển và nghiên cứu" những tính năng mới, cải tiến Symbian thì lại quay về tập trung vào việc "làm cho Symbian chạy được trên phần cứng của mình". Nhưng dù Nokia có nắm đến 48% cổ phần, thì các quyết sách của liên minh vẫn phải thông qua đa số các hãng khác.

Và bản thân các hãng đó cũng cố làm hết sức để kìm hãm sự phát triển của Nokia, không cho Nokia và Symbian quá lớn mạnh, quay lại cạnh tranh với họ. Tất cả những dự án nghiên cứu mang tính cách mạng, mà nếu có thể thực thi sẽ thực sự "thay máu" cho Symbian, khi đem ra trình bày trước hội đồng, đều dễ dàng bị các bên gạt đi. Không một ai muốn Nokia sở hữu một hệ điều hành mạnh hơn, tối tân hơn. Mối quan hệ kiềm chế lẫn nhau này vô hình chung đã khiến cho Symbian trở nên chậm tiến và chậm đổi mới, dẫn tới kết cục đổ vỡ tất yếu. Đây chính là câu trả lời thỏa đáng nhất cho việc Symbian bị trì tệ và không có cách nào tương thích với màn hình cảm ứng.

Vào năm 2008, Sony Ericssion đã xây dựng Xperia X1 dựa trên nền tảng Window Mobile Professional 6.1 để có thể tương thích với màn hình cảm ứng, câu chuyện cũng xảy ra tương tự với Samsung Galaxy S và Motorola Droid chạy Android, trong khi đó N5800 của Nokia lại gặp vô số sự trực trặc trên màn hình cảm ứng. Có thể thấy Nokia - Symbian đã bị chính các bên đối tác ghẻ lạnh, kìm hãm sự phát triển bởi như đã nói nếu Symbian thống trị, Nokia sẽ thống trị và khi HĐH này suy yếu Nokia tự khắc sẽ lên cơn đau tim nhẹ và tất cả đều được chứng minh khi vào tháng 9/2010 Nokia đã sụt giảm thị phần và chỉ còn nắm trong tay 31%.

♦ Giấc mộng viễn vông và thất bại kéo đến

Vào năm 2009, khi mọi thứ đã quá trễ, Nokia đã cảm nhận được sức nóng toả ra từ các đối thủ. Sự sụp đổ của liên minh Symbian đã diễn ra quá nhanh chóng

Phải đến 1 năm sau khi iPhone ra mắt, Nokia mới tung ra sản phẩm điện thoại di động màn hình cảm ứng (không có bàn phím vật lý) đầu tiên: chiếc Nokia N5800. Nhưng, N5800 không thực sự là một chiếc smartphone. Đây chỉ là một chiếc điện thoại di động được tối ưu để chơi nhạc.

Nokia cũng là tên tuổi đầu tiên ra mắt khái niệm gian hàng ứng dụng, nhưng chính Apple mới là người xây dựng thành công ý tưởng này. Chợ ứng dụng của Nokia quá khó sử dụng và tập trung vào những người dùng có hiểu biết nhất định về kỹ thuật. Apple ra mắt một chợ ứng dụng đơn giản và sử dụng kho ứng dụng phong phú để "trói" người dùng ở lại với hệ sinh thái của Apple.

‘’Xen giữa N97 và N8, Nokia ra mắt chiếc N900 chạy hệ điều hành Maemo 5 vào tháng 9/2009. Đây có lẽ là thành tựu công nghệ đáng kể nhất của công ty Phần Lan trong thời đại chuyển giao. Khác với Symbian, Maemo 5 có nhân Linux giống như Android, có trình duyệt nhân Mozzila và thậm chí còn có nhiều tính năng giao diện ngang ngửa với Mac OS X cùng thời.

Tiềm năng nhanh chóng trở thành bi kịch. Từ năm 2004, chính Nokia đã quá coi thường thị trường Bắc Mỹ dẫn tới việc hãng cũng không thèm không bắt tay cùng các nhà mạng Mỹ thực hiện chiết khấu theo thuê bao cho N900, ngăn cản chiếc điện thoại này đến tay người dùng Mỹ theo cùng một cách Apple và AT&T đã sử dụng để phổ cập chiếc iPhone đắt đỏ. Bước sang năm 2010, đàn em của N900 vẫn không chịu ra đời. 1 năm sau, Nokia đã vội từ bỏ Maemo 5 để bắt tay cùng Intel ra mắt một hệ điều hành mới có tên MeeGo.’’


MeeGo OS: giấc mơ buồn của Nokia

Đáng buồn cho Nokia, giấc mơ MeeGo đã không bao giờ trở thành hiện thực. Ngay sau khi ra mắt chiếc N9 – sản phẩm thương mại duy nhất cài đặt MeeGo trong lịch sử, Nokia đã từ bỏ nền tảng này. Các vấn đề về quản lý và mâu thuẫn quyền lợi/chiến lược giữa Intel và Nokia khiến cho dự án MeeGo trở nên quá chậm chạp. Hãng cũng đã quyết định ngưng hợp tác cùng với Intel và từ bỏ thị trường MeeGo.

Tháng 9/2010, các báo cáo tài chính đã cho hay Nokia chỉ còn nắm trong tay 31% thị phần toàn cầu, các tổ chức tài chính uy tín như Moody và Standard & Poor đánh tụt hạng tín dụng của hãng điện thoại Phần Lan. Tình cảm của người tiêu dùng trên toàn cầu đã giảm sút đáng kể.

Khi Stephen Elop lên nắm quyền, ông đã gửi một bức thư huyền thoại về dàn khoan cháy, Nokia hoặc thay đổi hoặc chịu chết. và CEO Elop đã lèo lái Nokia đến với Window Phone cùng cái bắt tay của thương vụ thế kỉ

♦ Liên Minh Nokia - Microsoft : Con thuyền bốc cháy

Vào năm 2011, Nokia đang kẹt cứng sau những thất bại liên tiếp, Microsoft đã tới, bắt tay và mong muốn đưa Window Phone đến với người tiêu dùng. Ban đầu đây được đánh giá là một sự hợp tác thế kỉ, giữa một nhà sản xuất thiết bị di động to nhất thế giới và một nhà sản xuất HĐH có lượng người dùng khủng nhất thế giới.


Cái bắt tay cho thương vụ thế kỉ

Sự kết hợp này dưới con mắt các chuyên gia là một điều hoàn toàn phù hợp và dễ hiểu khi bên phía Android đang trong giai đoạn lục đục nội bộ, còn bên phía Apple thì lại đang kiện ngược lại một vài nhà sản xuất tham gia vào cộng đồng Android. Trong khi đó nhà phát hành Android - Google lại đang châm ngòi cho cuộc nội chiến và chẳng giúp được gì khi cộng đồng Android đang kiện nhau tới bến.

Thiên thời, địa lợi, nhân hoà đều có cả, khi mà Window Phone 6.1, 6.5 đã ít nhiều được người tiêu dùng ủng hộ, còn các chuyên gia điện toán thì dự đoán Microsoft và Nokia với đà này sẽ hốt bạc. Nhưng mọi chuyện đã đổ vỡ khi Microsoft làm căng với các bên đối tác còn bản thân hãng lại dội một gáo nước lạnh vào các fan khi tuyên bố các thiết bị Windows Phone 7 sẽ không thể cập nhật lên Windows Phone 8, điều tương tự cũng xảy ra với Windows Phone 10.

Thị phần của Window Phone tiếp tục tụt giảm vào cuối năm 2011, kéo theo hàng loạt các lập trình viên từ bỏ HĐH này khi nó đang mất dần chỗ đứng, thậm chí ngay cả khi Microsoft đã bổ sung đầy củ các ứng dụng cơ bản thì người dùng cũng không muốn mất thời gian với một HĐH mà bản thân nó thiếu đi sức sống.

“Window Mobile thực sự không phải là một HĐH thất bại như nhiều người nghĩ, HĐH này đã xuất hiện từ những năm 2000 khi Microsoft đánh hơi thấy ý thức của người tiêu dùng. Và thật bất ngờ khi cái tên HTC chính là một trong những hãng sản xuất cộng tác lâu năm nhất với bên phía Microsoft để WinMo (tên gọi tắt của Window Mobile) được sớm đến với người tiêu dùng. Đã từng có thời Window Mobile chiếm đến 30% thị phần toàn cầu và là đối thủ không đội trời trung với Symbian từ bên phía liên minh do Nokia thành lập nhưng cuối cùng HĐH này từ chỗ độc đáo và sáng tạo nhanh chóng hụt hơi, chậm trễ, lỗi thời, HTC kết thúc sự hợp tác này vào năm 2012 với chiếc Window Phone 8X để chấm dứt quãng thời gian hơn 10 năm gắn bó và tập trung toàn bộ vào chiến lược phát triển Android.

Không như cái chết quá nhanh của “Nhà Vua” Symbian, Cái chết của WinMo diễn chậm rãi khi phải đến 16 năm sau, với mọi nỗ lực trong vô vọng, với mọi sai lầm trong chiến lược hợp tác và phổ biến, Window Mobile (sau này gọi là Window Phone) từ chỗ là hoàng tử của thế giới di động thành một kẻ ăn mày không hơn không kém và đang trên bờ vực diệt vong khi IOS của Apple đã đập tơi tả HĐH này khi Microsoft cố níu kéo niềm tin của người tiêu dùng cao cấp bằng những cải tiến hờ hững, HĐH này đã bị đánh tụt hạng nhiều lần và hoàn toàn bị Android của Google nắm thóp trong những năm tháng tiếp cận thi trường giá rẻ.

Năm 2016, Microsoft chính thức khai tử Window Phone”




Tình hình kinh doanh giảm sút trầm trọng của Window Phone

Nhiều năm về trước nếu Microsoft đòi hỏi quá cao, đó là một chuyện bình thường, nhưng vào năm 2008, đó là một câu chuyện hoàn toàn khác. Chiếc Iphone 2G đã làm thay đổi đi quá nhiều thứ bất chấp HĐH này còn khá non trẻ và nhiều thiếu sót nhưng hãy nhìn con số 5% thị phần của Symbian mà IOS đã nuốt trọn khi chỉ mới ra mắt vỏn vẻn chưa đầy 1 năm, IOS quả thật là cái tên quá tiềm năng.

Và khi người tiêu dùng không còn hứng thú với bên phía Symbian lẫn Window Mobile, hai HĐH này đã đáp trả lại bằng những pha cứu thua yếu ớt, Symbian nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi khi các bên trong liên minh Symbian diễn ra quá nhiều mâu thuẫn, còn Android thì phổ cập quá nhanh dìm chết HĐH đã tới bước đường cùng này, Window Mobile vẫn tiếp tục chiến đấu với IOS (và sau này là với Android) nhưng bằng sự căng thẳng, lùm xùm mà Microsoft đã tạo nên cho HĐH này, hãy cùng người viết nhìn thử cách làm việc căng thẳng của Microsoft !

‘’Bên sản xuất phần cứng: Gồm các hãng sản xuất ra thiết bị mà chúng ta cầm trên tay như HTC, Samsung, Apple. Mục tiêu của các công ty này là bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt, bất kể là sản phẩm đó chạy Android hay Windows Phone.

Bên cung cấp HĐH (Apple, Microsoft, Google...): Hãng xây dựng nên các HĐH di động như iOS, Windows Phone, Android. Như đã trình bày ở trên, những công ty cung cấp HĐH là bên thực sự đứng sau mọi tiến bộ của thị trường di động và họ là bên quyết định những gì sẽ được tích hợp vào trong sản phẩm chạy trên nền tảng của mình.

Bên cung cấp phần mềm: Là các lập trình viên, công ty gia công phần mềm có nhiệm vụ viết ra phần mềm, ứng dụng trên 1 nền tảng. Đây là lực lượng rất quan trọng trong việc phát triển thị phần của 1 HĐH. Các lập trình viên sẽ luôn hướng tới HĐH nào mà ứng dụng của họ sẽ đem lại nhiều lợi nhuận nhất.

Người tiêu dùng: Điều duy nhất mà chúng ta muốn là 1 sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình hơn, dễ sử dụng hơn, đẹp mắt hơn với 1 cái giá rẻ hơn.’’

Một HĐH chỉ thật sự thành công khi cả 4 cùng thoả hiệp và hoạt động trơn tru, tuy vậy để đòi hỏi điều đó thật sự là rất khó, vì cả 4 bên chắc chắn đều không thể thoát khỏi lợi ích cá nhân.

Google của Android đã phải thoả hiệp và nhường nhịn hết mức đối với các hãng đang tham gia vào liên minh Android do Google khởi xướng. Bên phía Google đã cố gắng hết sức để năn nỉ các bên tham gia hãy cố gắng để cập nhật sớm nhất cho phiên phản Android mới tại các thiệt bị điện tử của họ, ở chiều ngược lại, các bên tham gia đã ép Google phải cho phép họ được thoả sức tuỳ biến giao diện cũng như chức năng so với bản Android gốc ban đầu do Google phát hành và từ đó HĐH Android đã từ phân mảnh tạo ra sự đa dạng cho HĐH khổng lồ này. Ngoài ra do bản thân cộng đồng Android có quá nhiều nhà sản xuất khác nhau, tạo nên sự đa dạng cho các thiết bị tham gia vào cộng đồng này cũng đã một phần nào đó khiến cho các phần mềm trên HĐH này hoạt động không được hoàn hảo cho lắm khi có quá nhiều các thiết bị có cấu hình hoàn toàn khác nhau.


htc Sense và Touchwiz của Samsung là một ví dụ cho việc tuỳ biến rom gốc từ Google

Google cũng không ngừng cải tiến và bổ sung thêm vào kho ứng dụng của mình nhằm đa da dạng hoá các chức năng của một chiếc điện thoại hơn, Marketting của Android cũng cho phép người dùng tự sáng tạo ra phần mềm và gần như khi upload thì cũng chỉ phải trả một khoản phí phụ rất nhỏ hơn là đóng kín cửa như cái cách mà IOS và Window Phone đã và đang tiếp tục theo đuổi.

Quan hệ cộng sinh chính là mấu chốt của vấn đề. Google đã tận dụng được điều này một cách hoàn hảo.

Trong khi bên phía IOS của Apple, Thế giới táo khuyết đã thu gọn cả 4 lực lượng trên trở thành 2 bao gồm sản xuất cả phần cứng và HĐH, tức là Apple cũng tương tự như Google là nắm trong tay bản quyền của HĐH do mình khởi xướng. Chính vì điều này, mà khi Apple có ý định tham gia vào mảng công nghệ sinh học, họ đã thực hiện nó một cách hoàn hảo, đa phần những gì trên IOS từ phần mềm cho HĐH đều trở nên hoàn hảo và đồng nhất vì bởi bản thân Apple vừa là người sản xuất phần cứng chưa kể đến việc các sản phẩm của họ không chia ra theo từng thị trường và giá cả mà đều đồng nhất với nhau giúp cho họ dễ dàng tiếp cận với thiết bị và từ đó hình thành nên chế độ bảo mật từ bên thứ 3 do Apple kiểm soát bao gồm cả ID người dùng.


Apple ID thắt chặt để bên thứ 3 kiểm soát

Ngược lại Microsoft lại muốn mình vừa là HĐH mở như Google của Android, vừa muốn có thể là bên thứ 3 kiểm soát những ứng dụng cũng như phần mềm như IOS, và cuối cùng Window Phone chẳng đạt được bất cứ 1 mục tiêu nào trong cả hai hai mục tiêu trên. Dù cho Microsoft có nỗ lực hết mình cải tiến phần mềm thì phần cứng vẫn rất khiêm tốn. Hãng này sẽ không làm được gì nhiều để biến sản phẩm của mình trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh ngoài việc nâng cấp camera và thiết kế. Các thiết bị chạy Windows Phone đều na ná nhau và các đối tác sẽ phải chờ cho tới khi Microsoft tiến hành nâng cấp tổng thể để cho ra đời những smartphone tốt hơn.

Ngoài ra Microsoft còn gây ra những lùm xùm xung quanh việc thoả hiệp với các bên để đem đến lợi ích tốt nhất. Không như Google, gã không lồ tìm kiếm chấp nhận cả những thiết bị có cấu hình không hề tương xứng với nhau, trong khi đó Microsoft đòi hỏi khá cao so với mặt bằng chung tại thời điểm đó, nhằm đảm bảo sự đồng đều tương tự như trên IOS và không cho phép các bên tham gia tuỳ biến HĐH này. Đây là lí do giải thích rõ ràng nhất cho việc tại sao HTC cũng như Samsung đã từng có ý định mở rộng quy mô nhằm tìm kiếm những thị phần còn sót, nhưng tất cả đều đổ bể, và bản thân hai hãng này cũng từ bỏ Window Phone.


Samsung Ativ S - HTC Window Phone 8x sản phẩm cuối cùng để từ bỏ HĐH kém hấp dẫn

Bản thân Microsoft cũng ATSM khi đòi hỏi quá khắt khe tại kho ứng dụng và dẫn đến tình trạng thiếu lập trình viên. IOS có quyền đòi hỏi như vậy, bởi HĐH Apple sau sự kiện Marketting đình đám vào năm 2009 đã có tiếng nói nhất định trong thị trường thiết bị di động toàn cầu. Trong khi Google lại nhường nhịn các bên cố gắng giúp tất cả làm tốt nhất công việc của mình (lập trình viên thì viết càng nhiều ứng dụng càng tốt còn nhà sản xuất thì cho ra càng nhiều model càng tốt).

Bằng góc nhìn này rõ ràng bản thân Microsoft giống như đang kiếm chuyện với ngay chính cả những đối tác khi họ tham gia vào cộng đồng Window Phone. Hậu quả, Window Phone trở nên quá nhàm chán, quá chập chạm khi cứ cà rề với các bản cập nhật, kho ứng dụng thì nghèo nàn, còn tiện ích tuỳ biến thì quá kém cỏi.

Bản thân một HĐH là trung tâm của một thiết bị di động, nếu như nó chắp vá và không có bất cứ cải tiến nào thì cấu hình hay phần cứng cũng chẳng có cách nào để lôi HĐH đó hoạt động tốt và trơn tru được. Bởi khi sản xuất chip, Ram hoặc phần cứng người ta chờ đợi xem cải tiến từ bên phía sản xuất HĐH là như thế nào, để vừa đáp ứng chạy nền HĐH một cách mượt mà và không làm cản trở đến quá trình sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng.

Nói gì thì nói liên minh Microsoft - Nokia, lỗi lớn nhất chắc chắn vẫn thuộc về Microsoft, vì dù Nokia có cải tiến bao nhiêu đi nữa thì cái gốc của một thiết bị chính là HĐH nếu quá kém cỏi thì cũng chẳng có cách nào để vực dậy nó cả. Và cũng một phần vì quá kì vọng Window Phone, Nokia mới kiêu ngạo, coi thường IOS và Android, bỏ qua quá nhiều cơ hội để bứt phá hơn nữa trong tương lai.

Và các bạn có biết tại sao Window Phone không bao giờ, và mãi mãi có thể bắt kịp được những thành tựu mà IOS và Android đã và đang tiếp tục xây dựng hay không ?

Công bằng mà nói Window Phone cũng khá tốt đấy, nó nhẹ, chạy đa nhiệm chẳng thua kém gì IOS. Tuy nhiên vấn đề ở đây là trâu chậm thì uống nước đục, Window Phone đang giẫm đạp đúng ngay kế hoạch mà Apple đã vạch ra cho IOS từ rất lâu rồi mà IOS đã quá hoàn thiện và thậm chí đang ngày càng tiến xa hơn nữa trong một tương lai gần. Ngược lại Window Phone đi theo đúng con đường đó mà lại còn chắp vá, Microsoft thì không hề có chút nhượng bộ nào, và kéo theo một loạt hậu quả khác, tại sao người tiêu dùng lại phải từ bỏ IOS để đến với một HĐH mà tự thân nó còn chưa hoàn hảo và đang phải tiếp tục định hình ?

Ngược lại nếu bây giờ Window Phone muốn trám chung chỗ vào thị trường trọng điểm của Android, Microsoft sẽ lại gặp phải đối thủ gian xảo nhất của mình, chính là Google.


Google quả là rất thông minh, hãng không bán bản quyền Android cho một hãng điện thoại nào, Google giữ làm của riêng nhưng vẫn sẵn sàng mở cửa và mời gọi nhiều hãng điện thoại khác cùng nhau góp sức và tạo nên một HĐH rộng rãi đa quốc gia trên khắp thế giới. Ngoài ra Android của Google hoàn toàn miễn phí hoặc là chỉ phải trả với cái giá rất rẻ nhất là các ứng dụng bổ sung thêm mà người dùng mong muốn cái đặt, thay vì phải trả tiền như Window Phone hay IOS của Apple. Bởi vậy Google chấp nhận giảm bớt đi lợi nhuận từ việc phát hành các ứng dụng nhưng họ lại được lời hơn so với các HĐH còn lại, với sự tín nhiệm tuyệt đối.

Đây là một trong những kế hoạch của Google khi muốn loại bỏ từ đầu Window Phone của Microsoft, Gã không lồ tìm kiếm đem cho miễn phí, trêu tức Microsoft với chính sách nộp phí để sử dụng Windows Phone vốn có tiền lệ từ những năm 2000.


Ảnh: GenK

Ngay từ lúc đó, Windows Phone đã bị Android "đánh tơi tả". Microsoft đã tốn quá nhiều thời gian để có thể tung ra một mẫu điện thoái có thể gọi là "đối thủ của iPhone", đó là vào năm 2010, nhưng lúc đó Android đã xuất hiện được 2 năm, và Verizon thì đang bán mẫu Motorola Droid cấu hình khủng thời bấy giờ được hơn 1 năm.

Binh pháp Tôn Tử có câu :”Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng’’, Google cố tình nhượng bộ các bên bởi bản thân Gã Không Lồ tìm kiếm cũng tự hiểu tình thế của mình đang kẹt cứng, thứ nhất là không làm chủ HĐH của bản thân và thứ hai là các bên thì đang kiện bản quyền của nhau ầm ĩ, nếu như làm căng như Microsoft tại thời điểm đó thì có lẽ Android của Google giờ đây cũng đã nằm trong tình thế tượng tự như Window Phone, Google chấp nhận lùi 1 bước để tiến thêm nhiều bước, giờ thì HĐH Android có số thị phần cao nhất thế giới hiện tại xấp xỉ hơn 60, Apple chưa 1 nửa con số này với 16%.


Lumia những ánh sao chổi mỏng manh

Tháng 9/2013, khi Nokia mất hoàn toàn quỳên tự quýêt, cụ thể là khi Samsung hất cẳng hãng điện tử phần Lan ra khỏi cuộc chơi vào năm 2012 bất chấp doanh số của Lumia hiện tại đang cực kì khá khẩm (8.8 triệu chiếc), Nokia lúc này chỉ còn duy nhất 1 lựa chọn hoặc bán mình cho Microsoft vốn rất mạnh về tiềm lực tài chính hoặc chấp nhận biến mất khỏi thị trường di động.


Sự vươn lên thần kì của Samsung

2 năm Microsoft nắm quyền điều hành Nokia, tập đoàn của Mỹ đã thay đổi toàn bộ cơ cấu cũng như chi phối những kế hoạch bên phía hãng điện tử Phần Lan theo đuổi, điển hình là khi hãng này buộc bên phía Nokia phải tuỳ biến HĐH Android nhìn sao cho … giống Window Phone. Đó là năm 2014, khi chiếc Nokia X ra đời đánh dấu lần đầu tiên Nokia dần thân vào cộng đồng Android, nó bị ném đá tơi bời khi giao diện tuỳ biến lại nhìn quá giống Window Phone, cấu hình quá nghèo nàn còn các trải nghiệm sử dụng thì tệ hại.


Mang tiếng là Android nhưng lại né tránh dịch vụ của Google

Có thể nói với những người hâm mộ Android, họ sẽ không thích điều này, bởi vì Nokia lựa chọn cách né tránh tất cả các dịch vụ quen thuộc và phổ biến của Google. Thay vào đó, họ đẩy người dùng sang sử dụng các dịch vụ của Microsoft. Đây cũng chính là bước đường cùng của Nokia trong giai đoạn hợp tác cùng Microsoft.

Những năm sau đó, cái tên Nokia nhanh chóng bị thay bằng Microsoft theo như những điều khoản được ghi trong hợp đồng, Window Phone nhanh chóng không còn gì nữa khi bước sang năm 2017, Microsoft cũng tuyên bố chấm dứt Window Phone tại đây sau khi thua lỗ quá nhiều, còn Nokia thì bị bán lại cho Foxconn - một công ty sản xuất Xbox cho Microsoft.


2 năm kinh doanh bết bát cũng đã đủ để Microsoft giương cờ trắng

♦ Tự đeo tròng vào cổ

Còn một câu chuyện nữa chưa nhiều người biết, đó là việc Nokia bán mình với giá 7,2 tỉ USD chỉ là giá công bố, còn trên thực tế… không được tiết lộ thì Microsoft đã chi hàng tỉ USD trước đó để lái Nokia sản xuất Windows Phone. Elop chỉ là người lãnh sứ mệnh thúc đẩy thực hiện con đường Windows Phone hóa Nokia.

Khi Elop ứng cử chiếc ghế CEO để dẫn dắt Nokia, các phóng viên đã hỏi tại sao ông không chọn Android của Google và Elop đã đáp, vì chúng tôi sợ Samsung. Nhưng khi thân phận của Elop đã "bị lộ", thì những lời trên thực chất chỉ là cách nói nhằm ngụy biện và khỏa lấp. Trên thực tế, Nokia đã bán mình cho Microsoft là đã chấp nhận đi theo Windows Phone từ trước khi Elop về lãnh đạo Nokia. Và sự chấp nhận này, chính là "thủ phạm" xóa dần thương hiệu Nokia trên thị trường điện thoại di động hiện nay.

Tiền là mấu chốt của vấn đề, nhưng họ không thể nào thiết lập một "Hệ Sinh Thái Ngành" chỉ bằng tiền, và rốt cuộc tiền của Microsoft cũng chẳng cứu nổi Nokia

Và còn một lý nữa là vì tham vọng của Nokia. Sau khi Apple và Android liên tục đổ bổ, hãng điện tử Phần Lan mong muốn khi người ta nhắc đến tên của Window Phone ít nhiều Nokia cũng được tiếng thơm lây. Nhưng chưa kịp mừng, Microsoft đã làm nát bét HĐH này, Android và IOS thì bu nhau vào đập tơi tả, và cũng vì bản thân Nokia đã trót bán mình, nên hãng cũng không còn đường lui trong thương vụ này.

‘’Và thực tế rằng hãng đã tự giết chết chính mình trước khi bị các đối thủ hạ gục - VN Review’’

Và kết quả của thương vụ thế kỉ này là gì ? Không gì cả, Nokia thị tụt giảm doanh số nghiêm trọng, HĐH mà hãng có trong tay chiếm 3% thị phần toàn cầu vào năm 2015 và biến mất hoàn toàn vào năm 2017. Sau khi hợp thức hoá bằng bản hợp đồng cuối cùng vào tháng 9 /2013, Microsoft trong thời gian nắm toàn bộ quyền điều hành Nokia đã tái cơ cấu và đuổi việc hơn 10000 nhân lực, đây cuộc thảm sát nhân lực đẫm máu nhất đến mức chính phủ Phần Lan đã phải lên tiếng :”Đồ lừa đảo, lật lọng’’.

♦ Nokia gia nhập gia đình Android: Những bước đi khôn ngoan

Nokia gia nhập Android đã là rất trễ rồi, đã hơn 10 năm và HĐH cũng đang dần bị vắt kiệt, tương tự như cái tên Symbian. Cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21 (chính xác là năm 2006) 8 năm trời Nokia vắt kiệt sức HĐH này và nó nhanh chóng lỗi thời trước sự đổ bổ của IOS. Vấn đề ở đây là gì ? Không có gì có thể đứng trên đỉnh cao mãi mãi, Symbian chỉ sống sót qua ngày trước khi biến mất hoàn toàn vào năm 2013.

Android là một cộng đồng lớn, với quy mô to hơn gấp nhiều lần so với HĐH Symbian năm xưa (vốn chỉ dựa vào Nokia là phần nhiều), tuy nhiên chắc chắn HĐH này cũng khó thoát khỏi sự suy thoái cộng với nền kinh tế đang lục đục tại Bắc Mỹ, chúng ta hoàn toàn có thể hai viễn cảnh như sau :

+ Hoặc là Google sẽ cải tiến HĐH đạt ở mức độ đột phá hơn nữa để tránh đi vào vết xe đổ nhàm chán
+ Hoặc là Android sẽ ngừng lại tại một thời điểm nào đó, để cho một HĐH khác non trẻ hơn tiếp tục và cải thiện xuất sắc những gì mà Android còn thiếu

Tuy nhiên, dù là ở viễn cảnh nào thì Nokia cũng đều gặp bất lợi.

Ở trường hợp thứ nhất Nokia có thể tạm mừng vì, bỗng dưng họ có nhiều thời gian hơn để cải thiện vị trí của mình trong cộng đồng này nhưng vấn đề cốt lõi là Nokia cũng vẫn tiếp tục cần định hình lại những gì mà bản thân hãng điện thoại Phần Lan đang theo đuổi, tạo ra một nét riêng nào đó cho bản thân họ trước sự bão hoà của các thương hiệu, cấu hình thì máy nào chả khủng, y đúc như nhau, cái mà Nokia cần bây giờ là tạo nên một giao diện HĐH thật mới mẻ, sáng tạo, hơn là cứ tiếp tục đánh bài chuồn với giao diện HĐH thuần của Google .

Ngược lại ở trường hợp thứ hai, Nokia sẽ không có đủ thời gian để có được sự tín nhiệm của người tiêu dùng, hãng chỉ vừa mới khai thác khu đất này nhưng đáng tiếc là thời điểm này nó đã và đang tiếp tục bị xói mòn, Nokia sẽ mất một khoản tiền rất lớn nếu thật sự Android đi đến hồi suy thoái, do hãng điện tử phần Lan gia nhập cộng đồng này quá trễ và phí hoài hơn 1 thập kỉ bị lỗ giá cổ phiếu và giảm sút doanh số trầm trọng.


Withings - Nokia bước đi khôn ngoan của nhà sản xuất Phần Lan

Tuy nhiên, Nokia đã rất khôn ngoan, trong thời gian Microsoft còn nắm quyền điều hành, hãng này đã bán mảng thiết bị di động cơ bản cho bên Foxconn, một công ty chịu trách nhiệm sản xuất những chiếc Xbox cho Microsoft. Sau đó Nokia lại nhượng quyền sản xuất cho HMD Global, một công ty thành lập tại Phần Lan với bộ máy đứng đầu hầu hết đều là các quan chức cũ của Nokia năm xưa.

Đây chính là cách mà Nokia đang kiếm đường tẩu thoát khỏi Microsoft sau khi liên minh này đã bốc hơi và gần như Microsoft cũng chẳng còn hứng thú với mảng thiết bị di động. Cùng năm, hãng điện tử Phần Lan đã bỏ 191 triệu USD để mua lại Withings - một công ty chuyên về thiết bị đeo tay thông minh với hi vọng có thể làm cú hích cho thị trường Smartwatch còn khá non trẻ và chưa có nhiều biến động sau khi Samsung Watch và Apple Watch đều không gây tiếng vang gì trong cộng đồng này.

Trong năm nay dưới cái tên HMD Global, Nokia đã cho ra bộ ba sản phảm Nokia 3,5 và 6, thực tế những sản phẩm này ra mắt được dùng đánh giá thị trường và chỗ đứng của hãng sau nhiều năm vắng bóng và chịu thua lỗ nặng nề. Thật mừng khi những đánh giá từ cộng đồng cho bộ 3 Nokia là rất tích cực nhưng như người viết đã đề cập ở phần viễn cảnh, Nokia cần phải mau chóng định hình và tạo nên một nét riêng cho bản thân hơn là dựa dẫm quá nhiều vào Android gốc của Google.

♦ Lời Kết

9/2013, Khi CEO Ballmer ôm mặt khóc trong ngày hoàn tất thương vụ thế kỉ, ông đã nghẹn ngào cảm xúc trong buổi họp báo


Các nhân viên cũng không cầm được nước mắt và lặng lẽ cuối mặt xuống. Câu chuyện về sự ngủ quên trên chiến thắng của Nokia là một bài học cho mọi doanh nghiệp :

‘’- Nếu bạn không thay đổi, bạn sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi ngay. Nếu suy nghĩ, tư duy và cách tiếp cận của bạn không thể bắt kịp thời đại, sẽ chẳng có lí do gì để bạn có thể tiếp tục tồn tại được nữa.

- Những thành công của bạn ngày hôm qua, sẽ bị thay thế bởi xu thế vào ngày mai. Bạn không cần phải mắc sai lầm, cho đến khi đối thủ của bạn đón được con sóng và làm đúng, bạn có thể thất bại hoặc bị thua cuộc.

- Hãy biến lợi thế vốn có của mình thành xu hướng và không ngừng phát huy từng ngày. Cũng đừng quên nhìn nhận sai sót và thay đổi. Bởi lẽ nếu bạn không thay đổi, không hòa nhập thì đối thủ sẽ nắm bắt cơ hội để khai tử bạn ngay.

- Tự mình thay đổi và hoàn thiện bản thân cũng giống như việc cho bản thân cơ hội thứ hai vậy. Nếu để người khác buộc bạn phải thay đổi, thay đổi lúc cơ hội gần như trở về con số 0 thì không còn lí do gì để bạn tổn tại trong cuộc chiến này nữa.

- Những ai từ chối cơ hội học hỏi và hoàn thiện chính mình chắc chắn một ngày nào đó không xa, họ sẽ trở nên vô cùng thừa thãi và bị vứt bỏ trên chính những chiến thắng mà họ đã ra sức gầy dựng. Cuối cùng, họ vẫn sẽ rút ra được bài học cho chính mình, nhưng bằng cách vô cùng chua chát và đau đớn vì đã quá muộn để thay đổi mọi thứ.’’

Thất bại là một điều hiển nhiên trong kinh doanh, phải mạo hiểm, phải biết thách thức và chạy theo không ngừng với thời đại, Nokia đã ngộ nhận ra điều này quá trễ đó là vào năm 2010 khi hãng cố công xây dựng nên HĐH MeeGo, Maemo 5, đáng tiếc bản chất cuộc chơi đã thay đổi khi Samsung và Apple mới là những kẻ nắm đằng chuôi sự việc, mọi thứ đã vượt quá tầm tay của Nokia.


Nhìn vào bảng thống kê này, cơ hội cho Nokia thống trị một lần nữa là rất rất rất thấp

Theo quan điểm của người viết, rất có thể Nokia sẽ tập trung phá triển mảng thiết bị đeo tay thông minh hơn là tiếp tục phát triển mảng di động vốn là cuộc chơi riêng giữa Samsung và Apple nhiều hơn là các hãng khác.

Nếu Nokia tiếp tục dấn thân vào thị trường di động hoặc là có một sản phẩm thật đột phá, hai là hãy đảm bảo sỡ hữu mảng Marketting ấn tượng như Samsung, nếu thiếu 1 trong hai yếu tố này, thì tầm ảnh hưởng của Nokia cũng sẽ chẳng thay đổi là bao so với thời điểm họ lạc vào tam giác quỷ Bermuda do chính họ thúc đẩy tạo ra.


Người viết không có ý nói là Nokia không còn sức nặng với người tiêu dùng, thậm chí tình cảm mà người tiêu dùng toàn cầu dành nhà sản xuất Phần Lan là rất lớn, nhưng đây là thời đại Internet Hoá và số hoá, người tiêu dùng buộc phải lựa chọn giữa tình cảm và công nghệ mới của thời đại và đây chắc chắn là cuộc chiến tâm lý không cân sức khi cán cân chắc chắn sẽ nghiêng hẳn về bên công nghệ của thời đại.

Tuy nhiên thiết bị đeo tay thông minh là một hướng đi không hề tồi cho Nokia, nhất là khi thị trường này chưa quá đông đúc và cơ hội để Nokia sản xuất một thiết bị thật độc đáo, thật ấn tượng là còn ngay trước mắt.

Và thậm chí nếu tiếp tục … thất bại cái tên Nokia vẫn sẽ tiếp tục tồn tại vẫn tiếp tục sống nhưng họ không còn là chính mình của ngày xưa nữa (Nokia hiện tại vẫn đang là nhà cung cấp thiết bị đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Ericssion).

Người viết: Lolicon Sến Sẻ | Bài viết có tham khảo từ: CNT, BBC, IDC, TomiAhonen Consulting, Genk, VNReview, ….

Nhận xét

Bài đăng phổ biến